Khám phá đối trọng của tàu đổ bộ Mistral
Hiện hải quân Anh chỉ còn 1 tàu đổ bộ tấn công hạng trung thuộc lớp “Ocean” và 2 tàu thuộc lớp “Albion” có lượng giãn nước trên 2 vạn tấn. Đầu tháng này họ vừa triển khai cải tạo, nâng cấp chiếc HMS “Ocean” L12 lên một tiêu chuẩn hiện đại hơn, có thể sánh ngang tàu đổ bộ hiện đại nhất của Pháp và Nga là Mistral.
Tàu đổ bộ tấn công lớp Ocean của Anh được chế tạo trên cơ sở tàu sân bay hạng nhẹ lớp “Vô địch” (Invincible Class), kết cấu tầng thượng được cải tạo lại, boong chở máy bay cũng được gia cường để chịu được tải trọng của loại máy bay vận tải siêu nặng “Chinook” và được thiết kế theo kiểu 6 điểm cất, hạ cánh và 6 bãi đậu máy bay.
Nhiệm vụ của nó chủ yếu là tác chiến đổ bộ và chi viện hậu cần, lực lượng máy bay trực thăng của nó có 2 chức năng chính là vận chuyển lực lượng lên bờ và tấn công yểm trợ đổ bộ. Thông thường nó có thể mang theo 1 trung đội máy bay trực thăng HC-4 “Sea King”, 1 tiểu đoàn đột kích hải quân đánh bộ và toàn bộ trang bị tác chiến, bao gồm cả xe chiến đấu bộ binh, vũ khí và đạn dược các loại. Trong tình huống khẩn cấp nó có thể triển khai thêm các giường dã chiến và chở theo 800 lính hải quân đánh bộ.
Trực thăng da dụng Westland Lynx AH-7
Hiện nay, hải quân Anh chỉ có 1 chiếc tàu thuộc lớp này là HMS Ocean L12, con tàu này được triển khai đóng vào năm 1995, chính thức đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân năm 1998. Tàu có chiều dài 203m, rộng 36,1m, mớn nước 6,6m, lượng giãn nước (đầy tải) là 21.760 tấn, kích thước boong chở máy bay là 170×32,6m.
HMS Ocean L12 sử dụng 2 động cơ Diezen Crossley Pielstick 16 PC2.6 V400 giúp tàu có thể đạt vận tốc 18 hải lý/h, hành trình tối đa 8000 hải lý (với vận tốc thông thường là 15 hải lý/h). Biên chế chuẩn của tàu bao gồm 283 người cùng với 180 nhân viên bảo đảm không quân và 480 lính hải quân đánh bộ.
Với chức năng chính là vận tải đổ bộ nên HMS Ocean L12 được trang bị vũ khí rất đơn giản với 3 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx Mk15 CIWS 20mm của hãng Raytheon, 3 bệ pháo hạm 20mm Oerlikon GAM-B01 cỡ nòng 90. Loại tàu này có khả năng chuyên chở 4 chiếc tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCVP, 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 6 khẩu pháo hạng nặng, 40 xe chiến đấu bộ binh và 34 xe kéo cùng với 1 tiểu đoàn đột kích hải quân đánh bộ và toàn bộ trang bị tác chiến.
Video đang HOT
Ngoại hình của HMS Ocean L12 cũng khá giống với Mistral của Pháp
Về chuyên chở máy bay, thông thường nó có thể mang theo 18 máy bay trực thăng, bao gồm 12 chiếc trực thăng đa dụng Sea King HC-4 (hoặc 12 chiếc máy bay trực thăng vận tải EH-101 Merlin) và 6 chiếc trực thăng da dụng Westland Lynx AH-7 hoặc có thể thay thế bằng các loại trực thăng vũ trang Gazelle AH-1 hay Apache WAH-64D, đồng thời còn có thể đảm nhận nhiệm vụ sửa chữa và tiếp liệu cho 1 số máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. HMS Ocean L12 cũng có khả năng chở theo các máy bay phản lực chiến đấu Sea Harrier nhưng không đủ khả năng bảo đảm cho nó mà phải có tàu chi viện hậu cần đi kèm. Khi có yêu cầu hỗ trợ tác chiến đặc biệt tàu có thể giảm số lượng người, tàu đổ bộ và xe chiến đấu để tăng số máy bay trực thăng lên gấp đôi.
