Khai trương ‘đường bay cao tốc’ Bắc – Nam
Đường bay cao tốc Bắc – Nam sẽ ưu tiên cho các chuyến bay có cự ly dài ở độ cao tối ưu và loại tàu bay hiện đại.
Ngày mai 18/8, Tổng công ty Quản lý bay chính thức khai thác “Hệ thống đường bay cao tốc trục Bắc – Nam” song song một chiều, dựa trên tính năng dẫn đường tiên tiến theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế.
Việc đưa vào khai thác “đường bay cao tốc” này được cho là để khắc phục những hạn chế của hệ thống đường bay hai chiều trục Bắc – Nam hiện tại.
Mô hình đường bay cao tốc Bắc Nam.
Hệ thống đường bay cao tốc trên không (Sky Highway) sẽ ưu tiên cho các chuyến bay có cự ly dài ở độ cao tối ưu và loại tàu bay hiện đại.
Video đang HOT
Theo đại diện Tổng công ty Quản lý bay, hệ thống đường bay này phân tách luồng hoạt động bay từ một luồng 2 chiều hiện tại thành hai luồng hoạt động bay một chiều, có thể nâng gấp đôi năng lực thông qua tàu bay trên trục Bắc – Nam, giúp giải tỏa được xung đột về quỹ đạo của các tàu bay khi tăng giảm độ cao.
Đặc biệt, máy bay lưu thông trên cao tốc giúp giảm tải cho các kiểm soát viên không lưu và tổ lái, rút ngắn thời gian bay trên cùng một lộ trình, giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu.
Hiện tại, vùng thông báo bay của Việt Nam nằm ở trung tâm hành lang kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm của châu Á, có mật độ bay và tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (17%). Mỗi ngày có trên 2.000 chuyến bay trên bầu trời Việt Nam, dự kiến sản lượng điều hành bay năm 2016 sẽ đạt trên 730.000 chuyến.
Đường bay trục Bắc – Nam hiện có gần 700 chuyến bay một ngày, chiếm khoảng 35% trên toàn mạng đường bay của Việt Nam.
Đoàn Loan
Theo VNE
Bộ Giao thông hoạch định có thêm 300km cao tốc mỗi năm
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, mỗi năm bình quân ngành giao thông phải làm được 300 km đường cao tốc, suất đầu tư mỗi km 170 tỷ đồng, tương ứng cần số vốn đầu tư là 51.000 tỷ mỗi năm.
Tại cuộc họp về đề án đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc đến năm 2020 chiều 29/6, ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm 31 tuyến, với tổng chiều dài 6.411 km.
Trong đó, cao tốc Bắc - Nam kết nối các vùng kinh tế từ Bắc đến Nam gồm 2 tuyến dài 3.083 km. Cao tốc khu vực phía Bắc với 14 tuyến kết nối với Hà Nội dài 1.368 km. Cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên với 3 tuyến dài 264 km). Cao tốc khu vực phía Nam gồm 7 tuyến, chiều dài 983 km và đường vành đai TP Hà Nội và TP HCM với 5 tuyến dài 723 km.
Cao tốc đẩy nhanh tốc độ lưu thông vận tải hành khách, hàng hóa. Ảnh: Đoàn Loan
Về tình hình đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Vụ trưởng Nguyễn Hoằng cho biết, hiện đã đưa vào khai thác 4 tuyến dài 171 km, gồm cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP HCM - Trung Lương, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Các tuyến đang triển khai thi công dài 302 km bao gồm La Sơn - Túy Loan (dài 66 km), Đà Nẵng - Quảng Ngãi (dài 127 km), Bến Lức - Long Thành (dài 55 km), Trung Lương - Mỹ Thuận (dài 54 km).
Ông Nguyễn Hoằng khẳng định, với các dự án đang triển khai đến năm 2020 sẽ có 473 km cao tốc. Ngoài ra, để thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông cần tiếp tục đầu tư hoàn thành 1.304 km.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, để bảo đảm đúng theo quy định của đường cao tốc phải đầu tư xây dựng 4 làn xe, có dải phân cách giữa. Để có vốn đầu tư, cần ưu tiên đầu tư các dự án theo hình thức PPP cả trong và ngoài nước.
"Chính phủ cần ghi hẳn một gói cho đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam, không ghi chung chung. Chỉ còn 4 năm nữa thì mỗi năm bình quân phải làm được 300 km đường cao tốc, suất đầu tư một km là 170 tỷ đồng, tương ứng 51.000 tỷ/năm", Thứ tưởng Trường nhận xét.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đánh giá, trong điều kiện hiện nay, ngành giao thông phải huy động từ các nguồn lực, đầu tư theo các hình thức PPP. Tuy nhiên, dù là hình thức đầu tư nào để hoàn thành nhiệm vụ cũng phải đặt lợi ích của người dân lên trên hết, chỉ được xây dựng các dự án BOT ở khu vực có lựa chọn thứ hai cho người dân. Bên cạnh đó, các đơn vị thiết kế phải lưu tâm đến quy hoạch của địa phương, phát triển vùng nơi có dự án đi qua, như thế các dự án mới phát huy hết hiệu quả.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đã giao các đơn vị chức năng chuẩn bị báo cáo để lãnh đạo Bộ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét quyết định việc đầu tư các tuyến cao tốc này.
Đoàn Loan
Theo VNE
Năm 2020 sẽ có hơn 2.000 km đường cao tốc Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ năm 2016 của Bộ GTVT tổ chức chiều qua 4.1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, 5 năm qua ngành GTVT đã huy động được nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng nhất từ trước đến nay với hơn 327.000 tỉ đồng, riêng...