Khám phá biến thể xe tăng T-72 Việt Nam từng muốn mua
Nhằm hiện đại hóa lục quân, năm 2005 đã có tin Việt Nam muốn mua 150 xe tăng T-72 đã qua sử dụng từ Ba Lan.
Xe tăng T-72 là một trong những loại tăng thành công nhất được chế tạo dưới thời Liên Xô. Khoảng 25.000 chiếc được các nhà máy của Liên Xô và một số nước ở Đông Âu, Trung Đông sản xuất từ năm 1971 tới tận ngày nay. Trong số này, cũng có tới hàng nghàn chiếc được xuất khẩu tới khoảng 40-50 quốc gia trên khắp thế giời. Mà tới tận hôm nay, vẫn có tầm 40 nước sử dụng với số lượng lớn. Theo một số nguồn tin báo chí quốc tế, năm 2005 Việt Nam muốn mua 150 xe tăng T-72 đã qua sử dụng từ Ba Lan nhằm hiện đại hóa lực lượng tăng – thiết giáp. Tuy vậy, sau cùng thì thương vụ đã không được thực hiện vì một số lý do. Loại T-72 mà Việt Nam muốn mua từ Ba Lan được xác định là biến thể T-72M1. T-72M1 là biến thể xuất khẩu của xe tăng T-72A ra mắt năm 1979 dành cho các nước ở Đông Âu. Loại tăng này được chế tạo tại Ba Lan và Tiệp Khắc theo giấy phép sản xuất từ Liên Xô. Cơ bản thì T-72M1 giống với T-72A về tính năng, thiết kế. Giáp xe tăng T-72 mà Việt Nam định mua sử dụng giáp phức hợp composite và có thêm váy bảo vệ hông. Giáp trước của T-72 được đánh giá là có khả năng chống đỡ đạn 105mm của xe tăng M60 Mỹ ở cự ly bắn 2.000m. Nếu được nâng cấp với giáp phản ứng nổ Kontakt-5 thì có thể chống đỡ đạn pháo 120mm của xe tăng M1 Abrams ở cự ly bắn 1.500m. Quang mặt trước tháp pháo tăng T-72 được lắp 12 ống phóng lựu đạn khói (một bên 7 và một bên 5 ống). Về mặt hỏa lực, xe tăng T-72M1 nói riêng và T-72 nói chung đều trang bị pháo chính 125mm 2A46 có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Pháo chính trang bị nhiều loại đạn xuyên giáp như đạn BM-48-2 có thể xuyên thủng giáp trước M1 Abrams cách 1.000-3.000m. Tầm bắn tối đa của pháo lên tới 9,1km. Pháo chính trang bị thiết bị nạp đạn tự động cho tốc độ nạp bắn 6,5-15 giây/viên nhưng được cho là độ tin cậy thấp. Thiết bị tự nạp sẽ đẩy nòng súng lên cao 3 độ nhằm ấn đuôi nòng xuống để nạp đạn, nhưng không ảnh hưởng đến tầm ngắm độc lập của pháo thủ. Nói chung việc nạp đạn cũng không gây nhiều phiền hà, và vỏ đạn cũng dễ cầm hơn. Ảnh: cận cảnh bộ phận pháo chính 125mm bên trong tháp pháo. Hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe tăng T-72 khi đó không quá hiện đại, trang bị hệ thống kính ngắm có thể nhìn đâm và dẫn bắn tên lửa chống tăng. Ảnh: khí tài trinh sát quang học trên T-72. Cận cảnh động cơ động cơ diesel V-12 công suất 780 mã lực cho loại tăng T-72M1. Với động cơ đó, xe tăng T-72 đạt tốc độ tối đa đạt tới 60km/h trên đường nhựa hoặc 45km/h trên đường ghồ ghề. Mặc dù T-72 không kín nước, nó có thể gắn ống thở dùng cho việc lội nước qua nơi sâu, việc chuẩn bị lội nước mất khoảng 20 phút. Nếu xe tăng chết máy giữa lòng sông, nó sẽ chìm do giảm áp suất hoặc cần 6 giây để tái khởi động. Ảnh: T-72 lội nước ở đoạn sông nông.
