Khám phá địa đạo Vịnh Mốc, kỳ tích ‘không thể tin’ dưới lòng đất
Trong số hàng chục nghìn mét địa đạo trải dài khắp Vĩnh Linh, Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa.
Vịnh Mốc cũng chính là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Nằm cách thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) khoảng 6km, địa đạo Vịnh Mốc được coi là một huyền thoại bất tử, nơi đã chở che, nuôi nấng và ươm những hạt mầm hy vọng cho vùng lũy thép, lũy hoa.
Nằm trên địa phận thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, địa đạo đã được quân và dân huyện Vĩnh Linh xây dựng vào những năm 1965-1967 trên một quả đồi đất đỏ bazan nhìn ra biển. Toàn bộ khu vực xây dựng có diện tích khoảng 7ha.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất Vĩnh Linh chịu đựng một khối lượng bom, đạn khổng lồ. Giai đoạn 1965-1972, kẻ thù trút xuống nơi đây hơn nửa triệu tấn bom, đạn, tính bình quân, mỗi người dân Vĩnh Linh phải chịu đựng 7 tấn bom, đạn các loại. (Ảnh: Tư liệu)
Năm 1965, trước sự đánh phá tàn khốc của không quân, pháo binh Mỹ, làng Vịnh Mốc bị phá hủy hoàn toàn. Với ý chí “một tấc không đi, một ly không rời”, quân và dân Vĩnh Linh đã âm thầm chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất.
Địa đạo Vịnh Mốc là sự kết hợp hệ thống địa đạo nhân dân thôn Vịnh Mốc, thôn Sơn Hạ và Địa đạo đồn Công an vũ trang 140 thông nhau thành hệ thống liên hoàn khép kín.
Đây là một trong 114 địa đạo lớn, nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh với tổng chiều dài gần 42km. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng thông nhau, tầng 1 có độ sâu cách mặt đất 12m, nơi đóng trụ sở chính quyền và đơn vị quân sự. Tầng 2 cách mặt đất 15m là nơi sinh sống của dân làng.
Dọc hai bên đường hầm được khoét sâu vào trong vách, tạo ra các ngách nhỏ (sâu 1,8m, rộng 0,8m) là nơi để cho hộ gia đình 3-4 người sinh hoạt hoặc được bố trí làm các phòng hộ sinh.
Một “căn hộ” được khoét sâu vào hàng lang tại địa đạo Vịnh Mốc. Đây cũng từng là nơi che chở cho nhiều hộ gia đình trong những năm mưa bom, bão đạn.
Ở tầng dưới cùng, quân và dân Vĩnh Linh cũng đào thành hầm tránh bom khoan. Nhờ chiếc hầm kiên cố này, trong suốt thời gian tồn tại trong lòng địa đạo, người dân Vịnh Mốc không một ai bị thương…
Video đang HOT
Ngoài ra, trong đường hầm còn có hội trường với sức chứa 50-60 người và một số công trình như: giếng nước, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, có hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim. Hiện tại, khu vực hội trường xưa kia đã được sử dụng để trưng bày các bức ảnh về quá trình sống, chiến đấu của nhân dân Vịnh Mốc dưới hầm sâu.
Một vài hình ảnh được trưng bày trong địa đạo hôm nay…
Bảng tin tại khu vực phòng hội họp của địa đạo.
Hệ thống cầu thang di chuyển giữa các tầng trong lòng địa đạo Vịnh Mốc.
Giếng thông hơi vừa có tác dụng lưu không không khí, vừa là đường vận chuyển đất đá ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, hệ thống cửa hầm thông lên mặt đất cũng được bố trí để giúp nhân dân có thể ra vào hằng ngày.
Toàn bộ địa đạo Vịnh Mốc có chiều dài đường hầm 1.701m, gồm 13 cửa ra vào (7 cửa mở ra phía biển, 6 cửa thông lên đồi).
Trong ảnh là cửa vào số 4 nhìn thẳng ra bờ biển. Từ đây, địa đạo sẽ chạy sâu vào trong lòng đất liền.
Bên cạnh hệ thống “làng trong lòng đất”, địa đạo Vịnh Mốc còn được bố trí nhiều giao thông hào chung quanh để phục vụ chiến đấu và sản xuất.