Về các thiết bị điện tử, tàu được trang bị 1 hệ thống radar giám sát không/biển Siemens-Plessey Type 996.1; 2 hệ thống radar dẫn đường Kelvin Hughes Type 1007 (1 bộ dùng để dẫn đường cho máy bay); 1 hệ thống cung cấp dữ liệu tác chiến tự động hóa cho vũ khí Ferranti ADAWS 2000 Mod 1; hệ thống thông tin vệ tinh Matra Marconi SCOT 1D SATCOM; hệ thống nghe trộm Racal-Thorn EMI UAT; hệ thống gây nhiễu Racal-Thorn Type 675.2; hệ thống mồi nhử Outfit DLJ 2; 8 cụm phóng (mỗi cụm 6 ống phóng) tên lửa gây nhiễu 130mm và 102mm Sea Gnat, hệ thống phóng mục tiêu giả DLH…
Máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier
Đầu tháng này, hải quân hoàng gia Anh vừa ký hợp đồng trị giá 105 triệu USD với công ty Babcock – Scotland để cải tiến và nâng cấp các hệ thống radar, hệ thống pháo hạm, hệ thống chỉ huy và các phòng sinh hoạt cho thủy thủ đoàn và hải quân đánh bộ khoảng 1100 người. Sau cải tạo, tàu sẽ được nâng cấp lên một chuẩn mới hiện đại hơn, có thể sánh ngang tàu đổ bộ hiện đại nhất của Pháp và Nga là Mistral.
Theo ANTD
Sự thực gây sốc về nhà thổ thời chiến của quân Đức
Quân Đức lập ra những nhà thổ vừa nhằm duy trì nhuệ khí chiến đấu của binh lính, vừa để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Ảnh minh hoạ.
Một bài viết đăng trên tờ Pravda của Nga tiết lộ, vốn nổi tiếng với chế độ cung ứng hậu cần chặt chẽ và theo trình tự nghiêm ngặt, quân Đức thời chiến đã tin rằng, việc xây dựng một hệ thống các nhà chứa hoàn chỉnh trên chiến trường sẽ giúp duy trì, nâng cao nhuệ khí xung trận của binh sĩ.
Trong Thế chiến I, quân đội Đức đã tiến hành xây dựng một lượng lớn các nhà thổ di động tại chiến trường. Sau khi chiến tranh nổ ra, hệ thống này ngày càng hoàn thiện và là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống hậu cần của Đức.
Trong Thế chiến II, tại mỗi vùng đất chiếm được, quân Đức đều "cho ra lò" những nhà thổ kỳ lạ như vậy. Mỗi "lầu xanh" có từ 5 - 20 gái điếm hoạt động. Công việc của họ là tiếp đón đám sĩ quan và binh lính Đức, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của những vị khách đặc biệt này. Theo quy định của quân đội, một gái mại dâm thời đó phải phục vụ 600 quân nhân mỗi tuần mới được hưởng lương đầy đủ.
Các bài viết, hình ảnh tư liệu cũng cho biết, nhà thổ trên chiến trường của Đức chia làm ba hạng. Theo quy định, hạng cao cấp nhất chỉ phục vụ cho các sĩ quan quân đội. Trung bình, 50 sĩ quan có một gái điếm phục vụ. Hạng hai phục vụ các hạ sĩ quan, cứ 75 hạ sĩ quan sẽ có một kỹ nữ "chiều chuộng". Hạng ba dành cho những quân nhân bình thường, cứ 100 binh sĩ được cấp một gái điếm. Trên thực tế, nếu binh sĩ né tránh việc giải khuây trong nhà thổ, họ có thể sẽ bị trừng phạt theo quy định. Một quân nhân bình thường khi ấy có 6 cơ hội lui tới nhà thổ vào mỗi tháng.
