Khám phá cảnh đẹp 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam
10 tỉnh thành có diện tích khiêm tốn nhưng vẫn hấp dẫn du khách gần xa nhờ có nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp, văn hoá lâu đời và ẩm thực đắc sắc.
1. Bắc Ninh (822,71 km2) : Vùng đất của những câu ca quan họ, hát giao duyên liền anh, liền chị. Tới Bắc Ninh, du khách sẽ được ngắm những thắng cảnh trời phú, tìm về nguồn cội với các di tích cổ xưa như.
Điểm đến: làng tranh Đông Hồ, chùa Phật Tích, Đình Bảng, Đền Đô, chùa Dâu, Hội Lim…
Ẩm thực: Bánh phu thê, bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh đa kế.
2. Hà Nam (860,5 km2): Mảnh đất địa linh nhân kiệt, Hà Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và làng nghề truyền thống.
Điểm đến: Nếu có dịp ghé thăm Hà Nam, bạn hãy ghé thăm nhà của Bá Kiến (xóm 11, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), địa danh gắn liền với tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Từ tháng 1 tới tháng 3, nơi đây có nhiều lễ hội truyền thống như: Hội làng Duy Hải, hội Dương Hồ, hội làng Gừa…
Tới Hà Nam, du khách có dịp tham quan vãn cảnh chùa Bà Đanh – núi Ngọc, Đền Trúc – Ngũ Động Sơn, Kẽm Trống, làng trống Đọi Tam, làng dệt lụa tơ tằm Nha Xá…
Ẩm thực: Cá kho làng Vũ Đại, chim to dần, bánh cuốn Phủ Lý, mắm cáy Bình Lục, rượu làng Vọc, bún Tái Kênh, chuối ngự Đại Hoàng, quýt Lý Nhân.
3. Hưng Yên (926,0 km2): Là mảnh đất có truyền thống hiếu học, nơi đây là quê hương của rất nhiều nhà khoa bảng và nhân sĩ yêu nước.
Điểm đến : Phố Hiến nơi lưu giữ giá trị lịch sử, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn các quần thể kiến trúc lớn như: chùa Hiến, đền Mẫu, hồ Bán Nguyệt, chùa Chuông, văn miếu Xích Đằng. Mỗi một công trình đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đặc sắc.
Làng Nôm lưu giữ nhiều nét kiến trúc cổ xưa; đền Chử Đồng Tử nơi thờ Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung; làng nghề Thủ Sỹ, chùa Phúc Lâm…
Ẩm thực : Tháng 7, Hưng Yên nổi tiếng với mùa nhãn lồng và những vườn sen nở mênh mông. Sự kết hợp giữa nhãn và hạt sen cho ra đời món chè sen long nhãn ngon mát lành. Ngoài ra, du khách có dịp thường thức chả gà tiểu quan, bánh răng bừa Phụng Cưa.
4. Vĩnh Phúc (1.238,6 km2): Vùng đất Vĩnh Phúc từng giữ vị trí trung tâm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, cùng với Phú Thọ là nơi sinh tụ đầu tiên của cư dân nước Việt.
Điểm đến: Tam Đảo là khu nghỉ mát được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây được ví như “Đà Lạt của miền Bắc” hay “Sa Pa thứ hai” của Việt Nam.
Ngoài Tam Đảo, ở Vĩnh Phúc còn nhiều điểm đến thú vị như: Hồ Đại Lải, làng hoa Mê Linh, khu du lịch Đầm Vạc, làng gốm Hương Canh.
Ẩm thực: thịt bò tái kiến đốt, rau su su, cá thính Lập Thạch, rượu dừa Yên Lạc, đậu rùa Tuân Chính, Vĩnh Tường, cá thèo, cá trôi suối, cá bống suối và các món cá suối kho ăn với cơm niêu, rau su su, hoa nghệ xào lăn.
Video đang HOT
5. Đà Nẵng (1.285,4 km2). Được coi là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, Đà Nẵng là thành phố du lịch mang tầm vóc quốc tế.