Ngoài hệ thống đường hầm, giao thông hào, địa đạo cũng được bố trí thêm ụ pháo, kè chắn sóng…
Trong khuôn viên khu di tích cũng có nhà trưng bày. Đây là nơi giúp du khách hiểu hơn về quá trình hình thành cũng như cuộc sống của nhân dân trong “làng hầm” Vịnh Mốc.
Du khách thích thú khi tham quan địa đạo Vịnh Mốc.
Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014, nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Một số kinh nghiệm khám phá địa đạo Củ Chi cho người mới đi lần đầu
Nếu lần đầu đến tham quan địa đạo Củ Chi, bạn nên tham khảo một số thông tin dưới đây để có thể lựa chọn phương tiện và lên lịch trình phù hợp nhất.
Địa đạo Củ Chi nằm ở đâu?
Khu di tích địa đạo Củ Chi nằm ở đường tỉnh lộ 15 (ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM), cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km về phía Tây Bắc.
Nơi đây gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn năm 1946 - 1948. Địa đạo Củ Chi được quân và dân xã Tân Phú Trung, xã Phước Vĩnh An cùng nhau xây dựng phục vụ quá trình ẩn nấp, cất giữ vũ khí...
Được biết, địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài 250km, với 3 tầng sâu khác nhau, trong đó tầng sâu nhất cách mặt đất tới 12m. Ban đầu, mỗi làng đều có một hầm căn cứ riêng nhưng về sau người dân đã kết nối với nhau nhằm tạo thuận lợi cho quá trình liên lạc trong giai đoạn 1961 - 1965.
Bên ngoài địa đạo Củ Chi được trang bị nhiều hố đinh, hầm chuông, bãi mìn...để đảm bảo an toàn. Phía trong địa đạo quân sự vẫn có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, vũ khí, cũng như họp bàn những kế hoạch cách mạng. Cho tới nay, căn cứ đã liên kết 6 xã phía Bắc địa đạo với nhau.
Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, Đồng thời là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Nơi này đã một địa điểm thu hút lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước, lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Địa đạo Củ Chi thu hút lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước, lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa
Di chuyển đến địa đạo Củ Chi bằng cách nào?
Có nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển đến địa đạo Củ Chi. Dưới đây là một số cách di chuyến tới địa đạo phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.
- Phương tiện cá nhân: Xe máy và ô tô tự lái là lựa chọn thuận tiện và tiết kiệm. Từ trung tâm TP.HCM, bạn đi theo hướng đến ngã tư An Sương, theo quốc lộ 22 và tới địa phận Củ Chi. Đường đi rất dễ và bạn có thể theo hướng dẫn trên Google Maps.
- Taxi: Nếu bạn từ xa đến thăm TP.HCM và muốn khám phá địa đạo Củ Chi nhưng không có phương tiện cá nhân thì có thể gọi taxi. Chi phí đi xe taxi sẽ giao động khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lượt.
- Xe bus: Đây là phương tiện tiết kiệm nhất mà bạn có thể lựa chọn, với hai trạm. Cụ thể, từ Bến Thành bạn bắt một trong hai tuyến xe bus số 13 (Bến Thành - Củ Chi) hoặc xe số 94 (Chợ Lớn - Củ Chi) để tới được bến Củ Chi.
Nếu tới địa đạo Bến Dược thì tiếp tục di chuyển bằng xe số 79 (Củ Chi - Dầu Tiếng). Trong trường hợp đến địa đạo Bến Đình, bạn chuyển sang xe bus số 122 (An Sương - Tân Quy) để đến bến Tân Quy, rồi đi xe bus số 70 (Tân Quy - Bến Súc).
- Cano, thuyền: Nếu là người thích trải nghiệm những điều mới lạ, bạn có thể chọn di chuyển đến địa đạo Củ Chi bằng thuyền, cano.
Tham quan những nơi nào khi đến địa đạo Củ Chi?
Hầm Địa Đạo Củ Chi
Tại đây, bạn sẽ được tham quan và khám phá mọi ngóc ngách của hệ thống đường hầm dài 120m gồm 2 tầng. Đặc biệt, bạn được thưởng thức món khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng mà bếp Hoàng Cầm đã làm cho người dân địa phương và các chiến sĩ ăn khi xưa.
