Khám bệnh “chui”, bác sĩ Trung Quốc chốt cửa cố thủ
Ngày 18-10, Đoàn Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh bất ngờ kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Châu Á (số 646 – 648 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) phát hiện có 8 bác sĩ người Trung Quốc, trong đó có 5 bác sĩ đang khám bệnh “chui”.
Khi phát hiện có đoàn tới kiểm tra, 5 bác sĩ này đã bỏ chạy sang phòng khác và chốt chặt cửa. Thanh tra Sở Y tế buộc phải nhờ đến lực lượng công an phường và Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố đến can thiệp, khi đó các bác sĩ người Trung Quốc mới chịu mở cửa.
Theo bà Phạm Kim Bình, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, phòng khám trên do Sở Y tế thành phố cấp phép hoạt động từ tháng 6-2013. Tuy nhiên, phòng khám không đăng ký có người nước ngoài hành nghề. Phòng khám này cũng không niêm yết giá dịch vụ nhưng thực hiện khám và thu tiền; không lập hồ sơ bệnh án, hồ sơ sổ sách theo dõi bệnh nhân; nhiều loại thuốc Trung Quốc không có sổ ghi, các phiếu xét nghiệm bằng chữ Trung Quốc, hồ sơ bệnh án tiếng Trung Quốc… Đồng thời, phòng khám còn tổ chức quảng cáo quá chức năng chuyên môn, phát tờ rơi không đúng thủ tục theo quy định về quảng cáo trong lĩnh vực y tế.
Trước những sai phạm trên, Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Phòng khám tạm ngưng các hoạt động khám chữa bệnh của người nước ngoài khi chưa được phép.
Theo TTXVN
Chiêu 'ăn chặn' tiền người bệnh ở 2 bệnh viện lớn TP HCM
Đổi phim X-quang giá cao thành phim giá thấp, tăng cường chỉ định chụp chiếu bằng máy móc tư nhân để hưởng hoa hồng, dùng giờ công để mổ dịch vụ... là những "màn" tiêu cực được một số bác sĩ tại TP HCM thực hiện kiếm lợi riêng.
Theo Thanh tra Sở Y tế TP HCM, tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, chỉ trong một tháng, số lượng phim X-quang bị tráo từ kích thước A sang kích thước B có giá tiền rẻ hơn 20.000 đồng là 40%. Tức, cứ 10 trường hợp đóng tiền chụp phim loại A thì có 4 trường hợp bị chụp phim loại nhỏ hơn.
Video đang HOT
Không chỉ đổi phim lớn thành phim nhỏ, một số bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh còn dùng "chiêu" chụp ghép nhiều hình ảnh trên một tấm phim loại A, trong khi đó, bệnh nhân phải đóng tiền cho 2 phim loại B. Như vậy, mỗi lần ghép phim, bệnh nhân phải chi khoảng 80.000 đồng cho hai tấm phim B, trong khi thực tế tiền một tấm phim A chỉ 60.000 đồng.
"Chỉ với một bệnh nhân, họ đã 'rút ruột' được 20.000 đồng. Cầm phim trên tay, bệnh nhân không biết tấm phim này không phải là phim mà họ đã đóng tiền. Hầu hết bệnh nhân không quan tâm điều này", một thanh tra viên nói.
Bên cạnh việc đánh tráo phim, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM còn bị phát hiện lượng phim X-quang mua về đáng lẽ phải nhập vào kho chung của bệnh viện nhưng lại được chuyển thẳng về khoa Chẩn đoán hình ảnh. Tại đây, các bác sĩ bị cho là đã tự do tráo đổi, cắt xén, lồng ghép phim trong khi thu tiền người bệnh nhiều phim. Việc cắt, ghép phim này tạo ra số lượng "phim thừa" so với tổng số lượng phim đã thu tiền của bệnh nhân.
"Báo cáo với bệnh viện mua 10 thùng phim để nhận thanh toán 10 thùng, nhưng thực tế họ chỉ mua 8 thùng. Để cân chỉnh cho đúng với số lượng phim của 10 thùng, các bác sĩ cắt phim lớn thành phim nhỏ để bù vào số lượng 2 thùng còn thiếu. Tiền thanh toán 2 thùng phim 'ảo' kia sẽ vào túi họ", thanh tra Sở Y tế cho biết.
Việc "ăn phim" này được một bác sĩ đề nghị không nêu tên cho biết, nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế thì bảo hiểm sẽ chi trả tiền chụp X-quang. Nhưng với các bệnh nhân không có bảo hiểm thì thiệt hại hoàn toàn thuộc về người bệnh. "Một thiệt hại khác cũng cần được nghĩ đến, là khi chụp phim nhỏ hơn hình ảnh có thể sẽ không rõ khiến việc đọc kết quả thiếu chính xác. Điều này ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân", vị bác sĩ này nói.
Một bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán đoán hình ảnh cho biết thêm, về kỹ thuật và chuyên môn, đã có những quy định về kích thước phim để chụp cho bệnh nhân. Ví dụ như chụp đầu hay cột sống thì phải chụp phim lớn; những trường hợp chấn thương phức tạp cũng không thể chụp bằng phim nhỏ vì rất khó xác định tình trạng của bệnh nhân.
