Khám phá 5 ngôi chùa cổ kính của người Hoa ở Quận 5
Những ngôi chùa cổ kính bậc nhất xứ Sài thành lưu giữ những kiến trúc quần tụ minh chứng cho sự hình thành vùng đô thị Chợ Lớn và phát triển rực rỡ về kinh tế – văn hóa khắp Nam kỳ lục tỉnh thời xa xưa.
Chùa Bà Thiên Hậu còn có nhiều tên gọi khác như Thiên Hậu Miếu, Chùa Bà Chợ Lớn, là một trong những ngôi chùa miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Sài Gòn. Chùa chứa đựng giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ lâu đời tại quận 5, nên đây là một trong những điểm “check in” không thể thiếu khi ghé chơi Sài Gòn.
Trước cổng chùa cũng có có vô số đồ ăn vặt, trong đó thú vị nhất là món sữa đậu nành bạc hà khá huyền thoại nữa.
Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Quận 5
Chùa Ông Bổn (Miếu Nhị Phủ)
Miếu Nhị Phủ còn có tên là Hội quán Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn; là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Dù qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi miếu vẫn giữ được nét cổ kính qua phong cách kiến trúc và trang trí truyền thống của người Phúc Kiến.
Tất cả mái đều lợp ngói ống, diềm mái là hàng ngói men xanh. Mái có hình thuyền, trên các đầu đao có gắn tượng cá hoá rồng, còn ở các đầu kìm là những tượng rồng, thân dựng thẳng, đuôi xoè lên cao, chầu hai bên mặt trời.
Dọc theo đường bờ nóc và tàu đao là phù điêu rồng, phượng, mai, lan, cúc, trúc… được ghép bằng mảnh gốm nhiều màu sắc.
Địa chỉ, 264 Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5
Đình Minh Hương Gia Thạnh
Đình Minh Hương được xây dựng từ năm 1789 và đây là ngôi đình đầu tiên của người Hoa ở đất Chợ Lớn.
Video đang HOT
Đình bằng tường gạch, xây theo kiểu nhà năm gian. Mái đình lợp ngói ống, trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, tượng ông Nhật bà Nguyệt, phù điêu trích tuồng tích của Trung Quốc…
Chánh điện dùng cho việc thờ tự với Thần lầu chính thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Chánh Đông thờ 2 quan võ: Nguyễn Hữu Cảnh và Trần Thượng Xuyên. Chánh Tây thờ 2 quan văn: Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh.
Nội thất đình bao gồm võ ca, chính điện và hậu điện. Bên phải võ ca có miếu Ngũ Hành. Bộ khung gỗ kết cấu kiểu kẻ chuyền và các cột gỗ kê trên chân đế bằng đá, tạo cho đình thêm nét cổ kính. Trên cột và các đà ngang treo nhiều hoành phi, câu đối, phần lớn được làm từ đầu và giữa thế kỷ 19…
Điều đặc biệt ở đình Minh Hương là hoành phi rất giá trị Thiện Tục Khả Phong (Phong tục tốt lành đáng được khen ngợi) do vua Tự Đức ban tặng vào năm 1863. Ngoài ra, đình lưu giữ 25 bức hoành phi, 29 câu đối, tập trung nhiều nhất ở gian võ ca.
Địa chỉ: 380 Trần Hưng Đạo, Quận 5
Chùa Ông ( Nghĩa An Hội Quán)
Chùa Ông, còn gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán là một kiến trúc tôn giáo văn hóa của của người Tiều.
Như phần lớn các đền miếu của người Hoa, miếu Quan Đế (Nghĩa An Hội Quán) có kiến trúc tổng thể hình chữ khẩu (囗) hay chữ quốc (国) với các dãy nhà khép kính vuông góc.
Mái ngôi miếu có 3 cấp: giữa cao, hai bên thấp hơn. Trên nóc có gắn tượng sành hình lưỡng long tranh châu
Địa chỉ: 676 Nguyễn Trãi, Quận 5
Ngoại trừ chùa Bà Thiên Hậu Chợ Lớn, ở Sài Gòn có ít nhất 6 nơi khác cũng thờ bà Thiên Hậu, trong đó có Hội quán Quỳnh Phủ.
