Khám phá đất nước Triệu Voi – Thiên đường du lịch bị lãng quên của Đông Nam Á
Lào – đất nước láng giềng xinh đẹp và bình yên, mê hoặc du khách với những ngôi chùa tôn nghiêm, những thác nước tuyệt đẹp, những pho tượng Phật nhiều hình dáng độc đáo và nụ cười thân thiện, hiếu khách của người dân.
Còn được gọi là Vương Quốc Lạn Xạng (Lạn trong tiếng Lào là triệu, còn Xạng trong tiếng Lào là voi) có nghĩa là đất nước Triệu Voi – Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo. Nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng.
Nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo
Với dân số khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân số cao nhất thế giới. Chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau – chất keo văn hoá Phật giáo. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi và múa hát, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh và quyến rũ.
Hệ thống chùa chiền đồ sộ tại Lào
Lào là đất nước bốn mùa lễ hội. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm với thần linh và phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí. Lào có tết cổ truyền Bunpimay (có nghĩa là mừng năm mới), hay còn gọi là Tết Té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Vì đạo Phật ở Lào có từ lâu đời, phát triển mạnh trở thành quốc đạo, các nhà chiêm tinh học tính ngày tháng theo phật lịch, nên năm mới hàng năm bắt đầu vào tháng tư dương lịch. Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả các cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán của người Lào.
Chăm pa (hoa đại) là một loài hoa biểu tượng của đất nước và con người Lào. Mang đậm một bản sắc riêng biệt, hương sắc ngào ngạt của hoa chăm pa phản ánh rõ tính cách, tâm hồn của dân tộc Lào, với những con người có một vẻ đẹp giản dị, chan hoà và chất phác, thật thà. Người dân Lào thường trồng hoa chăm pa để tô điểm cho vẻ đẹp thanh bình êm ả của đất nước và sống động hơn trong không khí hội hè. Đến với đất nước Lào là đến thăm đất nước hoa chăm pa xinh đẹp. Hạnh phúc biết bao khi được các cô gái choàng lên cổ vòng hoa chăm pa, buộc vào cổ tay vòng chỉ cầu mong phúc lành, say sưa không muốn dứt trong những điệu múa lăm vông dưới bóng cây chăm pa.
Hoa Chăm pa – biểu tượng của đất nước và con người Lào
Video đang HOT
Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm hồn, cốt cách và văn hoá của người Lào. Qua thời gian, được kết tinh ở những phong tục văn hoá đẹp đẽ như Tết Té nước để giải trừ mọi lo âu phiền muộn; buộc chỉ cổ tay chúc phúc người thân, chúc phúc khách quý, bạn bè… đó là mỹ tục độc đáo và hiếm có. Và hoà cùng với tiếng chiêng, tiếng khèn, điệu lăm vông mềm mại uyển chuyển làm say đắm lòng người, như mời gọi, như níu giữ bước chân du khách đã đặt chân đến đất nước Lào là không muốn rời xa.
Ghé chùa Linh Phong Bình Định ngắm tượng Phật cao nhất Đông Nam Á
1. Giới thiệu về chùa Linh Phong Quy Nhơn
Để nhắc đến ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Bình Định, chắc chắn không thể bỏ qua chùa Linh Phong. Đây là một trong những địa điểm du lịch mang dấu ấn tâm linh thu hút rất nhiều du khách ghé đến tham quan mỗi năm. Chùa Linh Phong thường được người dân Bình Định gọi là chùa Ông Núi. Ngôi chùa này thuộc xã Cát Tiến, huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định và nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.
Dựa theo tài liệu được biên soạn năm 2001 của chùa Linh Phong, ngôi chùa này được sáng lập bởi ông Tổ Giám Huyền và đệ tử Tánh Bang (Lê Ban) vào năm Giáp Tý (1684).
Dựa theo sách "Đại Nam nhất thống chí", ngôi chùa này được thành lập vào năm 1702. Sau đó ông Tổ Giám Huyền giao lại cho đệ tử Lê Ban để Nam tiến tu hành. Vào năm 1733, Lê Ban được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho pháp hiệu Tĩnh Giác. Cùng với đó, chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây lại chùa và đặt tên thành Linh Phong thiền tự.
2. Cách di chuyển đến chùa Linh Phong Quy Nhơn
Địa chỉ: xã Cát Tiến, huyện Phú Cát, tỉnh Bình Định
Xuất phát từ thành phố Quy Nhơn, bạn di chuyển theo Quốc lộ 19B hoặc đường tỉnh 639. Đi đến trạm xăng Cát Tiến, bạn rẽ phải vào đường tỉnh 640 và đi thẳng đến chân Núi Bà. Để đến được cổng chùa Linh Phong Bình Định, du khách phải đi bộ lên hàng trăm bậc đá với độ cao hơn 100m.