Điểm đến: Đà Nẵng là thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ngũ Hành Sơn, Đảo Cù lao Chàm, sông Hàn; nhiều cây cầu với lối kiến trúc độc đáo: Cầu Rồng, Cầu Sông Hàn…
Đà Nẵng có nhiều khu vui chơi: Bà Nà Hills, Asia Park – Sunworld Đà Nẵng Wonders, Bảo tàng 3D TrickEye, suối khoáng Thần Tài…
Ẩm thực: Mì Quảng, bánh xèo tôm nhảy, bún chả cá, bún mắm, bánh canh ruộng, cao lầu, cơm gà…
6. Ninh Bình (1.378.1 km2). Là mảnh đất di sản nổi tiếng, Ninh Bình được biết đến với Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới – quần thể danh thắng Tràng An cùng nhiều địa danh hấp dẫn khác.
Điểm đến : nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương, Khu BTTN Vân Long, Tam Cốc – Bích Động, cố đô Hoa Lư, Hang Mùa, chùa Bái Đính, động Am Tiên, vườn chim Thung Nham.
Ẩm thực: Cơm cháy ruốc, thịt dê núi, xôi trứng kiến, bún mọc, rượu cần Nho Quan, cá kho gáo, miến lươn, cua đồng rang lá lốt, bánh trôi.
7. Cần Thơ (1.409,0 km2), là đô thị lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, hấp dẫn du khách nhờ vẻ đẹp bình dị của đời sống miền sông nước.
Điểm đến : chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng, nhà cổ Bình Thủy, làng du lịch Mỹ Khánh, bãi biển Cần Thơ, miệt vườn trái cây, làng hoa Bà Bộ, chợ đêm Tây Đô, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, bảo tàng Cần Thơ.
Ẩm thực : nem nướng Cái Răng, bánh Cống, bánh tét lá cẩm, ốc nướng tiêu xanh, ba khía rang me, sủi cảo A Chảy, bánh hỏi mặt võng Phong Điền, hủ tiếu khô Sa Đéc, bánh xèo củ hủ dừa, bánh tằm bì, cá kèo nướng ống sậy, lẩu cá linh bông điên điển…
8. Vĩnh Long (1.475 km2). Nằm trọn trong lưu vực sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long mang những nét đặc trưng của thiên nhiên và văn hóa miền Tây.
Điểm đến : Khu du lịch Vĩnh Sang, chợ nổi Trà Ôn, cầu Mỹ Thuận, Văn Thánh Miếu, khu sinh thái nhà xưa, cù lao An Bình, chùa cổ Long An, chùa Tiên Châu, vườn kinh phật bằng đá…
Ẩm thực: Cá tai tượng chiên xù, khoai lang mắm sống cuốn lá cách, cá lóc nướng trui, chuột đồng nướng, bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ, cá út nấu canh chua, nấm mối, cá cóc kho nước dừa, cá cóc nấu canh chua, cá lăng nấu canh chua, gà hấp rượu, lẩu cua đồng…
9. Hải Phòng (1.527,4 km2). Hải Phòng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, đồng thời cũng có nhiều thắng cảnh đẹp.
Điểm đến: Các địa danh nên ghé thăm ở “thành phố Hoa phượng đỏ” là đảo Cát Bà, khu du lịch Đồ Sơn, di tích Bạch Đằng Giang, Bảo tàng Hải Quân, đền Nghè, vịnh Lan Hạ, đảo Hòn Dấu, bến tàu không số K15, Núi Voi…
Ẩm thực: Bánh đa cua, lẩu cua, hải sản, bánh mì cay, bánh đúc Tàu, nem cua bể, giá bể xào, bánh bèo, thạch găng, bì bò…
10. Thái Bình (1.570,5 km2) miền “quê lúa, đất nghề”, nơi nền văn hóa lúa nước đã phát triển rực rỡ trong sử Việt. Di sản của nền văn hóa này là nhiều đền chùa cổ và sự thịnh hành của nghệ thuật chèo, múa rối nước.