Về sau, khi quân Đức chiếm được nhiều vùng hơn, chính quyền Đức quốc xã đã không thể tìm đủ số gái mại dâm Đức có "tinh thần yêu nước" để bổ sung, tăng cường cho những kỹ viện. Do đó, quân Đức đã bù khuyết bằng cách sử dụng một lượng lớn phụ nữ là người địa phương tại vùng chiếm đóng và bắt đầu cưỡng ép phụ nữ nước khác mua vui cho mình.
Mục đích của việc lập ra những nhà thổ này là nhằm duy trì nhuệ khí chiến đấu của quân nhân mặt khác, cũng là nhằm ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục trong quân đội. Các chỉ huy cho rằng, tại những "lầu xanh" này, nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa một cách chính đáng, có thể ngăn chặn được sự lây lan của những chứng bệnh nguy hiểm về tình dục.
Ảnh minh họa.
Đó cũng là "thượng sách" so với việc để cho binh sĩ quan hệ bừa bãi với phụ nữ tại vùng chiếm đóng. Với quân Đức, lây nhiễm các bệnh tình dục là một trong những vấn đề gây nhiều phiền toái, ví dụ như số binh sĩ bị mất sức chiến đấu do lây nhiễm bệnh tình dục tại Hungary thậm chí ngang ngửa con số thương vong trong một tháng của quân đội Đức trên khắp các chiến trường.
Khi đó, quân Đức đã rất quan tâm tới các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh tình dục. Tại mỗi bệnh viện vùng chiến đều có quan chức quân y đứng ra quản lý. Sự thận trọng, chặt chẽ của quân Đức được thể hiện cả ở việc vận hành các nhà thổ vùng chiến. Những "lầu xanh" lạ lùng này được vận hành theo một trình tự hết sức phức tạp. Trước khi nhận được thẻ ghi số đăng ký vào nhà thổ, các binh sĩ phải trải qua công đoạn kiểm tra y tế rất nghiêm ngặt. Sau đó, mỗi người sẽ được phát ba chiếc bao caosu và một lọ chứa bột sát trùng, tẩy uế.
Tiếp nữa, binh sĩ phải tắm rửa sạch sẽ và dùng bột này rắc lên bộ phận sinh dục của mình. Trải qua các bước trên, đám binh sĩ phải trình thẻ và lọ bột đã dùng hết cho sĩ quan quản lý nhà thổ, được sự cho phép rồi mới vào trong tiêu khiển. Xong xuôi, cả binh lính lẫn gái điếm đều phải ký tên vào tấm thẻ này, ghi rõ ngày giờ để tiện cho việc quản lý, tra cứu sau này.
Các biện pháp phòng tránh cầu kỳ như trên đã phát huy tác dụng nhất định của nó. Nhưng theo các văn bản đã được giải mật, trong Thế chiến II, điệp viên của Anh đã ngầm thâm nhập vào các nhà thổ tại vùng chiến của quân Đức, cung cấp cho kỹ viện những bao caosu đã "nhiễm bẩn", mang mầm bệnh, khiến nhiều binh sĩ Đức "rước họa" vào thân.
Theo laodong
Không quân Mỹ nâng cấp toàn bộ máy bay ném bom B-1 Trong vòng 8 năm tới, 61 chiếc máy bay chiến đấu B-1 của không quân Mỹ sẽ được lắp đặt thêm hệ thống chiến đấu tổng hợp mới. Các quan chức lãnh đạo Trung tâm hậu cần không quân Mỹ đóng tại thành phố Oklahoma tuyên bố, kế hoạch nâng cấp tiên tiến trên quy mô lớn toàn bộ máy bay ném bom...