Khám phá cách nấu thắng cố tinh hoa ẩm thực vùng cao
Nhắc đến Sapa không chỉ có Phanxipang mà ở đây còn sở hữu một đặc sản nhiều người yêu thích.
Đó chính là thắng cố hay lẩu ngựa. Nếu ai chưa từng đến đây, chưa từng được thử hương vị thì nghĩ rằng chúng không được hấp dẫn cho lắm, thậm chí là e sợ. Nhưng chỉ cần thử lần đầu thôi, chúng tôi đảm bảo, bạn sẽ thích mê cho mà xem. Hương vị mới lạ, đặc biệt ăn kèm với các loại rau rừng nữa thì quá tuyệt. Cùng tìm hiểu ngay về món thắng cố này xem sao nhé!
Thắng cố là món gì?
Thắng cố (lẩu ngựa) hay còn có tên khác “tháng cố” là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mong, có xuất xứ từ Vân Nam- Trung Quốc. Sau này du nhập sang các dân tộc Dao, Tày…Món thịt này theo truyền thống là được nấu từ thịt ngựa, cùng với cả thịt bò, thịt trâu…Theo như lời của người dân tại đây: Thắng cố ra đời cách đây khoảng gần 200 năm khi người H’mong, Nùng, Tày về Bắc Hà cư trú.
Về tên gọi “thắng cố” hiện có 3 giả thuyết như sau:
- Tên “thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán- Mông, đọc theo âm Hán Việt là “thang cốt”, có nghĩa là “canh xương”.
- Tên “thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt là “thang hoắc”.
- Tên “thắng cố” là biến âm của “thoảng cố”, trong tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Cũng có người cho rằng trong tiếng Mông, “thắng cố” có nghĩa là “canh thịt”.
Người Trung Quốc có món bánh canh há cảo nhân thắng cố, không như thắng cố được nấu theo kiểu cũ mà người ta cho thêm bột ngũ vị hương. Khi ăn, họ ăn kèm với đậu hũ thối.
Video đang HOT
Nguyên liệu nấu thắng cố
Nhìn nồi lẩu thắng cố đơn giản nhưng thực ra chúng được nấu từ 12 gia vị truyền thống của người dân tộc như hoa hồi, thảo quả, quế chi, gừng, gừng cùng nhiều loại gia vị đặc biệt khác chỉ có ở đây. Trong đó, cây thắng cố là gia vị không thể thiếu.
Các nguyên liệu để nấu thắng cố bao gồm:
- Phần thịt: thịt ba chỉ ngựa, da, xương sụn ngựa và nội tạng ngựa
- Phần gia vị: hoa hồi, lá thảo quả, quế chi, gừng, sả
- Các nguyên liệu khác: Kỷ tử, đẳng sâm, ý dĩ, hạt sen, ngải cứu (mỗi thứ một chút)
Hiện nay, phần gia vị của món thắng cố có thể bị biến đổi để phù hợp hơn với các khách hàng. Khi ăn, bạn để chảo lên bếp đun, ăn đến đâu thì múc ra bát đến đó. Điểm đặc biệt của ăn thắng cố là ăn bằng bát to, mỗi người một đôi đũa gắp chung. Không ăn bát con, bên cạnh là một ống tre đựng ớt để chấm, chai rượu và mấy ống tre nhỏ để rót rượu uống.
Cách nấu thắng cố ngựa
Là món ăn nổi tiếng của Tây Bắc, tuy có cách chế biến đơn giản nhưng không phải ai cũng nấu được ngon, ra chuẩn vị.
- Trước tiên, người ta cần mổ ngựa, làm sạch sẽ, lấy hết nội tạng của ngựa và chặt ra từng miếng.
- Sau đó, họ sử dụng bếp lửa than phải rực hồng, dùng 1 chiếc chảo lớn, chảo cũ, không được dùng chảo mới. Rồi cho các nguyên liệu như thịt thủ, thịt mông, xương…vào chảo cùng 1 lúc. Xào lăn không cần cho mỡ ngoài mà dùng chính mỡ có trong thịt ngựa để xào. Đợi khi miếng thịt se se lại, người ta cho nước vào chảo. Rồi cứ vậy ninh sôi với lửa lớn cả tiếng đồng hồ.
- Trong quá trình nước sôi thế này, người ta múc từng muỗng bọt bẩn ra bên ngoài để nước xương được ngọt và trong hơn. Các bộ phận như lòng, gan, tim… cho vào sau cùng và đun nhừ. Ngoài ra không thể thiếu các loại rau tươi ngon nữa nhé!
Làm nước chấm thắng cố
Vì thắng cố có mùi và hương vị đặc trưng nên nước chấm cũng không quá cầu kỳ. Họ thường dùng muối trắng hoặc bột canh, cho thêm ít ớt thêm cay cay. Hoặc nếu thích độc đáo hơn, bạn pha chút nước xì dầu cùng với tỏi băm nhỏ chấm cũng rất độc đáo nhé. Đây là món ăn thường được làm vào những ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, hội làng, chợ phiên…
Khi thưởng thức thắng cố, bạn sẽ cảm nhận rõ mùi thơm bùi bùi của thịt ngựa, ăn có chút cau cay, ngọt ngọt từ các loại gia vị đặc trưng, thêm nước dùng đậm đà từ xương, ăn ghém các loại rau nữa. Ôi tất cả đều hòa quyện khiến cho mọi thứ trở nên thật hoàn hảo.
Món đặc sản "đậm mùi" dễ gây thương nhớ của người H'Mông ở Bắc Hà
Thắng cố là món ăn rất nổi tiếng của miền núi phía Bắc Việt Nam. Bất cứ ai đã đến với Sapa - Lào Cai đều không thể không nếm thử món ăn này.
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H'Mông, xuất hiện cách đây 200 năm khi người H'Mông về Bắc Hà - Lào Cai cư trú, sau được các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Thái,...học tập, trở thành món ăn phổ biến không thể thiếu của các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong các phiên chợ của đồng bào dân tộc vùng cao.
Thắng cố truyền thống của người H'Mông chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai, quê hương của món ăn độc đáo này.
Cách nấu thắng cố rất đơn giản, gia vị truyền thống gồm 12 thứ gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác, trong đó cây thắng cố là gia vị thứ 12. Thịt và "lục phủ ngũ tạng" được rửa sạch, luộc chín, đôi khi còn được ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ. Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.
Để thưởng thức thắng cố với hương vị nguyên bản, du khách nên đến với những phiên chợ của người H'Mông ở Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, những nơi mà cách nấu và nguyên liệu nấu thắng cố vẫn chưa bị cải biến đi nhiều. Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, ăn rất giòn, thịt ngựa bùi bùi, ngòn ngọt, ăn kèm với các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,... chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương nổi tiếng cay, nồng, giúp thực khách xua tan đi cảm giác rét mướt của núi rừng vùng cao.
Nhiều thực khách không quen với cách chế biến cũng như cách ăn thắng cố của đồng bào dân tộc tại các phiên chợ vẫn có thể thưởng thức món ăn độc đáo này tại các nhà hàng, nơi thắng cố được chế biến như những nồi lẩu, thịt và nội tạng ngựa cũng được chế biến "vệ sinh hơn", hợp với khẩu vị và cách thưởng thức của người Kinh.
Với những người sành ăn, ăn thắng cố chắc chắn phải nhâm nhi với rượu ngô Bắc Hà hoặc rượu San Lùng - thứ rượu nồng ấm, thơm phức, được kết từ tinh hoa của núi rừng. Bằng cách ấy, thực khách sẽ không chỉ được "no cái bụng", mà còn "say cái tình" của đồng bào các dân tộc vùng cao, những con người chất phác, thật thà, mến khách.
Độc đáo bánh khoai mì ở Mơ Hra Giữa những món ăn mang đậm bản sắc của người Bahnar ở Làng du lịch cộng đồng Mơ Hra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), bánh làm từ củ mì để khai vị luôn gây bất ngờ cho các đoàn du khách bởi phong vị độc đáo, gây ấn tượng mạnh về thị giác lẫn cảm xúc. Mâm bánh vừa...