Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ
Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc…
Chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, rồi đổ ra biển Đông, sông Tiền là một trong hai nhánh sông chính đã bồi đắp nên vùng đồng bằng Sông Cửu Long trù phú của mảnh đất hình chữ S.
Theo đo đạc, sông Tiền có tổng chiều dài hơn 234 km. Tại nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, dòng sông này được tách làm ba nhánh lớn: sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông và sông Mỹ Tho.
Trong nhiều thế kỷ qua, cuộc sống của hàng triệu gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long đã gắn liền với sông Tiền. Đây chính là nguồn nước đã góp phần vun đắp cho lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất Nam Bộ.
Được bồi đắp bởi lượng phù sa dồi dào, dải đất hai bên bờ sông cùng các cồn nổi trên sông có đất đai màu mỡ, tạo nên những vựa trái cây trù phú với đủ các loại cây đặc sản của phương Nam như măng cụt, xầu riêng, xoài, chôm chôm…
Video đang HOT
Dòng sông cũng cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho những ruộng lúa thẳng cánh cò bay, là tuyến đường giao thương trọng yếu, hay không gian lao động – sản xuất của hàng vạn hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Đời sống gắn với sông nước ở nơi đây đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, được thể hiện cô đọng qua chợ nổi Cài Bè, một trong các khu chợ nổi có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Chợ họp ở đoạn sông nơi giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Trong tâm thức người Nam Bộ, sông Tiền cũng gắn với cảnh đẹp khiến lòng người xao xuyến, được khắc ghi vào những câu ca dao như “Chiều chiều ra ngắm Tiền Giang / Sông bao nhiêu nước, em thương chàng bấy nhiêu”; “Tiền Giang cảnh trí mĩ miều/ Ta thương ta nhớ ta liều ta đi”.
Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam.
Trên khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút, vào đêm 19 rạng 20/1/1785, chỉ trong nửa ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã dùng chiến thuật phục kích để đánh tan lực lượng quân Xiêm đông gấp đôi, bảo vệ được chủ quyền của người Việt tại vùng Nam Bộ.
Như một sự tôn vinh dòng sông huyền thoại, một tỉnh mà sông Tiền chảy qua đã mang tên của dòng sông này, đó là tỉnh Tiền Giang.
Cùng sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, điện mạo của sống Tiền cũng có những sự đổi thay theo thời gian. Các đô thị bên sông ngày càng trở nên sầm uất, và nhiều cây cầu bắc qua sông đã được xây dựng, giúp việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, sông Tiền cũng tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với đời sống miệt vườn sông nước, đem lại trải nghiệm khó quên cho du khách đến từ phương xa.
Du lịch miền Tây: Khám phá lễ hội bánh dân gian Nam bộ độc đáo
Với vô vàn các loại bánh đa dạng, du khách du lịch Miền Tây sẽ tha hồ thưởng thức những loại bánh thơm ngon này.
Chắc hẳn du khách sẽ phải căng bụng và mê mẩn với lễ hội bánh dân gian Nam bộ này.
Tại miền tây sông nước hàng năm có một lễ hội rất độc đáo, nơi mà du khách có thể vừa tìm hiểu được về văn hóa con người tại Miền Tây, vừa được nghe những câu chuyện của người xưa về thời mở cõi nơi này. Và ngoài ra một phần đặc biệt được rất nhiều du khách du lịch Miền Tây đến lễ hội này không thể bỏ qua. Đó chính là thưởng thức rất nhiều các loại bánh dân gian của các tỉnh miền tây. Chắc chắn bạn sẽ phải mê mẩn các loại bánh thơm ngon được chế biến rất kỳ công của người dân miền tây.
Du lịch miền Tây: Khám phá lễ hội bánh dân gian Nam bộ độc đáo
Đôi nét về lễ hội bánh dân gian Nam bộ
Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ là sự kiện thường niên cấp quốc gia thường được tổ chức tại TP. Cần Thơ. Đến lễ hội, du khách sẽ có dịp trải nghiệm cho mình nhiều hương vị hấp dẫn trong văn hóa ẩm thực đa dạng của Nam Bộ, đặc biệt nhất là các loại bánh dân gian nổi tiếng của các tỉnh Nam bộ. Đến đây du khách đi tour Miền Tây có thể tìm về ký ức tuổi thơ, sống trong không gian hoài niệm một thời của cha ông mở cõi, tìm hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ thường sẽ có quy mô khoảng 400 gian hàng các loại bao gồm: 200 gian hàng bánh dân gian nam bộ, 100 gian hàng đặc sản của vùng miền, đặc sản các nước, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ còn lại là các gian hàng ẩm thực và các gian hàng quảng bá thương hiệu.
Mục đích của lễ hội bánh dân gian Nam bộ
Lễ hội bánh dân gian Nam bộ nhằm khuyến khích các nỗ lực sáng tạo của nghệ nhân làm bánh dân gian thuộc khu vực Nam bộ, với mục đích tạo điều kiện mở rộng thị trường, hỗ trợ nghệ nhân tiếp cận liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; thu hút các du khách tour du lịch Miền Tây trong nước lẫn nước ngoài đến với lễ hội, tạo điều kiện cho du khách thêm nhiều cơ hội trải nghiệm văn hóa ẩm thực các vùng, miền.
Đồng thời góp phần giữ gìn nét ẩm thực độc đáo; thúc đẩy các nghệ nhân nâng cao kỹ thuật chế biến, sản xuất bánh dân gian thành đặc sản Nam Bộ nổi tiếng khắp nơi; từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia và công nhận văn hóa bánh dân gian Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mục đích của lễ hội bánh dân gian Nam bộ
Các loại bánh Nam bộ độc đáo
Các loại bánh dân gian là loại bánh xuất xứ chủ yếu từ cộng đồng, có tính truyền thống và gần gũi với người dân Nam bộ. Trong quá trình phát triển, có thể sẽ được biến tấu đa dạng, làm mới song phải phù hợp với khẩu vị cũng như văn hóa ẩm thực của nhân dân.
Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là những thực phẩm, ngũ cốc, rau, củ, quả, bột gạo... luôn đảm bảo về chất lượng có nguồn gốc rõ ràng và an toàn vệ sinh thực phẩm, với phương châm tiết kiệm và vận dụng sự sáng tạo trong sử dụng nguyên liệu.
Các loại bánh dân gian trong lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được chế biến với hình thức đẹp, thể hiện được nét đặc trưng của địa phương, vùng, miền như các loại bánh Nam bộ nổi tiếng như: bánh bò, bánh ích, xôi vị, bánh xèo, bánh khọt,... Ngoài ra, tại lễ hội còn giới thiệu một số loại bánh nổi tiếng khác từ các nước trên thế giới cũng như các sản phẩm phụ trợ đa dạng khác có mặt tại lễ hội bánh dân gian Nam bộ.
Các hoạt động thú vị trong lễ hội bánh dân gian Nam bộ
Nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức tại sự kiện như: Lễ dâng bánh đặc sắc tại Đình Thần Tân An; lễ khai mạc cũng được truyền hình trực tiếp với nội dung chính là nghi thức lễ và chương trình nghệ thuật minh họa về những nét đặc trưng, độc đáo của các loại bánh dân gian Nam bộ được chế biến ngay trong không gian văn hóa ẩm thực truyền thống dân tộc, Hội thi bánh dân gian Nam bộ (mở rộng) cũng được tổ chức trọng dịp lễ hội này, với sự tham gia của các nghệ nhân nổi tiếng, các doanh nghiệp làm bánh dân gian trong cả nước tụ họp tại đây; chương trình biểu diễn làm bánh và cách giới thiệu cách chế biến làm ra các loại bánh dân gian có tính đặc trưng vùng miền, tổ chức các gian hàng ẩm thực dân gian đa dạng mạng đậm nét Nam bộ.
Với những trải nghiệm cũng như rất nhiều các hoạt động thú vị tại lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ cho du khách có cái nhìn chân thực nhất về các nét đặc trưng của ẩm thực Nam bộ. Với vô vàn các loại bánh đa dạng, du khách du lịch Miền Tây sẽ tha hồ thưởng thức những loại bánh thơm ngon này. Bên cạnh đó là rất nhiều các món ẩm thực miền Tây khác cho du khách thưởng thức, chắc hẳn du khách sẽ phải căng bụng và mê mẩn với lễ hội bánh dân gian Nam bộ này.
Top 3 khu du lịch sinh thái Bến Tre nhất định phải ghé nếu tới khám phá xứ sở miền Tây Ghé thăm xứ Dừa trong vẻ đẹp làng quê yên bình với sông nước mênh mông, hoa trái thơm ngọt chắc chắn sẽ là những trải nghiệm thú vị và gần gũi nhất. Cùng khám phá top những khu du lịch sinh thái Bến Tre nhất định phải ghé tới một lần dưới đây nhé. Khu du lịch sinh thái Cồn Phụng Nhắc...