Khám phá đỉnh Hòn Bà huyền bí và kỳ vĩ giữa tỉnh Khánh Hòa
Đỉnh Hòn Bà có khí hậu mát mẻ quanh năm và mang vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh, là điểm đến hấp dẫn cho những ai thích mạo hiểm và khám phá.
Đỉnh Hòn Bà nằm trên địa phận hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 50km về phía tây nam, độ cao 1.578m so với mực nước biển.
Với khí hậu ôn hòa quanh năm, đây được gọi là “Đà Lạt của thành phố biển”. Con đường lên đỉnh dốc và uốn lượn, với sương mù phủ kín, tạo nên cảm giác hùng vĩ của thiên nhiên.
Đỉnh Hòn Bà có khí hậu mát mẻ quanh năm và mang vẻ đẹp hoang sơ của rừng nguyên sinh.
Đỉnh Hòn Bà còn được biết đến với tên gọi “Hòn Bà Yersin”, mang trong mình dấu ấn lịch sử từ nhiều năm trước. Vào năm 1915, bác sĩ Alexandre Yersin, một nhà thám hiểm người Pháp, đã sinh sống và nghiên cứu tại đây, trồng cây thuốc quý. Ngôi nhà cổ của ông vẫn còn nguyên trên đỉnh núi.
Núi Hòn Bà thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú của thiên nhiên. Khu bảo tồn tại đây có khoảng 592 loài thực vật bậc cao như pơ-mu, trắc dây, gỗ đỏ, mun… và 255 loài động vật, trong đó có 59 loài quý hiếm như voọc chà vá chân đen, vượn bạc má… Đây là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động dã ngoại và khám phá thiên nhiên.
Thời tiết trên đỉnh núi
Thời tiết và khí hậu ở Hòn Bà có độ ẩm cao, thường xuyên có mưa. Điều này tạo điều kiện cho hệ thực vật ở đây phát triển rất phong phú. Bạn có thể đến Hòn Bà bất cứ lúc nào trong năm. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên tránh mùa mưa và bão, nên kiểm tra thời tiết trước khi đi.
Mùa mưa ở Nha Trang thường từ tháng 10 đến tháng 11. Đường đi ở đây dễ trơn trượt vào thời điểm này, vì vậy hãy lái xe cẩn thận.
Hướng dẫn di chuyển
Tổng thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố Nha Trang đến Hòn Bà là khoảng 2 tiếng. Chuyến đi sẽ có phần khó khăn nhưng sẽ để lại nhiều ấn tượng đáng nhớ trong bạn.
Từ thành phố Nha Trang đến Suối Dầu: Bạn có thể chọn đi ô tô hoặc xe máy từ trung tâm thành phố Nha Trang, đi theo Quốc lộ 1A về phía Nam khoảng 20km đến khu vực Suối Dầu.
Từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà: Từ giao lộ Suối Dầu, bạn rẽ vào đường dẫn lên đỉnh Hòn Bà. Con đường này dài khoảng 37km, đi qua những cung đường dốc và quanh co. Đây là lúc bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và lái xe cẩn thận để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh việc sử dụng phương tiện cá nhân, bạn có thể lựa chọn dịch vụ xe bus để tham quan đỉnh Hòn Bà.
Đây là điểm đến hấp dẫn cho những ai thích mạo hiểm và khám phá.
Khám phá Hòn Bà với những điểm thú vị
Khu du lịch Suối Nguồn
Video đang HOT
Khu du lịch Suối Nguồn nằm tại vùng đầu nguồn của suối Đá Yang, trên đường lên Hòn Bà. Cách đỉnh Hòn Bà khoảng 19km.
Điểm nhấn của khu du lịch là thác nước lớn với những tảng đá lớn nhô lên. Dòng nước trong lành, mát mẻ chảy qua. Đây là nơi tuyệt vời để tắm suối. Thác Suối Nguồn mang cảnh quan hoang sơ, yên tĩnh và mát mẻ.
Du khách có thể dừng lại để cắm trại và tổ chức các hoạt động ăn uống. Tuy nhiên, do suối gần nguồn nên dòng nước chảy rất mạnh. Để đảm bảo an toàn, khách du lịch nên tắm gần bờ và đi cùng người biết bơi.
Đỉnh Hòn Bà còn được biết đến với tên gọi “Hòn Bà Yersin”, mang trong mình dấu ấn lịch sử từ nhiều năm trước.
Nhà của bác sĩ Alexandre Yersin
Điểm đáng chú ý trong chuyến khám phá Hòn Bà chính là ngôi nhà của bác sĩ Yersin. Ông đã sinh sống và xây dựng một trạm nghiên cứu để trồng các loại cây thuốc quý để điều trị bệnh sốt rét.
