Khám phá công thức làm món bánh “quốc dân” của Đài Loan
Ngoài thức uống trà sữa nổi tiếng khắp nơi thì Đài Loan còn có món quà vặt – bánh dứa – làm nao lòng các tín đồ sành ăn bởi sự đan xen các tầng hương vị chua, ngọt trong khoang miệng thực khách mỗi khi thưởng thức.
Được biết, bánh dứa là món ăn mà các du khách khi ghé thăm Đài Loan đều tìm mua về để làm quà cho người thân, bạn bè. Nếu chưa có dịp đi đến nơi này, mọi người vẫn có thể tự tin vào bếp chế biến bánh dứa theo công thức chia sẻ từ bạn Tú Trang Phan, thành viên Ăn ngon nấu khéo và hiện đang quản lý kênh YouTube chuyên về ẩm thực – Chang’s House.
Chỉ với một chút biến tấu dù không cần khuôn nhưng thành phẩm bánh dứa vẫn có lớp vỏ giòn xốp nhưng không dễ vỡ. Ngoài ra, phần nhân dứa chua chua, ngọt ngọt điểm xuyết thêm chút the the từ gừng sẽ không khiến người làm bánh phải thất vọng về độ ngon.
Nguyên liệu
Phần mứt dứa: 800g dứa (thơm) băm nhuyễn, 95g đường, 80g siro bắp (có thể thay bằng mạch nha/đường), 30g gừng cắt sợi (bạn nào không ăn cay được có thể bỏ qua), 1g muối, 2g nước cốt chanh (nếu dứa bạn có vị chua rồi thì bỏ qua).
Phần vỏ bánh: 150g bơ lạt để nhiệt độ phòng, 250g bột mì đa dụng, 20g bột bắp, 30g bột sư tử, 60g đường bột, 1g muối, 1 quả trứng.
Cách làm
Bước 1: Phần mứt dứa: Dứa gọt vỏ, băm nhuyễn (dùng luôn cùi dứa sẽ rất giòn và ngon). Cho dưa vào nồi, thêm đường, mạch nha (hoặc siro bắp), gừng cắt sợi, nước cốt chanh và muối vào.
Video đang HOT
Bước 2: Phần mứt dứa (tt): Nấu lửa lớn cho đến khi nước gần cạn hết thì hạ lửa nhỏ nấu cho đến khi dứa sệt lại. Cho dứa ra đĩa để tủ mát đợi nguội.
Bước 3: Phần vỏ bánh: Tán nhuyễn bơ lạt đã để ở nhiệt độ phòng. Rây đường bột vào trộn đều. Chia trứng thành 3 lần cho vào trộn đều. Rây bột mì đa dụng, bột bắp, bột sư tử và muối vào trộn đều.
Bước 4: Phần vỏ bánh (tt): Dùng tay nhồi nhanh cho đến khi hết bột khô (không được nhồi lâu, hơi ấm của lòng bàn tay sẽ làm bơ chảy, bánh dễ nứt và không tạo hình được). Chia bột thành 4 phần, cán mỏng thành hình chữ nhật. Nhân dứa cũng chia thành 4 phần vo tròn và dài bằng chiều dài của bột. Cho dứa vào bột cuộn tròn lại, bọc màn phin và cho vào tủ đá 30 phút.
Bước 5: Thành phẩm: Cắt bánh từng phần vừa ăn, dùng 1 lòng đỏ trứng để phết mặt bánh. Cho một ít vừng (mè) đen lên trên rồi cho vào lò đã làm nóng sẵn. Nướng 170 độ C trong 10 phút, sau đó lấy ra xịt nước lên mặt bánh và quét thêm 1 lần lòng đỏ trứng. Tiếp tục nướng 170 độ C trong 10 phút nữa là xong (mục đích nướng 2 lần để tránh nứt mặt bánh). Đợi nguội và thưởng thức.
Được ví như 'viên gạch', món quà ăn vặt tuổi thơ này đến giờ vẫn gây thương nhớ
Ngày nay, món ăn này còn được làm mới đều đặn, có nhiều hương vị hấp dẫn nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng "cục gạch" từ thời xưa.
Kết hợp món ăn này với nhau có thể biến thành chất độc bảng A gây ung thư / 5 món ăn nên tránh trước 10 giờ sáng để vòng eo thon gọn đáng mơ ước
Những món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người thường gợi cho chúng ta một cảm xúc bồi hồi. Lương khô là một món ăn như thế. Món ăn có hương vị không quá đặc sắc, hình thức lại chẳng bắt mắt nhưng là thức quà bao thế hệ trân quý, đến nay vẫn được sản xuất và tiêu thụ nhiều trên thị trường.
Lương khô - món ăn của quá khứ, chục năm qua vẫn khiến người ta phải bồi hồi. (Ảnh minh họa)
Hàng chục năm về trước, lương khô sinh ra để làm bữa ăn chính của mọi nhà chứ không phải là món quà vặt như hiện tại. Thời ấy, người ta làm lương khô từ những nguyên liệu quen thuộc như bột (bột mì, bột đậu, bột khoai) và đường, sau đó được nén lại thành dạng hình chữ nhật như viên gạch, trọng lượng khá nặng. Một miếng lương khô có thể cung cấp dinh dưỡng cho một người lớn đủ trong một buổi.
Một miếng lương khô có thể cung cấp năng lượng cho cả buổi. (Ảnh minh họa)
Hình dạng quen thuộc của lương khô là những khối hình chữ nhật. (Ảnh minh họa)
Món ăn "quốc dân" một thời.
Ngày nay, lương khô đã có nhiều cải tiến hơn để hợp khẩu vị người tiêu dùng. Lượng đường và chất béo giảm đi, thêm nhiều loại bột, loại hạt... để trở thành thức ăn vặt hoặc ăn kiêng. Về cơ bản các hãng vẫn giữ hình dáng chữ nhật giống viên gạch, nhưng cũng có những phiên bản hình vuông, hình thù con vật... Có thể coi đây là món ăn tuổi thơ hiếm hoi đến nay vẫn còn được ưa chuộng ở nhiều vùng trên Việt Nam.
Lương khô hiện đại da dạng về công thức và mùi vị.
Món ăn tuổi thơ hiếm hoi vẫn giữ được "sức hút".
Lương khô dành riêng cho người ăn kiêng. (Ảnh minh họa)
Đã bao lâu rồi bạn chưa ăn lương khô? (Ảnh minh họa)
Bản đồ ẩm thực: Xắp xắp Đà Lạt món quà vặt độc đáo xứ sương mù Tuy chỉ là một món ăn dân dã được chế biến từ sợi đu đủ xanh nhưng ở Đà Nẵng người ta gọi là gỏi khô bò, ở Sài Gòn gọi là gỏi bò, trong khi tại Đà Lạt thì nó có cái tên nghe khá lạ tai - xắp xắp. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng xắp xắp giống với...