Điểm đến: Chùa Keo, nhà thờ Bác Trạch, biển Đồng Châu, biển Cồn vành, biển Cồn Đen, đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm, làng vườn Bách Thuận.
Ẩm thực: Bánh cáy làng Nguyễn, gỏi Nhệch Thái Thuỵ, canh cá Quỳnh Côi…
Những chàng trai mê 'săn' cảnh đẹp hùng vĩ
Những chàng trai không ngại từ bỏ công việc để sống hết mình với đam mê ghi lại săn cảnh đẹp hùng vĩ khắp Việt Nam.
Nhà thờ Hầu Thào (Sa Pa) nhìn từ xa
Trước khi theo đuổi đam mê nhiếp ảnh, Bùi Xuân Việt (31 tuổi, ở TP.HCM), từng làm việc tại một ngân hàng ở TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Việt cho rằng bản thân đã học được rất nhiều thứ từ lĩnh vực ngân hàng, nhưng thứ Việt phải đánh đổi lại là nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ.
"Khi nhiếp ảnh đến với mình, nó đã thay đổi hoàn toàn bản thân, cho mình động lực để quyết tâm tạo dựng một cái gì đó cho riêng mình dựa trên đam mê chứ không còn là một nghề nghiệp mà ba mẹ đã định sẵn cho mình từ rất lâu", Xuân Việt chia sẻ.
Xuân Việt quyết định nghỉ việc tại ngân hàng để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh. Đó là quyết định rất khó khăn vì phải đối mặt sự phản đối từ gia đình lẫn bạn bè.
Hoa đào nở rộ trên đồi chè Ô Long (Sa Pa)
Anh Bùi Xuân Việt
"Lúc đó, không ai ủng hộ mình, làm mình cũng rất mông lung với tương lai, nhưng mình đã chọn theo đuổi đam mê nhiếp ảnh", Xuân Việt kể lại.
Thế là Xuân Việt dành thời gian đi nhiều nơi để săn lùng ảnh đẹp. Anh chia sẻ: "Bạn bè hay mọi người xung quanh cho rằng mình chỉ toàn đi du lịch. Tuy nhiên, việc đi săn ảnh hoàn toàn khác so với đi du lịch". Để bắt được nhiều cảnh đẹp, Xuân Việt phải đổ nhiều tâm huyết, không ngại khó khăn để tạo ra được một bức ảnh mãn nhãn.
Với những bức ảnh chụp sương, mây luồn, cảnh thiên nhiên kỳ vĩ... Việt phải luôn lựa chọn thời tiết, đợi ở điểm chụp vài ngày, có nơi phải đi đến vài lần mới được đúng thời điểm ưng ý.
Ảnh chụp ở huyện Bát Xá (Lào Cai)
"Ở Việt Nam, mỗi vùng sẽ đẹp theo mỗi mùa và mình phải canh đúng mùa để đi chụp. Chẳng hạn, ở biển thì thời điểm chụp thích hợp là vào tháng 11 đến tháng 3. Cảnh ruộng bậc thang ở Tây Bắc thì đẹp nhất là vào lúc lúa chín", anh Việt chia sẻ.
Để có những bức hình chân thật nhất, Việt phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng để kịp bình minh, đi vào những nơi hoang sơ ít người ở, không có điện, đi bộ hàng chục km với ba - lô 15 kg để tới điểm chụp...
"Mình từng gặp nguy hiểm khi đi chụp, như suýt bị sóng cuốn khi chụp ở đảo Phú Quý. Khi đó, gió cấp 8 và những con sóng cao qua nóc nhà 2 tầng cứ ập xuống, còn mình đứng sát mép đá bấm máy xong quay lại ôm máy chạy ngay", chàng trai 9X chia sẻ.
