Khám phá đảo ngọc Cái Chiên (Quảng Ninh)
Đảo ngọc Cái Chiên nằm ở phía Nam của huyện Hải Hà, cách đất liền hơn 8km. Đây là hòn đảo duy nhất của Hải Hà có dân cư sinh sống với diện tích gần 270km2.
Thiên nhiên đã ban tặng cho hòn đảo nhiều bãi cát đẹp, rừng phi lao xanh ngút ngàn và làn nước biển trong xanh như ngọc.
Đến với Cái Chiên, du khách sẽ như đắm mình trong thiên nhiên tươi đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng để quên đi những bộn bề, lo âu của cuộc sống, cùng nhau thưởng thức những đặc sản tươi ngon của vùng biển này với tôm, cá, cua, mực, ốc đá… và giống Gà Râu bản địa nổi tiếng.
Một góc đảo Cái Chiên nhìn từ trên cao.
Du khách có thể đạp xe vòng quanh đảo để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, hít thở không khí trong lành nơi đây.
Những chiếc thuyền cá trên bãi biển Vạn Cả (thôn Vạn Cả) gợi lên cuộc sống gắn bó với nghề biển lâu đời của người dân xã đảo Cái Chiên.
Nét đẹp thanh bình, dịu dàng của bãi biển Cái Chiên (thôn Cái Chiên).
Thong dong dạo bước trong rừng phi lao xanh ngút ngàn, hít hà tận hưởng từng làn gió biển mát rượi là lựa chọn được nhiều du khách yêu thích khi đến với Cái Chiên.
Cùng với các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng, du khách có thể tham gia vào các hoạt động dọn vệ sinh làm sạch biển, góp phần chung tay bảo vệ môi trường biển của đảo.
Video đang HOT
Dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng trên đảo ngày càng được đầu tư, hoàn thiện hiện đại với Khu nghỉ dưỡng cao cấp Đầu Rồng Resort (tại thôn Đầu Rồng).
Hải sản tươi ngon là đặc sản của đảo ngọc Cái Chiên.
Bình Liêu: Khám phá "viên ngọc" miền biên cương Tổ quốc
Khi nhắc tới Quảng Ninh, phần nhiều du khách sẽ nhớ tới vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận.
Tuy nhiên, nơi đây còn ẩn giấu một hòn ngọc xanh mướt, ôm trong mình cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những sắc màu văn hóa dân tộc độc đáo nơi miền biên cương Tổ quốc. Đó chính là huyện Bình Liêu.
Hoàng hôn trên ruộng bậc thang thôn Cao Thắng, Bình Liêu (Ảnh: Nguyễn Thành Trung)
Bình Liêu là huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 270 km. Để tới Bình Liêu, du khách có thể đi bằng ô tô theo hướng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn, đi tiếp theo hướng Quốc lộ 18 và 18C là đến nơi.
Huyện Bình Liêu là điểm đến còn khá hoang sơ nhưng lại là nơi lý tưởng cho du khách tận hưởng hết tất thảy đặc trưng của thiên nhiên núi rừng, nơi biển gặp núi, nơi được bao phủ bởi núi non hùng vĩ, thác nước thơ mộng và bồng bềnh mây trôi. Nơi đây có khí hậu quanh năm ôn hòa, cấu trúc địa hình đa dạng cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hứa hẹn trở thành 'nàng thơ' mới cho những tín đồ 'ưa xê dịch' tới khám phá.
Dù tới Bình Liêu vào thời điểm nào trong năm, du khách cũng được tận hưởng và trải nghiệm những đặc trưng của huyện miền biên cương này. Mùa xuân là thời điểm cho du lịch tâm linh, là dịp tham gia các lễ hội đặc sắc như lễ hội đình Lục Nà, hội hát Soóng Cọ giao duyên. Mùa hè với những thác nước cuồn cuộn và ruộng bậc thang xanh mướt mắt, và để chứng kiến một "nàng thơ" Bình Liêu đỏng đảnh chỗ nắng, chỗ mưa, đi mấy bước là trời quang mây tạnh, bước thêm bước thứ hai là mưa rào tí tách. Vào mùa thu đông, cỏ lau phủ khắp một vùng trời biên cương rộng lớn, với mùa thu hoạch và dịp lễ hội hoa sở - loài hoa đặc trưng của Bình Liêu và là loài hoa duy nhất nở vào mùa đông, cùng lễ mừng cơm mới, thưởng thức phong hương lá đỏ.
Bà con dân tộc Dao tại Lễ hội Hoa Sở Bình Liêu (Ảnh: Bùi Bích Thủy)
Các điểm du lịch hấp dẫn ở Bình Liêu
Đình Lục Nà
Đình Lục Nà (Ảnh: TITC)
Đình Lục Nà được lấy từ tên Bản Lục Nà thuộc xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Đình đã được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh ngày 18/7/2005. Đình Lục Nà là nơi thờ thành hoàng làng là ông Hoàng Cần, một vị tướng quân, một vị anh hùng dân tộc đã có công lao rất lớn trong cuộc chiến đấu đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông bờ cõi. Đây cũng là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người dân địa phương. Tới đây, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về những mốc son lịch sử cách mạng của huyện Bình Liêu.