Đường hầm Củ Chi được xây dựng bằng đất sét pha đá ong nên độ bền rất cao, hầu như không xảy ra sạt lở. Bên cạnh đó, các lỗ thông hơi được thiết kế trổ lên mặt đất và ngụy trang kín đáo.
Tuy nhiên, lối đi ở đây khá chật hẹp, có lúc phải khom lưng và di chuyển bằng đầu gối, sẽ gây cảm giác khó thở một chút. Vì thế, bạn cân nhắc sức khỏe và thể trạng của mình trước khi tham gia chui đường hầm.
Khu Tái Hiện Vùng Giải Phóng Củ Chi
Đến với nơi này, bạn sẽ được xem lại những thước phim tài liệu về năm tháng lịch sử oanh liệt của chiến sĩ và nhân dân Củ Chi trong khoảng thời gian từ năm 1961 - 1972.
Khu Tái Hiện Vùng Giải Phóng Củ Chi được chia thành 3 không gian chính. Trong đó, không gian 1 tái hiện đời sống chiến đấu, lao động, học tập cũng như sinh hoạt của người dân, cán bộ và chiến sĩ du kích Củ Chi thông qua những mô hình vô cùng sống động.
Không gian 2 tái hiện lại sự điêu tàn của làng quê với mảnh bom, vỏ đạn còn sót trên đất Củ Chi, bên cạnh đó là cuộc sống đau thương của người dân trong thời kỳ chiến tranh ác liệt.
Ở không gian 3, vùng đất Củ Chi hoang tàn và trơ trọi dưới sự tàn phá của bom đạn, khắp nơi chỉ còn xác xe tăng cùng máy bay, quân dân phải sinh sống dưới lòng đất sẽ được tái hiện lại.
Khu bắn súng Củ Chi
Khu vực này thu hút nhiều bạn trẻ cùng những người thích trải nghiệm hoạt động cảm giác mạnh. Có hai dịch vụ để bạn lựa chọnlà bắn súng thể thao quốc phòng và bắn súng đạn sơn.
Với môn bắn súng thể thao quốc phòng, bạn có thể thử khả năng bắn súng trường, học cách tháo lắp súng với sự hướng dẫn của nhân viên. Giá đạn cho từng loại súng dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng/viên.
Nếu đi theo một nhóm đông và muốn chơi tập thể, bạn nên lựa chọn bắn súng đạn sơn. Với trò chơi này, các bạn có thể thể hiện kỹ năng phối hợp với đồng đội, khả năng phán đoán và tốc độ phản ứng. Chi phí dịch vụ này là 50.000 đồng/người cho mỗi lượt kéo dài 60 phút, giá đạn là 3.000 đồng/viên.
Vườn Trái Cây Trung An
Ngoài việc tham quan các địa điểm lịch sử nổi tiếng, bạn còn có thể được tận tay hái và thưởng thức trái cây tại vườn trái cây Trung An. Đây là một trong những vườn trái cây nổi tiếng nhất ở đây.
Hòa mình vào không gian miệt vườn và thưởng thức các loại trái cây như chôm chôm, mận, mít, sầu riêng... chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong ngày cuối tuần.Ttrạm cứu hộ động vật hoang dã
Nằm cách trung tâm khu du lịch khoảng 1km, trạm cứu hộ động vật hoang dã lớn nhất khu vực phía Nam là điểm đến lý tưởng trong chuyến đi tham quan địa đạo Củ Chi của bạn.
Được biết, nơi đây có hơn 3.600 loài động vật quý hiếm. Khi tham quan nơi này, bạn không chỉ được thăm các động vật hoang dã, mà còn được nghe câu chuyện về chúng thông qua các nhân viên cứu hộ.
Cẩm nang du lịch địa đạo Củ Chi đầy đủ, chi tiết 2024 Địa đạo Củ Chi là một trong những điểm tham quan, khám phá thú vị được nhiều du khách lựa chọn dừng chân khi có dịp đến Sài Gòn. Khu di tích địa đạo Củ Chi tọa lạc tại đường tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM. Khám phá địa đạo Củ Chi sẽ giúp bạn...