Khám phá cổng trời Quản Bạ Hà Giang – nơi giao thoa của đất trời
Cổng trời Quản Bạ là một trong năm cổng trời nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Bao gồm: Cổng trời Ảnh Giàng (Cao Bằng), cổng trời Ô Quy Hồ (Sapa), cổng trời Linh Quy Pháp Ấn (Đà Lạt), cổng trời Nghinh Phong (Vũng Tàu).
Nằm tại lối lên cao nguyên đá Đồng Văn, Quảng Bạ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Hà Giang.
Đường đến Cổng trời Quản Bạ – Cung đường phượt Hà Giang tuyệt đẹp
Cổng trời Quản Bạ nằm trên quốc lộ 4C, con đường nối thành phố Hà Giang và thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ. Từ thị trấn Tam Sơn, bạn chỉ cần đi 3km về phía Bắc là đến. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Giang, sẽ mất khoảng 1 tiếng di chuyển với quãng đường 46km.
Cổng trời Quản Bạ cách trung tâm thành phố Hà Giang 46km về phía Nam
Đường đi đến Quản Bạ khá hiểm trở vì hầu hết là đường núi cheo leo. Môt bên là vách đá cao, một bên là vực sâu. Hãy chuẩn bị vững tay lái để vượt qua những khúc cua hẹp, những đoạn đồi dốc để lên tới đỉnh cổng trời. Đặc biệt vào mùa đông thường xuất hiện sương mù. Vì vậy khi di chuyển cần cẩn thận một chút, nhất là với xe máy.
Tuy nhiên, cung đường phượt Hà Giang tuyệt đẹp ngoằn ngoèo này cũng mang đến những trải nghiệm cực kỳ thú vị với cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ và bầu trời cao xanh.
Những cung đường ngoằn ngoèo đẹp như tranh vẽ
Khám phá những điều thú vị ở cổng trời Quản Bạ
Thiên nhiên bao la hùng vĩ
Hà Giang vốn nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Từ những cánh đồng lúa chín vàng nở rộ, cho đến những núi rừng cây xanh bạt ngàn. Và cổng trời Quản Bạ cũng sở hữu cho riêng mình bức tranh xinh đẹp đó.
Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc là điều ấn tượng đầu tiên khi tới Quản Bạ
Video đang HOT
Tránh xa khỏi khói bụi thành phố với những tòa nhà cao tầng ngột ngạt, Quản Bạ sẽ mang lại cho bạn bầu không khí xanh trong mát lành. Đứng từ cổng trời, bạn sẽ được phóng tầm mắt ra xa vô tận. Tất cả khung cảnh thiên nhiên được bao trọn trong tầm mắt. Từ cảnh cánh đồng lúa mênh mông, núi rừng xanh mướt cho đến thung lũng hoa rực rỡ trong nắng vàng.
Những cánh rừng xanh mướt, và bầu trời cao xanh
Từ trên đỉnh cổng trời Quản Bạ nhìn xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cung đường uốn lượn đầy lãng mạn. Những cung đường phượt ở Hà Giang chưa bao giờ khiến cho các tín đồ “mê xê dịch” phải thất vọng đúng không nào? Bên cạnh đó, cổng trời Quản Bạ cũng chính là điểm khởi đầu của con đường Hạnh Phúc – con đường để khám phá 4 huyện của Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Từ đây bạn có thể lên kế hoạch để khám phá tất cả những khu du lịch nổi tiếng của Hà Giang xung quanh đó.
Tránh xa khói bụi thành phố và chill cùng thiên nhiên nào
Khám phá ngọn núi đôi độc đáo
Bên cạnh cổng trời Quản Bạ thì ngọn Núi Đôi ( Núi Cô Tiên) cũng được coi là biểu tượng nơi đây. Ngọn núi này chính là kiệt tác của tạo hóa mà thiên nhiên đã ban tặng cho Quản Bạ.