Ruộng bậc thang mùa lúa chín
Ruộng bậc thang tại Bình Liêu (Ảnh: Hoàng Đức Bằng)
Tháng 10 hàng năm là thời điểm Bình Liêu trở nên thơ mộng cùng hương thơm ngọt ngào của hương lúa, màu vàng trải dài trên những cánh ruộng bậc thang. Du khách muốn tận hưởng cảnh sắc Bình Liêu mùa lúa chín không nên bỏ qua một số địa điểm sau: Các bản Khe O, Cao Thắng, Ngàn Pạt (xã Lục Hồn), nằm ở sườn tây núi Cao Xiêm, cách Quốc lộ 18C khoảng trên 3km. Ngoài ra, bản Sông Moóc và Khe Tiền (xã Đồng Văn), bản Ngàn Cậm, Cao Sơn, xã Hoành Mô là những địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng Bình Liêu vào vụ lúa chín vàng.
Thác Khe Vằn
Thác Khe Vằn (Ảnh: Bùi Vinh Thuận)
Thác Khe Vằn bắt nguồn từ dãy núi Khe Vằn - Thông Châu với độ cao địa hình khoảng 330m, thuộc huyện Bình Liêu. Thác Khe Vằn nằm ẩn mình giữa núi rừng hùng vĩ hiện ra như một bức tranh thủy mặc. Thác nước với 3 tầng nước chảy với độ cao khoảng 100m, đổ xuống trắng xóa giữa rừng cây, bên dưới là những tảng đá lớn, hai bên là vách đá phủ rêu phong. Bao quanh Thác Khe Vằn là rừng phòng hộ nguyên sơ, thảm thực vật phong phú là điểm đến tham quan thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên rừng núi, suối trong mát.
Cửa khẩu Hoành Mô
Ảnh: TITC
Mốc 1317 (Ảnh: TITC)
Cửa khẩu Hoành Mô, một trong những cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đến Hoành Mô, du khách có thể kết hợp được tham quan mốc 1317 nằm bên phía Việt Nam.
Mốc 1305 và Sống lưng khủng long
Đường tuần tra biên giới Bình Liêu (Ảnh: Bùi Vinh Thuận)
Sống lưng khủng long chụp từ Mốc 1305 (Ảnh:Nam Hoàng)
Cột mốc 1305 nằm trên đường tuần tra biên giới Bình Liêu, là một trong hai mốc giới nằm ở vị trí cao nhất trên thực địa Quảng Ninh. Đường tới Mốc 1305 uốn lượn, ôm núi, đây là công trình do bộ đội biên phòng huyện Bình Liêu thực hiện. Đây cũng là đoạn đẹp nhất của con đường lên mốc. Sống lưng Khủng Long là cụm từ để chỉ sống núi đường lên mốc 1305. Sống lưng Khủng long chính là cung đường trekking lý tưởng với hơn 2.000 bậc thang và dốc, cùng 3 trạm nghỉ dừng. Đi vượt qua Sống lưng Khủng long khoảng 2 giờ du khách sẽ đến được mốc.
Bên cạnh đó, mốc 1300, 1302, 1317 và 1327 là những cột mốc đẹp và thiêng liêng không thể bỏ qua khi đến Bình Liêu.
Núi Cao Ly
Biển mây Cao Ly (Ảnh: Cấn Đình Loan)
Cao Ly là dãy núi cao trải dài với diện tích trên 40 km2 với 8 đỉnh cao hơn 1.000 m thuộc huyện biên giới Bình Liêu. Đây là một điểm cắm trại, dã ngoại phù hợp cho các nhóm bạn trẻ hoặc gia đình. Thời điểm từ tháng 7 tới cuối tháng 10, du khách sẽ được thưởng thức sắc tím của hoa mua nở muộn, trải dài bao phủ các vạt đồi và săn biển mây.
Tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
Bà con dân tộc Dao trong sắc áo đỏ họa tiết thêu hoa đặc trưng tại phiên chợ vùng cao (Ảnh: Phạm Long)
Chợ phiên ở trung tâm thị trấn huyện Bình Liêu (Ảnh: Hoàng Đức Bằng)
Bình Liêu có trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn là người Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa... Du khách tới với Bình Liêu sẽ có cơ hội hòa mình vào bản sắc văn hóa của người dân nơi đây, mặc lên mình các bộ trang phục đồng bào nổi bật với nhiều họa tiết và màu sắc rực rỡ. Cuối tuần ghé Bình Liêu, du khách có cơ hội dạo chợ phiên ở trung tâm thị trấn hay chợ xã Đồng Văn. Chợ họp vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, bà con khắp thôn bản từ những xã huyện lân cận cũng mang hàng hóa, nông lâm sản về chợ trao đổi buôn bán. Lá tắm, dược liệu chữa bệnh của đồng bào dân tộc, mật ong rừng, măng rừng... là những mặt hàng đặc trưng tại chợ phiên vùng cao này.
Đặc sản Bình Liêu
Du khách tới Bình Liêu đừng bỏ qua các món ngon đặc trưng của vùng núi miền biên cương này như Miến dong Bình Liêu, cá suối nướng, rượu rễ cây, rượu bao thai, cháo hoa nấu từ gạo bao thai, đỗ Mèo, măng rừng xào, dầu Sở...
Bình Liêu mùa cỏ lau Thời điểm tháng 10, tháng 11 mà không tới Bình Liêu (Quảng Ninh) thì quả là lãng phí. Bởi đây được xem là thời điểm đẹp nhất trong năm. Lúc này, những cánh đồng cỏ lau trắng bạt ngàn đã phủ kín khắp các ngả đường. Sau nhiều lần lỗi hẹn, cuối cùng gia đình tôi cũng có mặt tại Bình Liêu, điểm...