Khai thác thủy sản thích ứng với công tác phòng, chống dịch COVID-19
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, những tháng cuối năm 2021, các địa phương trên toàn quốc tiếp tục nỗ lực đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản trở lại trạng thái bình thường mới, tiếp tục ổn định sản xuất và tuân thủ các biện pháp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
Bộ NN&PTNT cùng các địa phương tìm giải pháp về khai thác thủy sản thích ứng với công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Do tác động của việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, nhiều tàu cá phải ngừng sản xuất, nằm bờ. Theo thống kê của các tỉnh, số lượng tàu cá ngừng không đi khai thác chỉ tính trong 3 tháng là 43.200 tàu, tương đương 4,6% cường lực khai thác (tháng 7 khoảng 9.800 tàu; tháng 8 là 19.700 tàu, tháng 9 là 13.700 tàu). Các tàu ngừng sản xuất làm giảm sản lượng khai thác trong 3 tháng khoảng 186.000 tấn trong năm 2021.
Tình trạng thiếu lao động khai thác thủy sản cả về số lượng và chất lượng, khiến nhiều tàu cá phải nằm bờ do không đủ lao động để đi biển. Tính đến tháng 9/2021, cả nước có khoảng 1 triệu lao động trực tiếp trên các tàu cá. Cùng với tác động của dịch COVID-19, số lượng lao động trực tiếp trên tàu cá càng khan hiếm, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản ở nhiều địa phương. Hiện số lượng lao động làm việc trên tàu cá được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 còn thấp, ước đạt khoảng 25%.
Bên cạnh đó còn nhiều khó khăn như: Cơ sở hậu cần nghề cá; việc ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác thuỷ sản, nhất là trong bảo quản sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch đã từng bước cải thiện nhưng còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Video đang HOT
Năm 2021 là một năm ghi nhận giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây, trong đó giá dầu Diesel tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch bệnh còn tác động sâu đến chuỗi tiêu thụ thuỷ sản, doanh nghiệp không tiêu thụ được làm cho giá bán sản phẩm giảm 15 – 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tàu nằm bờ không đi khai thác còn do một số nguyên nhân khác như: Năng suất khai thác trung bình thấp, giá nhiên liệu tăng, việc thu mua, vận chuyển thủy sản gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã, thiếu lao động do hạn chế đi lại của thuyền viên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương…
Tại hội nghị trực tuyến “Tổ chức khai thác thủy sản thích ứng, phòng chống dịch COVID-19″ diễn ra ngày 22/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ, thời gian qua, dù nhiều khó khăn, song các tỉnh, thành vẫn nỗ lực nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa duy trì, đẩy mạnh hoạt động khai thác thủy hải sản. Từ nay đến cuối năm, tuy sẽ phải đối mặt với những khó khăn như giá vật tư đầu vào vẫn ở mức cao, lao động thiếu hụt cục bộ…, nhưng chúng ta vẫn có nhiều thuận lợi. Điều kiện thời tiết khá thuận lợi; tàu cá và các trang thiết bị đã được sửa chữa, bổ sung trong thời gian nghỉ phòng chống dịch.
“Dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, các biện pháp phòng chống dịch tại các cảng, vận chuyển, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm đã được áp dụng linh hoạt theo tình hình thực tiễn, không làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu thị trường tiêu thụ thủy sản tăng mạnh, đặc biệt thị trường Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu”- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng chỉ đạo các tỉnh, thành quan tâm nâng cấp hạ tầng thủy sản; nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống khai thác bất hợp pháp; chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện các chỉ đạo về phòng chống khai thác bất hợp pháp và tháo gỡ thẻ vàng của EC; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không lắp thiết bị giám sát hành trình, ngắt kết nối và vi phạm vùng biển nước ngoài…
Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho hay, tổng sản lượng khai thác thủy sản biển ước đạt 2,917 triệu tấn (tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng cá ngừ, mực và các loài cá nổi chiếm khoảng 60%. Sản lượng khai thác ở ngư trường Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 40%, sản lượng khai thác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ tiếp tục có xu hướng giảm.
Để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch năm 2021 với sản lượng khai thác biển đạt khoảng 3,657 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, trong Quý 4 năm 2021, ngành thủy sản phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động và ngư dân, đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản ở các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới.
Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Không sang Việt Nam, EC sẽ họp trực tuyến
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 5/10, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, do dịch COVID-19 nên dự kiến năm nay Ủy ban châu Âu (EC) sẽ không sang Việt Nam kiểm tra.
Tàu cá neo đậu trên vùng biển huyện An Biên. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Phía EC cũng dự kiến ngày 27/10 sẽ có cuộc họp trực tuyến với Tổng cục Thủy sản và họp trực tiếp tại EC. Tổng cục Thủy sản đã có báo cáo gửi phía EC về những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam trong việc gỡ "thẻ vàng" những năm qua.
Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết, sau cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các địa phương về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp. Với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp, bộ, ngành thì Việt Nam sẽ gỡ được thẻ vàng trong 2022-2023.
Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết, trong gần 4 năm, Việt Nam đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp từ Trung ương đến các địa phương, từ các bộ, ngành và cả sự vào cuộc của các cơ quan báo chí. Năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU đã có cuộc họp triển khai các nội dung để gỡ "thẻ vàng". Đặc biệt, ngày 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về chống khai thác IUU.
Tại cuộc họp, trực tiếp Chủ tịch UBND xã và các tỉnh đã cam kết với Thủ tướng chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài trong năm nay. Đây là trong những tiêu chí rất quan trọng để phía EC xem xét gỡ thẻ vàng cùng với các nội dung khác.
Sau khi Thủ tướng có cuộc họp với các địa phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã đi kiểm tra tại Thanh Hóa về việc chống khai thác IUU. Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra thấy có sự chuyển biến rất tích cực trong việc triển khai các giải pháp chống khai thác IUU. Chỉ sau 2 tuần, Thanh Hóa đã có gần 100% tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Tất cả lãnh đạo cấp xã, các đơn vị đều vào cuộc rất quyết liệt. Với chủ trương, các lãnh đạo xã - đơn vị trực tiếp quản lý ngư dân vào cuộc sẽ có kết quản tích cực thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, nếu các xã thực hiện đúng cam kết đến 31/12/2021 chấm dứt được tình trạng tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài thì năm 2022 những vấn đề còn tồn tại ở trong nước chúng ta sẽ cố gắng chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành.
Hiện tổng cục Thủy sản đang xây dựng đề án Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ "thẻ vàng"; trong đó cũng đề ra mục tiêu là phấn đấu năm 2022-2023 gỡ được thẻ vàng.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, dự kiến cuối tháng 10 sẽ tiếp tục có hội nghị và sẽ tập trung giải quyết dứt điểm cả 4 nhóm giải pháp để gỡ được thẻ vàng. Cùng với đó là vai trò của truyền thông rất quan trọng để ngư dân hiểu và sẽ chấp hành các quy định, đồng thời giải quyết nghiêm các vi phạm theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Chủ động thiết lập chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp Những tháng đã qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến cho sản lượng tôm chế biến của tỉnh Cà Mau giảm mạnh. Không chỉ vậy, đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp khác cũng gặp nhiều khó khăn, tuy chưa xuất hiện tình trạng ùn ứ nhưng vẫn mang tính chất cục bộ, nhỏ lẻ... khó...