Đây là một ngôi nhà gỗ lớn, nơi ông làm việc và chăm sóc vườn thuốc xung quanh. Ngôi nhà hai tầng này có diện tích là 11,4m x 8,7m (được phục chế vào năm 2004), bao gồm nhiều dấu tích như chuồng nuôi ngựa, cây trà cổ thụ…
Hồ Suối Dầu
Hồ Suối Dầu nằm ngay dưới chân núi Hòn Bà, thuộc huyện Diên Khánh. Đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi khám phá khu du lịch này. Thực tế, hồ Suối Dầu được tạo thành nhằm hỗ trợ việc tưới tiêu cho cộng đồng.
Con đường từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà chứa đựng những khúc cua thử thách các tay lái yêu thích mạo hiểm. Bạn có thể dừng lại, nhìn xa và chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng Diên Khánh, Cam Lâm.
Con đường lên đỉnh Hòn Bà rất hẹp và đầy chông gai.
Những lưu ý khi đến Hòn Bà
Do phải di chuyển một đoạn đường khá dài, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như bơm xe, áo mưa, đèn pin, xăng… cho chuyến đi.
Gần khu vực nhà gỗ của bác sĩ Yersin có các nhà nghỉ nhỏ, nhưng nếu bạn muốn cắm trại ngoài trời, hãy xem xét mang thêm lều, túi ngủ và kem chống muỗi.
Nên mang theo một số thực phẩm như bánh mì, trái cây… Trên đỉnh núi có nhà ăn phục vụ cơm, mì, rau luộc…
Thời tiết ở đây có thể thay đổi nhanh chóng, thường lạnh hơn so với vùng đồng bằng, đặc biệt là vào buổi tối và sáng sớm. Hãy chuẩn bị áo ấm và áo mưa.
Thành cổ Diên Khánh di tích cổ xưa hơn 230 năm ở Khánh Hòa
Thành cổ Diên Khánh là di tích rất nổi bật của tỉnh Khánh Hòa, đây cũng là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc dưới thời nhà Nguyễn.
Thành cổ Diên Khánh nằm ở thị trấn Diên Khánh, thuộc huyện Diên Khánh của tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố Nha Trang 10km theo hướng Tây. Đây là nơi đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và từng có vị trí chiến lược đặc biệt ở khu vực Nam Trung Bộ.
Thành cổ Diên Khánh là điểm dừng chân hấp dẫn với tuổi đời hơn 230 năm.
Từ trung tâm thành phố Nha Trang, muốn đến thành cổ Diên Khánh, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô. Vì khoảng cách chỉ từ 10km nên thời gian di chuyển khoảng từ 20 phút.
Theo đó, từ thành phố Nha Trang, du khách di chuyển theo tuyến đường 23/10 hoặc đường Võ Nguyên Giáp về thị trấn Diên Khánh. Sau đó rẽ vào đường Lý Tự Trọng và di chuyển thêm khoảng 5 km nữa là bạn sẽ đến được cổng thành cổ.
Lịch sử của thành cổ Diên Khánh
Thành cổ Diên Khánh được xây dựng từ năm 1793, dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi vua Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn bắt đầu suy yếu và dưới tình thế đó Nguyễn Ánh và Võ tướng Nguyễn Văn Trương đã đem quân tiến đánh đến Diên Khánh.
Nhận thấy rằng đây chính là một trong những địa bàn có vị trí quan trọng chiến lược, Nguyễn Ánh đã quyết định xây dựng khu vực Diên Khánh trở thành một cứ điểm, một vành đai phòng ngự kiên cố.
Thành cổ Diên Khánh dưới thời chiến.
Việc xây dựng thành Cổ Diên Khánh đã được giao cho hoàng tử Cảnh trực tiếp trông coi. Để xây dựng lên thành cổ này, Nguyễn Ánh đã sử dụng hơn 3.000 quân Bình Thuận và 100 dân Thuận Thành xây dựng, đắp thành trong thời gian một tháng mới hoàn thành.
Trong lịch sử, nơi đây từng là một trung tâm chính trị hành chính rất quan trọng của dinh Bình Khang - tức huyện Diên Khánh ngày nay, đồng thời cũng là một di sản văn hóa lịch sử có nhiều giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, quân sự.
Trải qua lịch sử hơn 230 năm, hiện tại thành cổ Diên Khánh vẫn luôn là một điểm đến hấp dẫn, là chứng nhân cho biết bao nhiêu những thăng trầm, biến động của lịch sử xã hội thời phong kiến, cũng như hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp.
Năm 1988, ghi nhận được những giá trị lịch sử, văn hóa của thành cổ Diên Khánh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận nơi đây trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.
Năm 2010, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Khánh Hòa tiến hành tu bổ thành cổ Diên Khánh, nhằm tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng của di tích. Đến năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa bắt đầu di dời các cơ quan hành chính quân sự ra khỏi khu vực nội thành Diên Khánh để biến nơi đây trở thành một khu phố đi bộ, phục hồi công trình mang dấu tích lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá của du khách khi dừng chân tại Diên Khánh.