Bệnh nhân chỉ đóng tiền phim X-quang mà không biết mình được chụp loại phim nào. Ảnh minh họa: Thiên Chương
Ngoài việc tráo phim để lừa bệnh nhân và bệnh viện, nhóm bác sĩ trục lợi còn tăng cường việc chỉ định bệnh nhân chẩn đoán hình ảnh, siêu âm tại các máy liên kết với tư nhân để ăn chia hoa hồng.
Tại Bệnh viện Bình Dân, dựa vào chính sách xã hội hóa, trong 3 năm 2009 đến 2012, bệnh viện này đã liên kết "làm ăn" với nhiều công ty bên ngoài để đưa vào sử dụng máy CT Scanner, máy X-quang, siêu âm màu. Nhằm nhanh chóng lấy lại vốn đầu tư máy và kinh doanh có lãi, các công ty đã chấp nhận chia chiết khấu cho bác sĩ nếu bác sĩ chỉ định bệnh nhân đi xét nghiệm bằng máy móc của họ.
Theo kết luận thanh tra, mỗi lần chỉ định chẩn đoán hình ảnh từ máy móc liên kết, bác sĩ sẽ được hưởng 50.000 đồng, mỗi lần đọc kết quả được 40.000 đồng. Việc chỉ định sinh lợi riêng đã khiến bác sĩ trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Bình Dân dù không khám bệnh vẫn chỉ định bệnh nhân chẩn đoán hình ảnh và đọc kết quả chẩn đoán.
Nhận định về hiện tượng tiêu cực này, một bác sĩ đề nghị không nêu tên cho rằng, bệnh nhân không thể không bị thiệt hại. "Thứ nhất, các công ty đầu tư máy không dại bỏ tiền túi trả hoa hồng cho bác sĩ. Tiền này chắc chắn là nằm trong chi phí mà người bệnh phải chịu khi sử dụng dịch vụ. Thứ hai, nhiều người bệnh chưa đến mức chẩn đoán hình ảnh nhưng vì bác sĩ hám lợi nên họ vẫn có thể bị chỉ định đi chụp chiếu", bác sĩ này nói.
Một chiêu trục lợi khác của nhóm bác sĩ "đen" cũng được thanh tra y tế phát hiện chính là tình trạng dùng giờ công để làm việc tư. Cụ thể, trong các ngày làm việc trong tuần, lẽ ra phải làm nhiệm vụ tại bệnh viện, một số bác sĩ lại đi mổ dịch vụ để được trả công cao hơn.
Kết luận thanh tra tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM cho thấy, tỷ lệ mổ theo yêu cầu (mổ dịch vụ) lên đến 70% tổng số các ca phẫu thuật và đa số các trường hợp phẫu thuật theo yêu cầu được thực hiện vào những ngày làm việc trong tuần.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM phát hiện nhiều người đang có lịch phân công thường trực, có bảng chấm công trực vẫn tham gia mổ dịch vụ. Nhóm người này có hai phó giám đốc, lãnh đạo khoa và bác sĩ thuộc 7 khoa, phòng khác nhau.
Trong tháng 10/2010, số ca mổ chương trình là 523 bệnh nhân trong khi mổ dịch vụ là 1.071 bệnh nhân; cùng thời điểm vào năm 2011 mổ chương trình 600 ca, mổ dịch vụ 1.279 ca. Nhiều nhất là tháng 6/2012 mổ chương trình 670 ca và số trường hợp mổ dịch vụ là 1.470.
Nhận định về hiện tượng này, một bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật đã về hưu cho rằng sẽ gây hại trực tiếp đến người bệnh. "Những người không có tiền để đăng ký mổ dịch vụ sẽ phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt mình. Việc làm hám lợi này là thiếu y đức", vị này nói.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, sau khi có kết luận thanh tra hai bệnh viện sai phạm, Sở Y tế TP HCM đã có các văn bản gửi các bệnh viện yêu cầu chấn chỉnh lại toàn bộ công tác quản lý.
Để chống gian lận phim X-quang, các bệnh viện phải xây dựng qui trình giao nhận phim X - quang một cách chặt chẽ. Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu thường xuyên và đột xuất việc sử dụng phim X - quang để ngăn chặn việc thất thoát.
Các bệnh viện cũng được yêu cầu phải cân đối giữa số ca mổ chương trình và mổ dịch vụ. Không để xảy ra tình trạng bác sĩ dùng giờ công để đi làm việc tư, lợi dụng tài sản công để làm việc hưởng lợi riêng.
Riêng vấn đề liên kết liên doanh với các đơn vị bên ngoài, song song với văn bản nhắc nhở chấn chỉnh, Sở Y tế TP HCM cũng đã thành lập đoàn kiểm tra để đến các bệnh viện lớn tìm hiểu.
Thiên Chương
Theo VNE
Kê thuốc kiểu 'tháo khoán' cho bệnh nhân Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa kết luận về những nội dung tố cáo của bà Bế Thị Ái Việt, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Thanh Nhàn về việc lãnh đạo bệnh viện làm sai nguyên tắc, gây thiệt hại cho nhà nước và người bệnh. Bệnh viện Thanh Nhàn, nơi Thanh tra kết luận có nhiều sai phạm trong quản...