Chùa Bà Hải Nam được bà con Hải Nam góp tiền xây dựng cách đây 200 năm từ thời nhà Nguyễn. Khi đó, nơi đây được mô tả là “phúc địa”, “Sơn thanh thủy tú”, trung tâm thuyền xe, hàng hóa, lưu thông tấp nập.
Nếu so với các ngôi chùa, hội quán ở trên, kiến trúc của nơi này không được đẹp bằng, tuy nhiên, vì thời gian xây dựng đã từ rất lâu nên nơi đây mang một giá trị lịch sử nhất định.
Địa chỉ: 276 Trần Hưng Đạo, Quận 5
Đến Ninh Bình chiêm ngưỡng ngôi chùa Vàng độc đáo nằm giữa hồ
Không nổi tiếng như chùa Bái Đính nhưng chùa Vàng Ninh Bình lại có một vị trí đặc biệt giữa sóng nước mênh mông, toát lên một vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng làm "say" lòng người.
Chùa Vàng Ninh Bình ở đâu?
Chùa Vàng nằm trên kiến trúc cũ của chùa Bát Long - ngôi chùa cổ được vua Lê Đại Hành xây dựng cách đây hơn 1000 năm của một hòn đảo nhỏ có diện tích 28ha ở giữa hồ Cá Voi, thuộc xã Ninh Nhất, tỉnh Ninh Bình và cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 1km về phía Đông.
Quần thể chùa nổi bật giữa hồ (Ảnh @laz2173)
Dù chỉ mới được khai thác vào tháng 3/2018 nhưng ngôi chùa càng ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước, hữa hẹn sẽ là một trong những chốn tâm linh nổi tiếng của Ninh Bình mà du khách không thể bỏ lỡ.
Khung cảnh hữu tình nơi chùa Vàng Ninh Bình
Ngôi chùa Vàng được xây dựng theo kiến trúc hình bát giác 8 cạnh đều nhau quay ra 8 hướng tượng trưng cho việc thờ phụng 8 vị Vua thời 12 xứ quân xưa của chùa Bát Long là: Ngô Xương Xí, Nguyên Siêu, Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Đõ Cảnh Thạc, Nguyễn Khoan, Kiều Thuận và Nguyễn Thủ Tiệp.
Chùa được xây theo hình bát giác (Ảnh FB Hương Đinh)
Toàn bộ các công trình trong chùa đều được sử dụng chất liệu chính là gỗ lim màu đen tuyền, kết hợp với phần mái ngói được thiết kế theo phong cách truyền thống của các đền chùa thời xưa là hình mái đao có phần đuôi cong vút lên trời, cùng các họa tiết long phượng chầu ngọc được đặt khéo léo trên đỉnh mái, khiến cho ngôi chùa toát lên một vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc như đã có từ lâu đời vậy.
Kiến trúc chùa toát lên vẻ cổ kính trầm mặc (Ảnh FB Hung Viet)
Ngoài ra, các chi tiết kiến trúc trong chùa Vàng Ninh Bình cũng được sử dụng kỹ thuật mộc truyền thống theo không gian 3 chiều, có sự liên kết hài hòa với nhau tạo cho tổng thể kiến trúc vừa có sự thanh thoát, mềm mại, lại vừa vững chãi và uy nghi hiếm nơi nào có được.
Bên cạnh đó, xung quanh và phần bệ đỡ của các công trình đều được sử dụng đá xanh kiên cố để bảo vệ cũng như giữ gìn cho kiến trúc nơi đây được nguyên vẹn lâu dài. Đặc biệt, sắp tới chùa cũng sẽ được dát vàng toàn bộ để mang đến một cảnh quan lộng lẫy, cao quý như đúng cái tên của nó mang lại.