Thiết kế thành cổ
So với các công trình kiến trúc di tích lịch sử cổ khác, thành cổ Diên Khánh mang nét kiến trúc vô cùng đặc biệt. Nơi đây không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là một quần thể kiến trúc rất độc đáo được xây dựng theo kiểu Vauban. Vauban vốn được biết đến là một mô hình thành quân sự rất nổi bật ở các nước Tây Âu trong thế kỷ 17 và 18.
Thành cổ Diên Khánh mang nét kiến trúc vô cùng đặc biệt.
Phía trên cổng thành xây lầu tứ giác với mỗi cạnh 3,3m, có bốn cửa ở bốn hướng. Trên cùng là tầng lầu nhỏ có mái uốn cong lợp ngói âm dương. Hai mặt cổng thành được xây lan can cao 0,85 m. Nối liền với bốn cổng là hệ thống tường thành đắp bằng đất cao chừng 3m. Mặt ngoài tường thành có độ dốc lớn, mặt trong thoải hơn và có bậc cấp dẫn lên ở một số đoạn.
Trên tường thành xưa được trồng tre gai ken dày và các loại cây có gai khác. Bên ngoài thành là hào nước sâu khoảng 3-4m, có đoạn sâu tới 5m. Bề rộng mặt hào không đều nhau, tại các góc thành thường hẹp hơn và rộng nhất là trước các cổng thành.
Thành cổ Diên Khánh còn là cơ quan hành chính của phủ Diên Khánh thời Nguyễn. Trong thành thời đó có cột cờ, hoàng cung, dinh Tuần vũ, dinh Án sát, dinh Lãnh binh, dinh quan Tham tri, nhà kho và nhà lao...
Thành cổ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Du khách khi dừng chân tại thành cổ Diên Khánh sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc quân sự vô cùng độc đáo, hòa mình vào không gian cổ kính đầy tính lịch sử để cảm nhận sức mạnh của thời đại qua mỗi đường nét không gian.
Từ trên tường thành, du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ và cảm nhận được một phần nào quá khứ đầy huyền bí, ấn tượng của vùng đất Diên Khánh xưa.
Gợi ý một số điểm du lịch gần thành Cổ Diên Khánh
Kết hợp với ghé thăm thành cổ Diên Khánh, bạn có thể dừng chân tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Diên Khánh để khám phá và trải nghiệm.
Suối Tiên
Suối Tiên là một trong những điểm du lịch rất nổi tiếng ở Diên Khánh. Danh thắng này bắt nguồn từ dãy núi Hòn Bà cao 1.000m, chạy về phía Nam. Nước ở con suối này trong vắt, khí hậu mát mẻ quanh năm nên từ lâu đã trở thành điểm dừng chân hấp dẫn với du khách.
Khung cảnh ở Suối Tiên rất hoang sơ với những tảng đá khổng lồ nằm chồng lên nhau. Du khách đến đây có thể thỏa thích check-in, tắm suối, picnic, cắm trại...
Suối Tiên.
Chùa Thiên Lộc
Là ngôi cổ tự rất lâu đời ở Khánh Hòa được nhiều du khách biết đến. Địa thế của ngôi chùa rất đẹp, phía trước là núi Chín Khúc, liền kề chính là sông Cạn. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây rất đẹp và hài hoà khiến lữ khách say lòng.
Trong chùa Thiên Lộc có miếu Ông Thạch, tượng Quan Âm, và cổ vật Bảo Chúng cùng Cây Trính. Đặc biệt nhất ở chùa có Đại Hồng Chung 10 năm tuổi rất nổi tiếng, cao 1,6m, nặng 300kg với tiếng chuông vang vọng khắp cả vùng.
Chùa Suối Đổ
Nói đến các điểm du lịch nổi tiếng ở huyện Diên Khánh thì không thể bỏ qua chùa Suối Đổ. Ngôi chùa này nằm ở ngọn núi cao 200m. Không gian của chùa Suối Đổ vô cùng ấn tượng với một vùng đất rộng lớn, xung quanh có dòng suối chảy rì rào qua khe đá, trong sân chùa có bức tượng Phật Quan Âm được chạm khắc rất tinh tế.
Du khách đến chùa không chỉ được vãng cảnh, cầu bình an mà còn được tận hưởng khung cảnh thơ mộng của dòng suối chảy róc rách, những tán cây rậm rạp và tiếng chim líu lo.
Vượt suối ngắm thảo nguyên Tà Giang (Khánh Sơn, Khánh Hòa) Những dãy núi như sống lưng khủng long hùng vĩ cùng dòng suối trong vắt, xanh ngắt tại thảo nguyên Tà Giang rộng lớn luôn thu hút những người mê du lịch khám phá. Ẩn sâu trong thung lũng xa xôi ấy là một vùng đất lặng lẽ nhưng hoang sơ, gai góc mà mềm mại. Thảo nguyên Tà Giang thuộc địa phận...