Khám phá ‘đại tiệc của các vị thần’ trên đỉnh núi Chúa Bà Nà
Sau Cầu Vàng huyền thoại, Sun World Ba Na Hills đánh dấu sự trở lại ngoạn mục với kiệt tác mới – Thác Mặt trời ( Grand Cascade).
Được kiến tạo bởi gia tộc Frilli lừng danh nước Ý có tuổi đời 150 năm, hơn 40 bức tượng vàng trong cụm công trình này hứa hẹn tạo cơn sốt khi du khách trở lại Bà Nà dịp 30.4 – 1.5 này.
Thác Mặt trời (Grand Cascade) là cụm công trình điêu khắc nghệ thuật hoàn toàn mới với chủ đề thần thoại Hy Lạp cổ đại, được chủ đầu tư Sun Group đặt hàng Frilli Gallery – gia tộc lừng danh Italia trong lĩnh vực đúc đồng và chạm khắc đá cẩm thạch với hơn 150 năm lịch sử – thực hiện.
“Với triết lý mang thế giới về Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới, Frilli và Sun Group đã hợp tác để nghiên cứu, chọn lọc và tạo tác ngay tại núi Chúa Bà Nà những bức tượng mẫu giống hệt tại đài phun nước Grand Cascade” – đại diện Frilli Gallery cho biết. (Grand Cascade là hệ thống đài phun nước đồ sộ nhất ở cung điện Peterhof, trên bờ biển phía tây nam St Petersburg. Công trình được xây dựng đầu thế kỷ 18 theo lệnh của Peter Đại Đế- NV)
Trên quảng trường Morin cổ kính, giữa quần thể các công trình kiến trúc châu Âu cổ của Làng Pháp Bà Nà, Thác Mặt trời giống như một “điểm nhấn vàng son”. Hơn 40 bức tượng có kích thước y như người thật, tái hiện các tác phẩm đang được lưu giữ tại những bảo tàng lớn trên thế giới được tạo tác và sắp đặt theo các bậc của thác nước.
Chiêm ngưỡng những bức tượng ánh lên sắc vàng vương giả trong nắng Bà Nà, du khách có cảm giác đang lạc vào “buổi đại tiệc của các vị thần” trong thần thoại.
Thần Ánh sáng Apollo – biểu tượng vĩnh hằng của chân lý và nghệ thuật đứng quay lưng lại khách sạn Morin xanh mướt và cổ kính. Vị thần của nhạc họa, thi ca khoác áo choàng, lưng đeo ống tên, mắt nhìn thẳng về phía trước. Lấy nguyên mẫu từ pho tượng cẩm thạch Apollo Belvedere tại Vatican – một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời kỳ Phục Hưng. Thần Apollo là hiện thân của khả năng xua đuổi và tránh né tai ương, đồng thời đại diện cho sự hài hòa, trật tự và lý trí.
Bữa tiệc của các vị thần còn có sự góp mặt của Triton – con trai của thần biển cả Poseidon – một trong ba vị thần mạnh nhất đỉnh Olympus. Vị thần được tạo tác với mái tóc xoăn, bộ râu bạc đang chiến đấu với quái vật biển. Những cơ bắp cuộn lên biểu tượng cho khát vọng chiến thắng, làm chủ tự nhiên của nhân loại trong hàng triệu năm lịch sử.
Video đang HOT
Nổi bật nhất trong quần thể các bức tượng vàng tại Thác Mặt trời là cụm tượng trung tâm tại đài phun nước, nơi thần mặt trời Helios điều khiển cỗ xe được kéo bởi 5 chú chiến mã oai phong. Nhìn từ xa, người xem có cảm giác vó ngựa đang đạp sóng, tung bay để vọt lên phía trước. Nhờ sự kết hợp tinh tế này, cụm tượng vốn tĩnh lại bao hàm cả yếu tố động rất đặc biệt.
Theo thần thoại Hy Lạp, ngày ngày, cỗ xe của thần Mặt trời đi lên từ biển Đông và lặn xuống ở biển Tây mang theo ánh sáng – khởi nguồn của sự sống vĩnh hằng. Đây cũng là cụm tượng được “đặt hàng” riêng nhà thiết kế nổi tiếng người Anh Susan Leyland và cũng là mô hình độc bản trên toàn thế giới.
