Khám phá chân dung các nhà tạo mẫu nổi tiếng trong Tuần Phim thời trang 2020
Tuần Phim thời trang do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức là sự kiện hàng năm thu hút được sự quan tâm và mong đợi của công chúng Việt Nam.
Đây là dịp mà giới mộ điệu có thể khám phá được những bí mật, hậu trường của ngành thời trang: từ ngành thời trang may sẵn đến thời trang cao cấp.
Năm nay, Tuần Phim thời trang được tổ chức từ ngày 28-9 đến ngày 5-10 với 4 bộ phim tài liệu của Pháp chưa từng được công chiếu ở Việt Nam gồm: Cách mạng thời trang về ngành công nghiệp thời trang thế giới; Đàn ông phong cách về công việc sáng tạo thời trang nam; Chân dung tự họa của Karl Lagerfeld, Theo dấu chân Christian Louboutin về hai nhà thiết kế thời trang vĩ đại của nước Pháp.
Được giới thiệu trong tuần phim đặc biệt này, bộ phim tài liệu Cách mạng thời trang phân tích góc khuất, sự trôi dạt của ngành công nghiệp không khói thông qua các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, trong đó đáng chú ý là nhà tiên tri nổi tiếng Li Edelkoort, và thông qua hoạt hình đồ họa. Ở New York, Tel Aviv, Amsterdam hay Paris, bộ phim cũng góp tiếng nói cho những nhà hoạt động thời trang quốc tế mới, có mong muốn suy nghĩ lại về hệ thống ngành thời trang nói chung.
Bằng sự tinh tường về ngành thời trang cùng với cách tiếp cận mới mẻ, thông qua phim tài liệu Đàn ông phong cách Loc Prigent đã tạo ra một cơn lốc những hình ảnh ngọt ngào nhưng đầy chân thực, vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về sự ngông cuồng của những nhà sáng tạo cũng như thói quen quái dị của các quý ông ngày nay, đồng thời không quên tôn vinh những người làm việc không mệt mỏi để làm đẹp hình ảnh cho những quý ông này. “Cuộc thám hiểm” của Loc đã mang đến cảm giác về hơi thở tự do tràn đầy sức sống đang làm rung chuyển tủ quần áo của các đấng mày râu, chiếc tủ vốn bị “lên án” hà khắc từ thời Victoria.
Một cảnh trong phim “Tấm Cám – Chuyện chưa kể”
Với mục đích thúc đẩy đối thoại, giao lưu trao đổi văn hóa Pháp và văn hóa Việt Nam, Tuần phim Fashion Week 2020 sẽ mở đầu với phim Tấm Cám- Chuyện chưa kể. Ngoài việc lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Tấm Cám nhưng khai thác theo hướng kỳ ảo, bộ phim đầu tay của Ngô Thanh Vân còn khiến khán giả không thể rời mắt khỏi những bộ trang phục truyền thống của Việt Nam những thế kỷ trước nhưng vẫn mang âm hưởng nghệ thuật trong từng tà áo, trâm cài. Bộ phim không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện cổ tích mà còn tái hiện cho người xem dòng lịch sử rực rỡ của thời trang Việt xưa.
5 bộ phim với đa dạng thể loại về thế giới thời trang hứa hẹn đem lại cho người xem những cảm xúc bùng nổ, những trải nghiệm đặc sắc cũng như những góc nhìn đa chiều, chân thực hơn về làng mode thế giới.
Lịch sử về chiếc áo khoác huyền thoại của 'gã khổng lồ' Chanel
Gabrielle 'Coco' Chanel tạo ra chiếc áo khoác vải tuýt đầu tiên cách đây gần 100 năm. Chiếc áo đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại, tự tin, thành đạt.
Trong ngành công nghiệp thời trang, để thiết kế một thứ gì đó dễ nhận biết và tồn tại lâu hơn cả đời người là một kỷ công mà bất cứ ai cũng hướng tới. Một trong những biểu tượng vượt thời gian trong làng thời trang chính là chiếc áo khoác Chanel.