Tường bao bằng đá vững chãi (Ảnh @dealejandro711)
Trong khắp khuôn viên chùa Vàng ở Ninh Bình được trồng rất nhiều cây xanh, từ cây cỏ thụ cho đến những chậu bonsai được cắt tỉa khéo léo, vừa làm đẹp cho khung cảnh nơi đây vừa kết hợp với sóng nước mênh mông xung quanh khiến cho ngôi chùa quanh năm đều mắt mẻ và trong lành.
Xung quanh chùa chính còn được xây dựng 3 ngôi chùa nhỏ với các kiến trúc khác nhau, điển hình là có tòa được xây bằng đá có 3 tầng, thon nhỏ dần lên trên, nằm trên một mảnh đất nhỏ hình tròn nổi lên giữa hồ khiến cho ta có cảm giác như đang được chứng kiến tháp Rùa - một công trình thiêng liêng bậc nhất ở thủ đô vậy.
Công trình gần giống như tháp Rùa Hồ Gươm (Ảnh FB Hương Lê)
Mỗi một thời điểm, chùa Vàng Ninh Bình tại chinh phục du khách theo một cách khác nhau: vào sáng sớm thì thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương sớm chưa tan hết nơi mặt hồ trông như chốn bồng lai tiên cảnh, khi mặt trời đã đứng bóng thì hỉnh ảnh ngọn tháp hình bát giác sừng sững vươn lên giữa mặt hồ, xung quanh là vườn "thượng uyển" xanh mướt tựa như một bức tranh thủy mặc hữu tình.
Ban ngày hữu tình thơ mộng (Ảnh FB Bùi Trường Chung)
Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, ngôi chùa không chỉ trở lên thanh tịnh giữa không gian Phật giáo linh thiêng mà còn được thắp lên những ánh đèn vàng rực như đúng cái tên của nó, lấp lánh trong không gian, tỏa sáng cả một vùng trời và điệu đà soi bóng xuống mặt hồ, khiến ta như đang được chiêm ngưỡng một lễ hội ánh sáng lộng lẫy, huyền ảo.
Khung cảnh huyền ảo vào ban đêm (Ảnh @one_wander_at_a_time)
Cách di chuyển đến chùa Vàng Ninh Bình
Để đến hồ bạn di chuyển theo trục đường Tràng An dẫn vào danh thắng Tràng An, nếu đi từ cổng chào Tràng An có 2 con voi thì bạn sẽ thấy chùa nằm bên tay phải, còn nếu xuất phát từ các địa danh có chiều ngược lại thì chùa sẽ nằm bên tay trái. Sau đó, bạn thuê thuyền ở bờ hồ cá Voi rồi đi ra tham quan đảo chùa Vàng.
Thuyền là phương tiện duy nhất để đến chùa (Ảnh @cisnerosviaja)
Một số lưu ý khi ghé thăm chùa Vàng Ninh Bình
- Cũng như bao chốn tâm linh khác, khi đến chùa bạn phải ăn mặc kín đáo, lịch sự, không nô đùa, cười nói to và không xả rác bừa bãi.
- Nên đến thăm viếng chùa ban ngày, còn muốn ngắm vẻ đẹp ban đêm thì chỉ cần đứng từ bờ nhìn vào là đã đủ tuyệt vời rồi đấy.
- Sau khi tham quan chùa bạn có thể ghé thăm các điểm du lịch ngay gần đó như Tràng An hay Hang Múa để chuyến đi thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa.
Ăn mặc kín đáo khi đến chùa (Ảnh @krthaohien_)
Nếu bạn không hợp với chuyến vận động "nặng nhọc" như leo núi ở chùa Bãi Đính thì có thể "đổi gió" đến với chùa Vàng, chắc chắn sẽ không khiến chuyến du lịch Ninh Bình của bạn phải thất vọng đâu nhé.
Tiên Châu tự - Ngôi chùa cổ nhất Vĩnh Long Nằm trên cù lao An Bình bốn mùa cây trái sum suê, Tiên Châu Tự là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất trong đời sống tâm linh của người dân tỉnh Vĩnh Long. Từ thành phố Vĩnh Long, chỉ cần qua phà An Bình, băng ngang dòng sông Cổ Chiên lấp lánh nắng, lên bờ một đoạn ngắn...