Thần Helios được bao quanh bởi 7 tượng thần Vệ nữ (Venus – tượng thần tình yêu Aphrodite) khác nhau và một loạt vị thần quan trọng khác như Bacchus (Thần rượu nho), Apollo (vị thần của tri thức và nghệ thuật) hay Athena (Nữ thần của trí tuệ và chiến tranh).
Đặc biệt có đến 7 phiên bản Venus mô phỏng các bức tượng nổi tiếng trên toàn thế giới: Venus de Medici đưa tay che khẽ bầu ngực, hiện đang được lưu giữ tại Florence; Venus Frejus khoác một tấm áo choàng mỏng và chỉ lộ một bầu ngực; Venus đang tắm của Christophe – Gabriel Allegrain đang được đặt tại Bảo tàng Louvre, Pháp; Venus Kallipygos – Vệ nữ đang ngắm nhìn bờ hông của chính mình – đang được đặt tại Bảo tàng Khảo cổ quốc gia Italia…
Để tạo ra ánh sáng vàng trên các bức tượng, Frilli sử dụng một loại hợp kim màu vàng đặc biệt được cấp bằng sáng chế. Mặc dù đã có 150 năm kinh nghiệm, nhưng đại diện gia tộc Frilli cho biết đây là lần đầu tiên Frilli Gallery sử dụng hợp kim đặc biệt này cho một dự án lớn như vậy. Trên hết, kỹ thuật đúc các tác phẩm điêu khắc bằng đồng này vẫn là kỹ thuật đúc đồng bằng sáp truyền thống từ thời kỳ Phục Hưng (lost wax bronze casting).
Thác Mặt trời hứa hẹn sẽ tạo nên một “hiện tượng” mới cho du lịch Đà Nẵng, cùng Cầu Vàng đưa du lịch Việt Nam vươn ra thế giới và thu hút du khách quốc tế tới Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới.
Đại diện Sun World Ba Na Hills cho biết, bên cạnh Thác Mặt trời, ngay từ dịp lễ 30.4 – 1.5 này đến cuối năm, công viên chủ đề hàng đầu châu Á sẽ bổ sung thêm hàng loạt trải nghiệm chuẩn quốc tế. Rạp phim 5D và 2 rạp phim Airship đẳng cấp; Vòng quay ngựa gỗ truyền thống thời Trung cổ Châu Âu; các gian hàng trò chơi có thưởng truyền thống cuốn hút như tại các công viên lớn trên thế giới; show diễn Cuộc chiến ở vương quốc Mặt Trăng… Bà Nà Hills sẽ liên tục khiến du khách bất ngờ trước những sản phẩm đẳng cấp mới.
Nữ phi công đi xe máy 400km, lên đỉnh núi Lai Châu thử tài bay dù lượn
Chị Thịnh - một nữ phi công tại Hà Nội đã di chuyển 400km bằng xe máy tới Lai Châu để tham gia giải dù lượn đường trường PuTaLeng quốc tế mở rộng lần thứ III.
Sáng 14/4, chị Cao Vĩnh Thịnh (Hà Nội) có mặt tại bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu để chuẩn bị cho chuyến bay dù lượn ở độ cao khoảng 800m.
"Đây là lần đầu tiên tôi tham gia bay dù lượn tại Lai Châu nên vô cùng háo hức. Khung cảnh nơi đây rất đẹp, đồi núi trập trùng, sương mờ huyền ảo khiến bất cứ phi công nào cũng muốn lập tức cất cánh lên bầu trời", chị Thịnh chia sẻ.
Để tham gia chuyến bay này, chị Thịnh và ông xã đã lái xe máy khoảng 400km từ Hà Nội lên Tam Đường, Lai Châu. "Hầu hết anh chị em phi công đi ô tô để đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian tuy nhiên tôi sử dụng xe máy để dễ dàng chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của Lai Châu", chị Thịnh cho biết. Sau gần 10 giờ di chuyển, vợ chồng chị Thịnh tới bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường vào cuối buổi chiều, vừa kịp đón hoàng hôn. Khung cảnh thiên nhiên của vùng đất này khiến cặp đôi quên hết mệt mỏi.
Chị Thịnh biết tới môn thể thao mạo hiểm bay dù lượn từ 5 năm trước nhưng chỉ chính thức làm quen, chinh phục bộ môn này vào cuối năm 2021. Dịp này, chị mạnh dạn đăng kí thử sức tại giải dù lượn đường trường PuTaLeng quốc tế mở rộng lần thứ III.
"Tôi tham gia thi dù lượn cùng gần 100 phi công đến từ khắp đất nước và 3 quốc gia như Anh, Cộng hòa Séc, Singapore. Đây là dịp để tôi thử sức, kiểm tra sự nỗ lực tập luyện của bản thân trong suốt thời gian qua cũng như ủng hộ cho sự mở cửa của du lịch Lai Châu", chị Thịnh chia sẻ.
Chị Thịnh chuẩn bị cất cánh (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Cú cất cánh của chị Thịnh có gặp chút sự cố khiến nhiều người "thót tim"(Ảnh: Lê Anh Dũng)
Tuy nhiên ngay sau đó, nữ phi công thành công lao lên bầu trời, hòa mình vào thiên nhiên (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Khác với chị Thịnh, chị Kiều Linh (Hà Nội) đã từng trải nghiệm bay dù tại Lai Châu vào tháng 12/2021. "Khi bay chuyến đó, mình còn rất non nớt kinh nghiệm nhưng mọi thứ diễn ra êm đềm, suôn sẻ vô cùng. Mình say đắm nơi đây từ thời tiết, cảnh quan đến con người. Với mình đây là điểm bay dù ấn tượng nhất ở Việt Nam", chị Linh chia sẻ.
Vài tháng qua, chị Linh đã hăng say tập luyện để có thể thử sức với hạng mục thi đấu hạ cánh chính xác tại giải dù lượn đường trường PuTaLeng quốc tế mở rộng lần thứ III.
(Ảnh: Lê Anh Dũng)
Sáng nay (14/4), tại bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) diễn ra Lễ khai mạc giải dù lượn đường trường PuTaLeng quốc tế mở rộng lần thứ III, với sự tham gia của hơn 100 phi công trong nước và quốc tế. Giải thi đấu dù lượn đường trường Putaleng quốc tế mở rộng năm nay được tổ chức tại Lai Châu đã quy tụ được hơn 100 phi công dù lượn tham gia; trong đó có các phi công dù lượn đến từ nước Anh, Cộng hòa Séc và Singapore. Các phi công sẽ tham gia ở 2 nội dung thi đường trường và thi hạ cánh chính xác.
(Ảnh: Lê Anh Dũng)
Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu khẳng định: Việc tổ chức Giải thi đấu dù lượn đường trường Putaleng quốc tế mở rộng lần thứ III là minh chứng khẳng định bước phát triển của phong trào thể dục thể thao trong tỉnh. Địa phương sẽ xây dựng Lai Châu thành điểm bay dù lượn quốc gia, nhằm thu hút nhiều phi công dù lượn Việt Nam và quốc tế đến tham gia thường xuyên.
Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại lễ khai mạc (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Giải thi đấu dù lượn đường trường Putaleng quốc tế mở rộng lần thứ III nằm trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022, diễn ra từ 14 - 17/4. Sự kiện là cơ hội lớn để địa phương giới thiệu, quảng bá những hình ảnh đẹp về thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu tới du khách trong và ngoài nước. Qua đó góp phần mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng Lai Châu trở thành một điểm đến an toàn và hấp dẫn, từ đó tạo đòn bẩy cho sự phát triển du lịch của địa phương.
Đẹp ngỡ ngàng những đỉnh núi '3 nhất' ở Lai Châu Hoang sơ, kỳ vĩ và thách thức du khách, những đỉnh núi 3 nhất ở Lai Châu đang là điểm đến lý tưởng cho những người ưa khám phá. Với điều kiện lợi thế về địa lý, tỉnh Lai Châu hiện có 6 trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Nằm ở độ cao trên, dưới 3.000m so với mực nước biển,...