Xe tăng T-72 là một trong những loại tăng thành công nhất được chế tạo dưới thời Liên Xô. Khoảng 25.000 chiếc được các nhà máy của Liên Xô và một số nước ở Đông Âu, Trung Đông sản xuất từ năm 1971 tới tận ngày nay. Trong số này, cũng có tới hàng nghàn chiếc được xuất khẩu tới khoảng 40-50 quốc gia trên khắp thế giời. Mà tới tận hôm nay, vẫn có tầm 40 nước sử dụng với số lượng lớn.
Theo một số nguồn tin báo chí quốc tế, năm 2005 Việt Nam muốn mua 150 xe tăng T-72 đã qua sử dụng từ Ba Lan nhằm hiện đại hóa lực lượng tăng – thiết giáp. Tuy vậy, sau cùng thì thương vụ đã không được thực hiện vì một số lý do. Loại T-72 mà Việt Nam muốn mua từ Ba Lan được xác định là biến thể T-72M1.
T-72M1 là biến thể xuất khẩu của xe tăng T-72A ra mắt năm 1979 dành cho các nước ở Đông Âu. Loại tăng này được chế tạo tại Ba Lan và Tiệp Khắc theo giấy phép sản xuất từ Liên Xô. Cơ bản thì T-72M1 giống với T-72A về tính năng, thiết kế.
Video đang HOT
Giáp xe tăng T-72 mà Việt Nam định mua sử dụng giáp phức hợp composite và có thêm váy bảo vệ hông. Giáp trước của T-72 được đánh giá là có khả năng chống đỡ đạn 105mm của xe tăng M60 Mỹ ở cự ly bắn 2.000m. Nếu được nâng cấp với giáp phản ứng nổ Kontakt-5 thì có thể chống đỡ đạn pháo 120mm của xe tăng M1 Abrams ở cự ly bắn 1.500m.
Quang mặt trước tháp pháo tăng T-72 được lắp 12 ống phóng lựu đạn khói (một bên 7 và một bên 5 ống).
Về mặt hỏa lực, xe tăng T-72M1 nói riêng và T-72 nói chung đều trang bị pháo chính 125mm 2A46 có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Pháo chính trang bị nhiều loại đạn xuyên giáp như đạn BM-48-2 có thể xuyên thủng giáp trước M1 Abrams cách 1.000-3.000m. Tầm bắn tối đa của pháo lên tới 9,1km.
Pháo chính trang bị thiết bị nạp đạn tự động cho tốc độ nạp bắn 6,5-15 giây/viên nhưng được cho là độ tin cậy thấp. Thiết bị tự nạp sẽ đẩy nòng súng lên cao 3 độ nhằm ấn đuôi nòng xuống để nạp đạn, nhưng không ảnh hưởng đến tầm ngắm độc lập của pháo thủ. Nói chung việc nạp đạn cũng không gây nhiều phiền hà, và vỏ đạn cũng dễ cầm hơn. Ảnh: cận cảnh bộ phận pháo chính 125mm bên trong tháp pháo.
Hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe tăng T-72 khi đó không quá hiện đại, trang bị hệ thống kính ngắm có thể nhìn đâm và dẫn bắn tên lửa chống tăng. Ảnh: khí tài trinh sát quang học trên T-72.
Cận cảnh động cơ động cơ diesel V-12 công suất 780 mã lực cho loại tăng T-72M1.
Với động cơ đó, xe tăng T-72 đạt tốc độ tối đa đạt tới 60km/h trên đường nhựa hoặc 45km/h trên đường ghồ ghề.
Mặc dù T-72 không kín nước, nó có thể gắn ống thở dùng cho việc lội nước qua nơi sâu, việc chuẩn bị lội nước mất khoảng 20 phút. Nếu xe tăng chết máy giữa lòng sông, nó sẽ chìm do giảm áp suất hoặc cần 6 giây để tái khởi động. Ảnh: T-72 lội nước ở đoạn sông nông.
Theo_Kiến Thức
Người Nhật ồ ạt mang kim cương đi bán
Sức hấp dẫn của kim cương với người Nhật đã suy giảm cùng với sự lão hóa dân số và nền kinh tế đi xuống...Không còn hứng thú với những món trang sức gắn kim cương mua từ thời kinh tế đất nước hoàng kim, người Nhật đang mang những món đồ này đi bán với tốc độ kỷ lục.
