Khai trương Trung tâm Hoa Kỳ hiện đại ở Hà Nội
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear hôm nay 14/4 đã cắt băng “kỹ thuật số”, khai trương Trung tâm Hoa Kỳ mới, một trung tâm đa phương tiện, với nhiều ứng dụng công nghệ cao, nhằm cũng cố mối quan hệ giữa người dân-với người dân cũng như mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear phát biểu tại lễ khai trương.
Trung tâm Hoa Kỳ, được tài trợ bởi Phòng Văn hoá Thông tin, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Sau 7 tháng đóng cửa để nâng cấp, Trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội đã trở thành Trung tâm đa phương tiện, với nhiều ứng dụngcông nghệ cao, là nguồn thông tin đầy đủ, cập nhật về mọi mặt của Hoa Kỳ, con người và các chính sách. Trung tâm được trang một Phòng học tiếng Anh với các máy tính nối mạng, một bảo tàng mini về Hoa Kỳ, hơn 4.000 đầu sách và 500 CD/DVD và các trang thiết bị như ipad, đầu DVD, truyền hình CNN…Đặc biệt, có thể truy cập miễn phí cơ sở dữ liệu trực tuyến của Trung tâm.
Đại sứ David Shear cắt băng khai trương “kỹ thuật số”, nhấn mạnh tới yếu tố công nghệ cao của Trung tâm Hoa Kỳ.
Phát biểu tại lễ khai trương, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear cho rằng hôm nay là “ngày lịch sử”. Ông cho biết, sau cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama vào mùa hè năm ngoái, Tổng thống Obama đã kêu gọi thúc đẩy mối quan hệ giữa người dân-với người dân bởi đây là “chất keo gắn kết có thể làm vững mạnh mối quan hệ giữa bất kỳ hai nước nào”. Và theo ông, Trung tâm Hoa Kỳ là một trong những cách tốt nhất hiện thực hóa điều đó.
“Chúng tôi tin rằng Trung tâm Hoa Kỳ mới và cực kỳ hiện đại này sẽ nằm trong trọng điểm của các hoạt động tạo ra và duy trì những mối quan hệ nhân dân vững mạnh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong nhiều năm tới”, Đại sứ David Shear phát biểu.
Video đang HOT
Phòng tiếng Anh tại Trung tâm Hoa Kỳ, học tiếng Anh Mỹ.
Ông cũng cho rằng Trung tâm Hoa Kỳ sẽ giúp sinh viên Việt Nam học thêm tiếng Anh Mỹ, tìm hiểu thêm về các trường đại học Mỹ, cách chuẩn bị thi và nộp đơn xin học bổng hay visa theo học ở Mỹ. Trung tâm “trang bị những kỹ năng mềm cần thiết để học tốt ở Mỹ”, ông cho hay.
Nguyễn Thị Kiều Oanh, sinh viên năm thứ 2 Học viện Tài chính, cho biết, Trung tâm Hoa Kỳ là nơi em có thể trau dồi vốn tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng nghe còn yếu, cũng như hiểu hơn về đất nước, con người Hoa Kỳ. Em cũng cho biết em có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại khi tới Trung tâm Hoa Kỳ mới được nâng cấp.
Trung tâm Hoa Kỳ mới sẽ tổ chức các sự kiện nói chuyện đặc biệt trong suốt tuần về “Các chương trình Trao đổi Hoa Kỳ”, “Sự đổi mới của Hoa Kỳ”, và “Bên ngoài lớp học – Cuộc sống của Sinh viên tại Trường Đại học Hoa Kỳ”.
Một số hình ảnh về Trung tâm Hoa Kỳ mới:
Một chiếc bàn ngồi đọc sách, tra cứu hình bản đồ nước Mỹ ấn tượng tại Trung tâm Hoa Kỳ.
Một bảo tàng mini về Hoa Kỳ tại Trung tâm.
Sách và các phương tiện hỗ trợ để người Việt Nam có thể hiểu hơn về đất nước, con người Hoa Kỳ.
Rất đông sinh viên Việt Nam tới Trung tâm Hoa Kỳ mới. Trung tâm được mở cửa miễn phí cho công chúng Việt Nam. Đại sứ Shear cho biết mõi năm Trung tâm Hoa Kỳ đón 30.000 khách tới thăm, tìm hiểu và nghiên cứu về Hoa Kỳ.
Vũ Quý
Theo Dantri
Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn
Sáng nay 16.12 tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã thay mặt Chính phủ Hoa Kỳ ký kết biên bản ghi nhớ với Việt Nam về hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Ông Bùi Hồng Lĩnh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Phó trưởng Ban chỉ đạo nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam, cho rằng bản ghi nhớ này là cần thiết tạo cơ sở trong hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đồng thời thúc đẩy và tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Bùi Hồng Lĩnh và Đại sứ Hoa Kỳ David Shear ký kết
chương trình hợp tác - Ảnh: T.Hằng
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear cho biết, từ năm 2003 đến nay, Hoa Kỳ đã chi 65 triệu USD hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bom mìn.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, Việt Nam được xem là một trong những nước bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ nặng nề nhất thế giới. Kết quả điều tra sơ bộ năm 2002 (chưa thực hiện điều tra trên diện tích vùng biển), toàn quốc có 9.284/10.511 xã bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ với tổng diện tích khoảng 6,6 triệu ha.
Tính đến thời điểm này, mới chỉ có khoảng 20% lượng bom mìn được rà phá. Ước tính kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 cho đến năm 2000, đã có 42.135 người tử vong và 62.163 người khác bị thương tật do bom mìn - vật nổ. Trong đó, trẻ em chiếm khoảng 30% tổng số người bị nạn.
Đến năm 2015, nhiệm vụ của Chương trình hành động Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sẽ hoàn thành việc điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn vật liệu nổ trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, thiết lập trung tâm quản lý dữ liệu để tổng hợp, quản lý dữ liệu về nạn nhân bom mìn, tình trạng ô nhiễm và khắc phục hậu quả bom mìn trong chiến tranh. Từ sau năm 2015, sẽ tập trung triển khai các dự án rà phá làm sạch bom mìn và hỗ trợ nạn nhân bom mìn trên quy mô rộng hơn.
Theo TNO
Mỹ "mong người dân VN không còn bị đe dọa bởi bom mìn chưa nổ" Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Bản ghi nhớ đầu tiên về hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam tại Hà Nội sáng ngày 16/12/2013, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Lễ ký kết Bản ghi nhớ đầu tiên về hợp tác khắc phục hậu...