Khám phá công dụng của phèn chua
Nhiều người e ngại phèn chua vì có quá nhiều chất này trong thực phẩm hiện nay khiến người dùng bị ngộ độc. Tuy nhiên, phèn chua có rất nhiều công dụng mà ít người biết đến.
Trong Đông dược, phèn chua được sử dụng làm thuốc trị bệnh; ngoài ra phèn chua còn được dùng để lọc nước đục hay trong kỹ nghệ nhuộm, kỹ nghệ thuộc da. Tại Hoa Kỳ phèn chua là một loại hóa chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm cũng như hàn the.
Phèn chua có nhiều tên gọi khác nhau như trong Hán việt gọi là vũ nát, vũ trạch, mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch, muôn thạch, trấn phong thạch, tất phàn, sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch…
Phèn chua được sử dụng trong trị liệu rất phong phú như các bệnh ngứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột rắc hoặc sắc rửa), cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh… Dùng uống từ 1-2 chỉ (khoảng 4-8g) cho thang thuốc uống, sức ngoài tùy theo mục đích trị liệu.
Để tham khảo và áp dụng phèn chua trong trị liệu các chứng bệnh theo truyền thống, xin giới thiệu những phương cách tiêu biểu.
1. Trị trúng phong cấm khẩu
Dùng bạch phàn 1 lượng (40g), tạo giác 5 chỉ (20g), tán bột riêng từng vị, sau đó trộn đều với nhau. Mỗi lần uống 1 chỉ (tức 3,75g hay lấy tròn 4g) chiêu với nước sôi để nguội. Uống dần đờm ra, bệnh sẽ lui.
2. Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết
Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.
Trong Đông dược, phèn chua được sử dụng làm thuốc trị bệnh.
3. Trị động kinh bởi phong đờm
Dùng hóa đờm hoàn. Lấy bạch phàn 40g, tế trà (chè tàu) loại nhỏ cánh để lâu năm càng tốt, tán bột tất cả rồi trộn với mật ong làm hoàn to bằng hạt đậu đen. Trẻ con uống từ 5 – 6 viên mỗi lần. Người lớn uống 15 viên mỗi lần chiêu với nước nóng.
Video đang HOT
4. Trị sản hậu bị cấm khẩu
Dùng bạch phàn sống 1 chỉ (4g) tán bột hòa với nước lạnh và cho uống làm 2 – 3 lần.
5. Trị trẻ em bị miệng lưỡi trắng không bú được
Phèn chua 1 chỉ (4g) tán bột mịn, lấy lông gà rà vào miệng nơi bị bệnh.
6. Trị đại tiểu tiện không thông
Dùng bạch phàn 5 chỉ (20g) tán bột, người bệnh nằm ngửa bỏ vào rốn khiến cho khí lạnh tác động một lúc sẽ đi tiêu, tiểu được.
7. Trị hôi nách
Lấy phèn phi tán bột mịn, rồi dùng khăn lụa hoặc khăn mỏng bọc bột phèn phi hay bông sạch chấm vào bột phèn phi đã tán, xát vào hố nách, làm nhiều lần trong ngày
8. Trị tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở, da ngứa
Dùng phèn phi tán bột mịn rắc vào chỗ đau hoặc hòa vào nước để rửa nhiều lần sẽ khỏi.
9. Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn
Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
10. Trị xuất huyết ở phổi
Dùng phương chỉ huyết tán gồm bạch phàn, hài nhi trà, các vị lượng như nhau, tán bột. Mỗi lần uống 3-4 phân (khoảng 1-1,5g) chiêu với nước ấm.
11. Trị lở ngứa
Dùng khô phàn, lưu huỳnh, xà xàng tử mỗi thứ đều 1 lượng (40g), tán bột mịn trộn với dầu vừng để xức (bôi) lên nơi lở ngứa nhiều lần bệnh sẽ khỏi.
12. Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn
Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
13. Trị hoàng đản (trong chứng vàng da do thấp nhiệt):
Dùng minh phàn, thạch đai, tán bột cả 2 vị, trộn đều. Mỗi lần uống từ 5 phân đến 1 chỉ tức khoảng 2-4g. Chiêu với nước ấm, ngày uống 2-3 lần. Hoặc dùng phương Tiêu thạch phàn, thạch phàn tán gồm hai vị tiêu thạch và phàn thạch lượng bằng nhau, tán bột mịn trộn đều rồi lấy uống với nước cháo đại mạch. Mỗi lần uống 1 chỉ (xấp xỉ 4g), ngày uống 3 lần.
Các tác dụng khác
Ngoài tác dụng làm cho nước đục biến thành trong, phèn còn có nhiều tiện ích khác mà ít người biết được. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
- Quấy hồ bằng bột mì hoặc tinh bột gạo, cho phèn chua vào, hồ không bị chua và mốc.
- Nếu rửa tay, chân trong nước pha 1% phèn chua, có thể làm cho da không bị ngứa, trị được bệnh nước ăn chân.
- Trong phích, ống nhổ, sọt rác bị cáu bẩn, đem ngâm trong nước phèn chua nồng độ 10%, các chất cáu bẩn sẽ dễ dàng rửa sạch.
- Quần áo mới mua về, để tránh phai màu, bạn hãy ngâm trong nước phèn nồng độ 10% khoảng 1 giờ, sau đó giặt lại bằng nước sạch.
Theo TNO
Những công dụng tuyệt vời của tía tô
Tía tô từ lâu đã phổ biến trong dân gian. Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, tía tô còn giúp chữa nhiều chứng bệnh thường gặp.
Dân gian thường dùng tía tô để chữa ngoại cảm phong hàn (Ảnh minh họa)
Tía tô hay còn gọi là é tía, tử tô. Tía tô chứa 0,3 - 0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, -pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, -cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd. Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, Nitơ 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic). (nguồn: Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh).
Trong Đông y, hạt của cây tía tô được gọi là tô tử, cành của cây tía tô gọi là tô ngạnh, lá tía tô gọi là tô diệp.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, chủ tịch Hội đông y quận Ba Đình, Hà Nội: Tía tô có vị cay, tính ấm, không độc, vào 2 kinh phế và tỳ (lá nách), kỵ với cá chép (không được ăn tía tô với cá chép).
Tía tô có tác dụng tán phong hàn, lý khí - khoan hung, giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc cua cá. Riêng tô ngạnh không có tác dụng giải biểu mà chỉ có tác dụng lý khí (hành khí).
Kinh nghiệm dân gian thường dùng tía tô để chữa ngoại cảm phong hàn (nôn, mửa, đau đầu, sốt, đau nhức các khớp xương); chữa động thai và trúng độc cua cá.
Một số bài thuốc từ tía tô:
Xâm tô ẩm: Chữa cảm mạo, nhức đầu, đau nhức khớp xương: tía tô 10g khô, chỉ xác (chế biến từ quả già phơi sấy khô của một số cây họ cam quýt) 10g, nhân sâm 10g, cát cánh 10g, trần bì (vỏ quýt khô để lâu năm) 10g, bán hạ 10g, tiền hồ 10g, can khương (gừng khô) 10g, cam thảo 4g, đem sắc uống ngày 1 thang.
Tử tô ẩm: Chữa chứng tử huyền - động thai: Khi thai được 4, 5 tháng, thai động không yên, ngực sườn đầy tức, chướng. Nguyên nhân là do can khí nghịch lên. Lấy cành, lá tía tô 8g, đảng sâm 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, trần bì 12g, đại phúc bì 8g, sinh khương 8g, cam thảo 4g, sắc ngày uống 1 thang, ngày 3 lần. Lưu ý: Trường hợp sảy thai, thai hư, những người suy nhược cơ thể, cơ thể yếu, không bị đầy chướng bụng thì không dùng bài thuốc trên (thay bằng bài đương quy thang).
Tía tô chữa ngộ độc kho cá: Lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 4g, đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Theo VNE
Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ trầu không Ngoài việc dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau, thuốc lào và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không như một vị thuốc dân gian để trị rất nhiều bệnh. 1. Chữa các vết lở loét, mụn nhọt Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi...