Khám phá Binh chủng Đặc công tinh nhuệ của Việt Nam
Binh chủng Đặc công là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ…
Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Mặc dù Binh chủng Đặc công chính thức ra đời từ ngày 19/3/1967, tuy nhiên các đơn vị thuộc binh chủng sau này đã ra đời ngay từ trong kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này, lực lượng đặc công đã ghi dấu một số trận đánh thành công vào đồn bốt kiên cố của quân Pháp, đánh chìm nhiều tàu địch trên các tuyến đường sông, biển.
Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội đặc công đã đánh hàng chục nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân đối phương, phá hỏng hàng nghìn máy bay, 1.600 khẩu pháo, 9.000 xe quân sự, 400 tàu xuồng chiến đấu…Đặc biệt, bộ đội đặc công Việt Nam còn tấn công máy bay ném bom B-52 Mỹ ngay tại căn cứ đặt ở Thái Lan.
Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, hệ thống lý luận và tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật của Binh chủng Đặc công đã từng bước được hoàn chỉnh, trong đó khẳng định chức năng chiến đấu của đặc công là: Tiến công những mục tiêu hiểm yếu, quan trọng trong hậu phương và trong chiều sâu đội hình đối phương cả trên đất liền, sông, biển, hải đảo…
… Khẳng định cách đánh đặc công là cách đánh bằng lực lượng ít nhưng chất lượng cao, trang bị gọn, nhẹ, có uy lực, luồn sâu tạo thế có lợi hơn hẳn đối phương, đánh gần, đánh hiểm, đánh nhanh, đạt hiệu suất cao, hiệu quả lớn, trong đó có nhiều trận thắng lợi đạt giá trị chiến dịch, chiến lược.
Qua quá trình chiến đấu, trưởng thành, đặc công Việt Nam chia thành 3 lực lượng chính gồm: đặc công bộ, đặc công nước và đặc công biệt động. Trong ảnh, các chiến sĩ đặc công bộ ngụy trang tiếp cận mục tiêu.
Trong đó, lực lượng đặc công đánh bộ có khả năng tác chiến ở cả đồng bằng, rừng núi và đô thị, đánh vào các mục tiêu trên bộ.
Video đang HOT
Bộ đội đặc công Việt Nam trình diễn kĩ thuật ngụy trang tuyệt vời.
Đặc công nước chuyên đánh phá mục tiêu trên sông, biển, đánh phá cầu, phà…
Hằng ngày, cùng với luyện tập các nội dung, kỹ thuật, chiến thuật, võ chiến đấu trên bờ và dưới nước, các chiến đấu viên đặc công nước còn luyện rèn sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai ở nhiều địa hình, độ sâu khác nhau trên biển và cách khắc phục, không chỉ với đối phương, mà còn cả cách đối phó với rắn, rết, các loại côn trùng cũng như các loại động vật, sinh vật biển gây hại cho người như sứa, cá mập.
Hàng ngày, bình quân mỗi lính đặc công nước phải luyện tập bơi trên biển từ 15 đến 20km.
Chiến sĩ đặc công nước huấn luyện tiếp cận mục tiêu với vũ khí dao.
Còn Đặc công Biệt động chuyên hoạt động và đánh các mục tiêu ở đô thị và vùng ven, vùng sâu, khi cần có thể đánh các mục tiêu dưới nước, ở vùng nông thôn đồng bằng và rừng núi.
Ngoài nhiệm vụ chính được giao phó, hiện nay các đơn vị đặc công tinh nhuệ của Việt Nam còn được giao nhiệm vụ chống khủng bố.
Các chiến sĩ đặc công trong nhiệm vụ mới – chống khủng bố được Đảng, Nhà nước và Quân đội đầu tư nhiều trang bị mới. Ví dụ như xe thang trong ảnh.
Các chiến sĩ đặc công còn được trang bị thêm một số loại súng mới như tiểu liên Uzi bên cạnh các khẩu súng AK truyền thống.
Theo Kiến Thức
Thăm nơi tôi luyện lính đặc công anh hùng
Phá bẫy chông, vượt tường đá, băng qua rào dây thép gai, đổ bộ với trực thăng hay tham gia giải cứu con tin là những nhiệm vụ được các chiến sĩ đặc công tập luyện thuần thục.
Lữ đoàn Đặc công 113 ra đời ngày 3/6/1972 tại một khu rừng bên suối Bà Hào, chiến khu D (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đơn vị đã đánh hơn 200 trận trong kháng chiến chống Mỹ cùng hàng trăm trận trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, diệt nhiều sinh lực, vũ khí phương tiện của địch. Đây là Lữ đoàn đặc công đã 3 lần được phong anh hùng (vào các năm 1975, 1979, 2000).
Các bài tập của lính đặc công rất đa dạng. Trong ảnh là Đoàn 113 tham gia huấn luyện đổ bộ bằng trực thăng, tiến hành tiếp cận mục tiêu.
Những màn đổ bộ được các chiến sĩ thực hành thuần thục.
Lực lượng đặc công tiến công, giải thoát con tin trong tình huống giả định...
... và tiếp cận mục tiêu nhanh và chính xác nhất.
Màn hóa trang của lính đặc công liên đội 27, Lữ đặc công 113. Nhiều năm chiến đấu, những người lính đặc công là nỗi khiếp đảm của kẻ địch.
Luyện tập trèo vách, vượt chông, dây thép gai... được các chiến sĩ Lữ đoàn 113 tập luyện thường xuyên. Trung tá Hoàng Đình Ánh, liên đội trưởng liên đội 27, Lữ đoàn đặc công 113 cho biết: "Chúng tôi thường xuyên huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiệm nhiệm vụ trung tâm của Lữ đoàn. Ngoài ra, liên đội còn tham gia làm công tác dân vận, cứu hộ, phòng chống cháy rừng".
Các chiến sĩ trẻ tìm cách vượt qua bẫy chông dày đặc.
Khuôn mặt căng thẳng, tập trung cao độ vô hiệu hóa từng chiếc chông để đồng đội phía sau tiến lên.
Luyện tập theo nhóm, đội giúp các chiến sĩ hỗ trợ nhau tốt hơn.
Phía trước các chiến sĩ là hàng rào dây thép gai, người lính có nhiệm vụ cắt đứt rào dây và dò tìm vật cản, sau khi cảm thấy an toàn...
... đồng đội phía sau sẽ xông lên để đánh phá đồn địch. Các động tác được thực hiện nhanh gọn.
Trèo vách đá dựng đứng cao hàng chục mét bằng tay không.
Những người lính đặc công trẻ của Lữ đoàn 113, Binh chủng Đặc công cất vang bài hát truyền thống sau giờ tập luyện trên thao trường.
Theo Tri Thức
Những màn biểu diễn thót tim của đặc công Việt Nam Để có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện khắc nghiệt, người chiến sĩ đặc công phải trải qua quá trình khổ luyện với những tình huống khắc nghiệt đến nghẹt thở. Vừa qua, tại Trường Sĩ quan Đặc công, Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công đã đến kiểm tra cán bộ, chiến...