Ngọn Núi Đôi nổi tiếng với sự tích về tình mẫu tử thiêng liêng
Cái tên Núi Đôi hay Núi Cô Tiên được gắn liền với sự tích đầy cảm động. Theo đó, ngày xưa có một chàng trai người Mông khôi ngô tuấn tú có tài thổi đàn môi. Tiềng đàn réo rắt lúc trầm lúc bổng vang khắp khe suối con rừng. Tiếng đàn của chàng đã làm cảm động nàng tiên Hoa Đào. Hai người se duyên vợ chồng và có một đứa con. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng biết chuyện liền sai người bắt Hoa Đào về. Sợ con nhỏ không có sữa, nàng đã để lại bầu ngực của mình tại nơi đây. Cũng chính vì vậy mà hai ngọn núi này có hình dáng tròn đầy như bầu sữa mẹ.
Bạn có thể chiêm ngưỡng ngon núi này trên đường lên cổng trời
Tìm hiểu văn hóa của Quản Bạ
Cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng là điều mà bạn có thể khám phá thông qua chuyến đi này. Giống như cuộc sống bình dị tại bao bản làng khác, từ cổng trời Quản Bạ bạnsẽ được ngắm nhìn những mái nhà đơn sơ và mộc mạc. Chiều chiều, những cột khói bay lên cao vút và mờ ảo. Tất cả tạo nên một cảm giác bình yên và giản dị đến lạ.
Nét văn hóa độc đáo cũng là điều không nên bỏ qua
Kinh nghiệm du lịch cổng trời Quản Bạ
Hà Giang nằm ở khu vực miền núi phía Bắc của nước ta. Chính vì vậy, thời điểm hoàn hảo nhất để khám phá cổng trời Quản Bạ chính là vào tháng 8. Đây là mùa lúa chín nên du khách sẽ được chiêm ngưỡng những mảnh ruộng bậc thang chín vàng cực đẹp. Vào sáng sớm, bạn có thể chạm tay vào làn mây mờ ảo ở trên đỉnh cổng trời nữa đó. Thời điểm thích hợp nhất để săn mây là vào khoảng 5 – 8h sáng.
Làn sương khói mờ ảo bao quanh những ngọn núi
Vào mùa xuân, khoảng tháng 2 – tháng 4 là mùa hoa rừng nở rộ. Những bông hoa rừng với vẻ đẹp độc đáo đua nhau khoe sắc suốt dọc đường đèo. Gác chân chống và làm vài post check-in sống ảo thì quá hợp lý luôn nha. Ngoài ra, bạn còn được khám phá rất nhiều lễ hội đầu xuân độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây nữa đó.
Và check-in cùng những cánh đồng xanh mướt
Cùng với cao nguyên đá Đồng Văn hay huyện Mèo Vạc, cổng trời Quảng Bạ chắc chắn là cái tên không thể thiếu trong chuyến du lịch Hà Giang đầy đáng nhớ của thanh xuân.
Du lịch Hà Giang vẫn hút khách bất chấp đại dịch Covid-19
Hà Giang tiếp tục là điểm sáng về du lịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến toàn ngành gặp khó khăn.
Địa phương này đã xây dựng các sản phẩm, sự kiện trong bốn mùa, nhờ đó khắc phục được tính mùa vụ và thu hút du khách đến quanh năm.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, tháng 3/2021, lượng khách đến Hà Giang tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 104.000 lượt. Cả quý I/2021, Hà Giang đã đón hơn 352.000 lượt khách, doanh thu đạt 581 tỷ đồng.
Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ngành du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam đối mặt rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, năm 2020 du lịch Hà Giang đã có bước đột phá, kết quả thu hút 1,5 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2019 và đạt 100% kế hoạch đề ra.
Du khách thích thú với cánh đồng hoa tam giác mạch.
Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: Năm 2020, dù ngành du lịch cả nước gặp khó khăn nhưng Hà Giang vẫn có sự tăng trưởng về lượng khách. Sức hấp dẫn của du lịch Hà Giang nằm ở những giá trị văn hóa bản địa và du lịch cộng đồng. Sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc bản địa đã giúp các mô hình du lịch cộng đồng thành công và "trụ vững" ngay trong đại dịch Covid-19.