Khi đi đến địa phận của chùa Linh Phong, bạn chú ý ở phía trước chính điện về hướng Tây có một cây cầu nhỏ dẫn đến các mộ Tháp và hang Tổ nổi tiếng ngay phía sau núi.
3. Khám phá vẻ đẹp của chùa Linh Phong Quy Nhơn
Mặc dù chùa không có diện tích rộng lớn nhưng phong cảnh xung quanh chắc chắn sẽ khiến du khách phải trầm trồ. Ngôi chùa nằm ngay giữa rừng cây cổ thụ lâu năm tạo cảm giác cổ kính và hoang sơ.
Chùa được xây dựng trên núi nhưng sau lưng của chùa vẫn có những ngọn núi cao hơn. Nước từ khe núi chảy xuống đến chùa thì được chia ra thành nhiều nhánh nhỏ, chảy vào sân sau. Những dòng suối uốn lượn quanh co cuối cùng nhập lại với nhau ở nơi sân trước của chùa, rồi chảy xuống hồ sen. Dòng nước cứ chảy từ mùa này sang mùa khác; từ ngày đến đêm như một hệ tuần hoàn, không bao giờ ngớt.
Từ chùa Linh Phong Quy Nhơn nhìn ra xa sẽ thấy đầm Thị Nại. Phía Tây và Nam của chùa là những mái nhà san sát xen giữa những đồng lúa xanh nên thơ, phía Đông Nam là đầm Thị Nại gợn sóng long lanh cùng với rừng dương liễu chạy dọc từ Cách Thử đến Gò Bồi.
Đi sâu vào trong núi có rất nhiều những hòn đá xếp chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và những hang đá âm u. Một số trong đó là những hang thờ Phật với khói nhang nghi ngút.
Đến với chùa Linh Phong, du khách không thể bỏ qua việc khám phá hang Tổ. Hang Tổ nằm sát bên mép suối. Tương truyền rằng, đây là hang đá ngày xưa ông Núi (Lê Ban) từng ở. Vào năm 2000, tượng ông Núi được tạo dựng tại hang Tổ. Pho tượng trong tư thế ngồi có chiều cao 84cm với nhũ vàng và được xây dựng bởi nghệ nhân Lê Ân.
4. Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật cao 69m
Công trình trọng điểm của chùa Linh Phong Quy Nhơn chính là tượng Thích Ca Mâu Ni Phật. Đây được xem là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á với chiều cao 69m. Trong đó phần chân đế cao 15m. Tượng Phật này được khởi công xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2016.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngự trên tòa sen tọa lạc ngay giữa lưng chưng núi ở độ cao 129m so với mực nước biển. Tượng Phật được đặt ở thế lưng tựa núi, mặt hướng ra biển Đông. Phía bên dưới tượng Phật là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán; bảo tàng Xá Lợi Phật; thư viện Phật Giáo.
Phía sau lưng của tượng Phật là cầu thang dẫn du khách lên đến chân của đài sen. Đây là điểm cao nhất mà bạn có thể phóng tầm mắt ra để ngắm cảnh toàn vịnh Thị Nại.
Hiện nay, mặc dù các công trình xung quanh tượng Phật Thích Ca Mâu Nhi ngồi thiền vẫn chưa hoàn thiện nhưng du khách thập phương vẫn ghé đến rất đông. Nếu ngại đi bộ hoặc những người cao tuổi không đủ sức khỏe leo thang thì cũng có xe điện đưa du khách đến tận chân tượng Phật.
Chùa Linh Phong Quy Nhơn là một trong những ngôi chùa rất thu hút du khách ở Bình Định thời gian gần đây. Nếu có dịp ghé qua Bình Định, đình quên ghé đến chùa Linh Phong để dâng hương, chiêm bái, cầu nguyện cho bản thân, gia đình sức khỏe và bình an nhé!
4 quốc gia Đông Nam Á đi du lịch Hàn Quốc không cần visa? Hàn Quốc có thỏa thuận miễn visa với hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, 4 nước Đông Nam Á sau đi du lịch Hàn Quốc sẽ miễn visa... Theo chính sách miễn thị thực của Hàn Quốc, 30 - 90 ngày là thời hạn du khách của các khu vực trong diện áp dụng có thể nhập...