Nhà thiết kế người Pháp Gabrielle Chanel sinh ra trong thời kỳ mà phụ nữ bị bó buộc bởi rất nhiều quy tức hàng ngày. Vậy nên bà muốn tạo ra những bộ vest trang trọng, sành điệu mà vẫn thoải mái cho phái đẹp. Ý tưởng nhen nhúm từ 100 năm trước của bà đã tạo nên một cuộc cách mạng. Những bộ đồ vải tuýt của Chanel vẫn nổi tiếng đến tận bây giờ.
Vào giữa những năm 1920, Gabrielle 'Coco' Chanel thường xuyên mượn quần áo của người yêu, công tước Westminster vì thích chất liệu vải của chúng. Lúc đó vải tuýt chỉ được dùng để may đồ nam nhưng Gabrielle nuôi tham vọng chuyển nó sang chất liệu dùng cho cả phụ nữ. Năm 1925, bộ quần áo vải tuýt đầu tiên của Gabrielle Chanel được ra đời, đánh dấu thời điểm sinh ra một huyền thoại thời trang.
Trong những năm sau đó, bà chuyển nhà máy của mình từ Scotland sang Pháp, tập trung vào công việc tinh chế vải tuýt (kết hợp với lụa và len) để tạo ra phiên bản nhẹ hơn, bóng hơn. Áo khoác của bà có dáng thẳng đứng, hình hộp. Thân áo được trang trí với 4 chiếc túi, trên nắp túi sẽ gắn biểu tượng của Chanel như đầu sư tử, hoa trà, vỏ lúa mì, logo 2 chữ C lồng vào nhau...Sau sự ra đời tiền đề đó, Karl Lagerfeld tiếp nối và tạo ra những chiếc áo khoác thật sự lôi cuốn.
Năm 1983, 10 năm sau khi nhà sáng lập Chanel qua đời, Karl Lagerfeld trở thành người đứng đầu ngôi nhà và nhận nhiệm vụ củng cố lại vị thế của chiếc áo khoác vải tuýt. Suốt 35 năm tiếp theo, ông liên tục biến tấu chiếc áo khoác nguyên sơ của bà thành các sản phẩm thanh lịch, hiện đại mà không kém phần hài hước. Chiếc áo cứng nhắc ngày nào nay được làm với chất liệu vải bố, sequin, lông vũ, denim, cao su, và thậm chí là xi măng. Chiều dài áo và cách thiết kế tay áo cũng được cách tân thêm rất nhiều. Trí tưởng tượng vô biên của Karl Lagerfeld đã biến chiếc áo khoác Chanel sườn thành biểu tượng được ham muốn trên toàn thế giới.
Karl Lagerfeld qua đời vào năm 2019. Vai trò giám đốc nghệ thuật của Chanel được chuyển cho cánh tay phải lâu năm của ông, Virginie Viard. Viard kế thừa và tiếp tục mở rộng các sản phẩm của Chanel mà không đánh mất đi những giá trị truyền thống mà Gabrielle Chanel và Lagerfeld để lại. Áo khoác vải tuýt của hãng có thiết kế tự do, phóng khoáng hơn thời kỳ trước, phù hợp với những người phụ nữ hiện đại, chủ động về mặt tài chính.
Các xu hướng thời trang đến và đi theo mùa nhưng chiếc áo khoác Chanel chưa bao giờ bị đánh giá là lỗi thời. Dù không am hiểu nhiều về thế giới thời trang cao cấp, người ta vẫn dễ dàng nhận ra một thiết kế Chanel giữa hàng nghìn sản phẩm khác. Chiếc áo vải tuýt của Chanel giống như một tác phẩm kinh điển vượt thời gian. Không những thế, sự tự tin, tự hào mà nó mang lại cho người mặc là giá trị không thể đong đếm được.
Thưởng thức Tuần lễ Phim Thời trang thú vị tại Việt Nam Tuần lễ Phim Thời trang lần thứ ba sẽ được Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28/9-5/10 với 5 bộ phim đặc sắc của Pháp và Việt Nam. Tuần lễ Phim thời trang (Fashion Week) lần thứ 3 do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức là sự kiện hàng năm thu hút được sự quan tâm...