Để đặt được những thành công này, tỉnh Hà Giang đã áp dụng hàng loạt giải pháp thu hút khách du lịch và phục hồi hoạt động du lịch. Địa phương đã xây dựng và đảm bảo thương hiệu điểm đến an toàn, tạo tâm lý an tâm cho du khách trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tỉnh Hà Giang đã triển khai quyết liệt đủ 4 tiêu chí: phương tiện vận chuyển khách an toàn, cơ sở lưu trú an toàn, nhà hàng an toàn và điểm đến an toàn.
Bên cạnh đó là chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Hà Giang đã đồng loạt giảm giá vé tham quan từ 50-80% tại các điểm du lịch; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chính sách vừa giảm giá vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, triển khai nhiều chương trình tri ân, khuyến mại...
Hoa đào mùa xuân tại Hà Giang.
Các sản phẩm du lịch tại Hà Giang cũng được phát triển theo hướng đa dạng, phong phú và hấp dẫn; đặc biệt là khắc phục được tính mùa vụ bằng cách xây dựng sản phẩm du lịch trải đều 4 mùa trong năm. Mùa xuân Hà Giang rực rỡ với sắc hoa đào, lê, mận; mùa hè trải nghiệm ruộng bậc thang mùa nước đổ, về thăm chiến trường xưa gắn với mặt trận Vị Xuyên. Mùa thu du khách được nhìn ngắm lúa chín vàng trên ruộng bậc thang, chinh phục núi cao, săn mây đỉnh Chiêu Lầu Thi. Mùa đông của Hà Giang nổi tiếng với bạt ngàn sắc hoa tam giác mạch...
Nhiều điểm đến của Hà Giang cũng được khai thác du lịch quanh năm, nổi bật là các làng văn hóa du lịch cộng đồng, cảnh đẹp núi Cô Tiên - Quản Bạ, hang Lùng Khúy, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, cột cờ Lũng Cú, du thuyền trên dòng Nho Quế... Bên cạnh đó, Hà Giang thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao thu hút khách du lịch như giải chạy marathon trên con đường Hạnh Phúc, giải đua xe địa hình, bay dù lượn trên mùa vàng, khám phá hệ thống hang động...
Hà Giang còn là bốn mùa của lễ hội. Tháng Giêng đi hội Lồng Tồng của người Tày, hội Gầu Tào của người Mông, tháng Hai đi Hội Khèn Mông, tháng Ba đi hội chợ tình Khau Vai, tháng Năm đi lễ Thần Rừng của người Lô Lô, tháng Bảy đi hội Khu Cù Tê của người La Chí, tháng Tám hội đua thuyền, tháng Mười đi hội nhảy lửa, hội dệt thổ cẩm, tháng Mười một đi hội hoa tam giác mạch...
Sông Nho Quế tại Hà Giang.
Truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc (trang phục, kiến trúc nhà truyền thống, tập quán, phương thức canh tác...) cũng là một trải nghiệm không thể thiếu khi du khách đến với Hà Giang vào các mùa trong năm. Các món ăn truyền thống của các dân tộc vùng cao cũng được nâng tầm thành các sản phẩm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo phục vụ du khách. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như cam sành Bắc Quang - Vị Xuyên, hồng không hạt Quản Bạ, lê trên cao nguyên đá, mật ong bạc hà, trà shan tuyết cổ thụ, bánh trưng gù... được đưa vào phục vụ du lịch.
Trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang tiếp tục chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương; bảo vệ cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách trong hoạt động du lịch. Địa phương này sẽ tích cực huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp, mở rộng các khu, điểm du lịch hiện có và đầu tư mới các dự án du lịch nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành du lịch Hà Giang.
Khám phá Hà Giang mùa tam giác mạch chỉ 1,3 triệu đồng/người Cuối tháng 11, Hà Giang cuốn hút du khách bởi những cánh đồng hoa tam giác mạch nở rực. Bạn có thể sắp xếp cuối tuần để khám phá với chi phí rẻ và trải nghiệm đáng nhớ. Tôi cùng bạn bè tới Hà Giang trước ngày lễ hội tam giác mạch diễn ra khoảng một tuần. Lúc này, hoa đã nở trên...