Trải qua những khó khăn, Việt nhận lại được là niềm hạnh phúc mỗi ngày vì được sống hết mình với đam mê. "Mình và vợ đã gặp được nhau trong một chuyến đi chụp tại Đà Lạt và sau đó hai đứa đã cùng nhau đồng hành trên mọi chuyến đi theo đuổi đam mê nhiếp ảnh. Đây cũng là một trong những điều tốt đẹp nhất mà đam mê nhiếp ảnh đã mang lại cho mình", Việt bồi hồi.
Là một người yêu thích du lịch khám phá, Phạm Xuân Quý (33 tuổi, ở TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) bị hút hồn bởi vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ nơi vùng cao sau chuyến thăm tỉnh Hà Giang.
"Tôi được tận mắt thấy cảnh đẹp hùng vĩ, yên bình và thơ mộng của cao nguyên đá... được thấy cảnh các em nhỏ vùng núi xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống, trên môi lúng liếng nụ cười, trên hết là sự thật thà và lạc quan đáng kinh ngạc của họ", Xuân Quý kể lại.
Từ đó, Xuân Quý luôn ấp ủ mong muốn sớm quay lại vùng cao, để tiếp tục khám phá và tìm hiểu nhiều hơn về cảnh đẹp và con người đồng bào dân tộc nơi đây.
Khoảng thời gian ở nhà thực hiện giãn cách xã hội hồi năm ngoái, Xuân Quý đã nhìn lại những bức ảnh mình chụp ở Hà Giang và chúng đã thôi thúc Quý phải sống khác.
Buổi chiều ở đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang)
Xuân Quý và đồng bào người Mông ở dốc Thẩm Mã (Hà Giang)
Vào tháng 5.2020, Xuân Quý quyết định xin nghỉ việc quản lý rạp chiếu phim, một mình xách ba lô bắt đầu hành trình dài khám phá vùng núi phía Bắc của đất nước.
"Ban đầu mình gặp khó khăn vì gia đình cũng thắc mắc và hỏi han rất nhiều vì đã gắn bó công việc này gần 8 năm. Sau đó, mình cố giải thích và may mắn được mẹ đồng cảm và chấp nhận", Xuân Quý nói.
Tính đến hiện tại, Xuân Quý đã khám phá khắp Hà Giang và các tỉnh Tây Bắc, ghi lại cuộc hành trình của mình bằng những bức ảnh về cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên và có cả những nụ cười tươi rối trên môi những trẻ thơ nơi vùng núi.
Không phải là một nhiếp ảnh chuyên nghiệp, Xuân Quý tự trao dồi kiến thức chụp ảnh qua internet và qua kinh nghiệm được chia sẻ từ bạn bè.
Đường xuống sông Nho Quế (Hà Giang)
Cảnh ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái)
"Ban đầu mình chụp ảnh rất non, không có chiều sâu, nhưng qua mỗi chuyến đi thì tay nghề có lên được một chút, mặc dù tới giờ ảnh của mình cũng không phải đẹp gì nhưng mình cảm thấy hài lòng về điều đó", Xuân Quý chia sẻ.
Xuân Quý cho biết muốn bắt lại những khoảnh khắc đẹp nơi vùng cao và chia sẻ đến mọi người, để nơi đây có thêm nhiều người biết và tìm đến. Anh hy vọng trong tương lai du lịch vùng cao sẽ phát triển, qua đó tạo được nhiều cơ hội việc làm cho đồng bào dân tộc.
"Mình không hối hận khi quyết định từ bỏ công việc 8 năm. Mình cảm thấy những trải nghiệm nhận được trong suốt hành trình là hoàn toàn xứng đáng", chàng trai mê săn cảnh đẹp chia sẻ.
Chàng trai Séc ở Việt Nam gợi ý cảnh đẹp, món ngon cho hội cuồng xứ Tiệp Không biết làm gì khi đến CH Séc? Hãy nghe dân bản địa gợi ý các trải nghiệm, bảo đảm không ghiền không về. Anh Michal Majkl Le sinh ra ở Cộng hòa Séc, anh có bố là người Việt, mẹ là người Séc. Michal Majkl Le đã sống ở Việt Nam được 7 năm. Tốt nghiệp Đại học Hà Nội, anh thành...