Hãng tin Bloomberg cho biết, hoa tai và nhẫn kim cương là một phần không thể thiếu của thời trang cao cấp ở Nhật trong thập niên 1980 và 1990. Tuy vậy, sức hấp dẫn của kim cương đối với người Nhật đã suy giảm cùng với sự lão hóa của dân số và sự đi xuống của nền kinh tế.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật, nước này tuy không có mỏ kim cương nào và từng là quốc gia mua kim cương nhiều thứ nhì thế giới cách đây 1 thập niên, nhưng lượng kim cương xuất khẩu của Nhật từ đầu năm đến nay đã tăng 77%.
"Tôi muốn có tiền để đi du lịch và ăn uống hơn là cất nhẫn kim cương trong tủ", bà nội trợ Mitsuko, 64 tuổi, nói sau khi bán chiếc nhẫn kim cương 2 carat tại cửa hiệu Komehyo ở Tokyo. Không tiết lộ bán được chiếc nhẫn với giá bao nhiêu, Mitsuko chỉ nói số tiền bà nhận được là ít hơn số tiền đã bỏ ra cách đây 30 năm để mua chiếc nhẫn.
Với dân số giảm và số người hưu trí gia tăng, thị trường hàng đã qua sử dụng (second-hand) của Nhật được dự báo sẽ phát triển mạnh khi người dân đem bán những món hàng xa xỉ đã mua trong những năm kinh tế phát triển mạnh. Xu hướng này phù hợp với chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe về khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít đi nhằm vực dậy tăng trưởng.
Vào năm 2013, khoảng 25% dân số Nhật là những người trên 65 tuổi, tăng từ mức 12% vào năm 1990, theo Cơ quan Thống kê Nhật Bản. Đối với nhiều người như bà Mitsuko, bán đồ xa xỉ lấy tiền đồng nghĩa với việc loại bỏ những thứ không còn cần thiết để sống đơn giản hơn theo phương châm được gọi là "danshari". Một số người khác bán nữ trang để thực hiện phương châm "shukatsu", tức chuẩn bị cho cái chết của chính mình.
Từ năm 2009 tới nay, thị trường hàng cao cấp đã qua sử dụng ở Nhật Bản tăng trưởng đều đặn mỗi năm khoảng 10%, đạt doanh thu khoảng 12,1 tỷ USD. Cùng với đó, số cửa hiệu được phép giao dịch hàng đã qua sử dụng gồm kim loại quý, trang sức, quần áo... tăng 23% trong 10 năm trở lại đây, lên 741.045 hiệu.
Chuỗi cửa hiệu chuyên mua đồ cũ Komehyo thành lập ở Nagoya vào năm 1947 ban đầu có 5 cửa hiệu, đến nay đã có 24 cửa hiệu.
Đồng Yên suy yếu cũng khiến kim cương và nữ trang ở Nhật hấp dẫn hơn đối với du khách nước ngoài. Trong 12 tháng qua, đồng Yên đã giảm giá 18% so với USD.
Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu kim cương của Nhật đạt 38.032 carat, tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất kể từ năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu kim cương của nước này trong 4 tháng đạt 3,01 tỷ Yên, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ và Hồng Kông hiện là hai thị trường xuất khẩu kim cương lớn nhất của Nhật, mỗi thị trường chiếm khoảng 1/3 tổng lượng kim cương mà Nhật xuất khẩu.
Theo số liệu của công ty kim cương lớn nhất thế giới về doanh số De Beers, Trung Quốc là thị trường kim cương tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2014, sau Mỹ. Nhật Bản - nước mua nhiều kim cương thứ nhì thế giới trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - hiện tụt xuống vị trí thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo VnEconomy
Kinh ngạc sức mạnh "máy bay rải phân" S2R-660 của Mỹ Dù tiền thân là phi cơ rải phân bón nhưng qua bàn tay nhào nặn của các kĩ sư quân sự đã biến AT-802 thành máy bay cường kích S2R-660 mạnh khủng. Nhằm cung cấp giải pháp tuần tra biên giới, chống phiến quân, hãng IOMAX (Mỹ) đã phát triển thành công máy bay cường kích S2R-660 Archangel dựa trên máy bay nông...