Khai thác hàng trăm chuyến tàu cát, vợ chồng và con gái cùng lĩnh án
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ sổ chấm công của các bị cáo, trong đó thể hiện, họ đã khai thác hàng trăm chuyến tàu cát, trị giá nhiều tỷ đồng.
Ngày 5/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án vi phạm quy định về khai thác tài nguyên. Bị cáo Nguyễn Bá Quốc (SN 1973, ở huyện Ba Vì, Hà Nội) bị tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù; bị cáo Nguyễn Thị Yến (SN 1974, vợ bị cáo Quốc) bị tuyên phạt 30 tháng tù và bị cáo Nguyễn Thị Sỹ (SN 1994, con gái bị cáo Quốc) bị tuyên phạt 30 tháng tù, cho hưởng án treo cùng về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
Liên quan đến vụ này, các bị cáo khác tùy theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 9 tháng tù, cho hưởng án treo đến 36 tháng tù giam cùng về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Quốc có một phần diện tích đất trồng cây hàng năm do mua của các hộ dân tại khu vực bãi bồi ngoài đường đê Minh Khánh, tiếp giáp sông Đà, thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì. Năm 2020, bị cáo Quốc không sử dụng diện tích trên để trồng cây mà dùng để kinh doanh, tập kết vật liệu xây dựng.
Bị cáo Quốc (hàng trên, bên trái) và đồng phạm tại phiên tòa ngày 5/7.
Video đang HOT
Bị cáo Quốc không có giấy phép khai thác khoáng sản (cát), biết rõ việc khai thác cát phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng vì hám lợi, từ tháng 9 đến tháng 11/2022, Quốc đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho năm người khác thực hiện hành vi khai thác cát trái phép tại lòng sông Đà, thuộc địa phận xã Minh Quang, huyện Ba Vì.
Hành vi hút trộm cát được diễn ra vào ban đêm, từ 20h hôm trước đến 4h30 hôm sau. Khoảng 23h30 tối 5/11/2022, tổ công tác của Công an TP Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị chức năng kiểm tra tàu do ông Nguyễn Văn Tác (người làm thuê cho bị cáo Quốc) điều khiển, đang hút cát từ dưới lòng sông Đà lên thuyền. Tại thời điểm kiểm tra, ông Tác khai nhận, không có giấy phép điều khiển tàu thủy, cũng không có giấy phép khai thác cát.
Bản án xác định, trong khoảng thời gian từ 15/9 đến 5/11/2022, dưới sự chỉ đạo của bị cáo Quốc cùng vợ và con gái bị cáo Quốc, các bị cáo đã khai thác 306 chuyến tàu cát, tổng khối lượng gần 91.000m3, tương đương với gần 5,9 tỷ đồng, thu lời bất chính 577 triệu đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ sổ chấm công của các bị cáo, trong đó thể hiện, họ đã khai thác hàng trăm chuyến tàu cát, trị giá nhiều tỷ đồng.
Trong vụ án, bị cáo Yến đã giúp bị cáo Quốc chỉ đạo nhân viên lái, hút, xúc cát, nhận tiền của khách mua cát rồi chuyển khoản cho con gái là bị cáo Sỹ tổng hợp theo dõi công nợ, trả lương cho các lái tàu, phụ tàu, theo dõi thu chi, công nợ hàng ngày, hàng tháng…
Thuê ô tô tự lái rồi mang thế chấp, lĩnh 7 năm 6 tháng tù
Sau khi thuê được xe ô tô tự lái, Duyên nhờ bạn đưa đến thị trấn Xuân Hòa, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tại đây, Duyên gặp một người đàn ông và thế chấp chiếc xe ô tô đã thuê của anh T với giá 200 triệu đồng, trả lãi 24 triệu đồng.
Ngày 4/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Thị Duyên (SN 1992, trú tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo này 7 năm 6 tháng tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tổng hợp mức án 18 tháng tù trong một vụ án khác, bị cáo Duyên phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 9 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm, do cần tiền chi tiêu cá nhân nên Duyên lên mạng xã hội Facebook tìm thuê xe ô tô tự lái rồi mang đi thế chấp lấy tiền tiêu xài. Ngày 7/4/2021, Duyên vào nhóm cho thuê xe ô tô thì thấy anh Nguyễn Văn T (SN 1990, ở huyện Quốc Oai, Hà Nội) đăng thông tin cho thuê xe ô tô nhãn hiệu Hyundai Accent màu trắng.
Sau đó, Duyên nhắn tin cho anh T hỏi thuê xe. Cả hai hẹn nhau đến khu vực phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) để ký hợp đồng thuê xe. Duyên rủ bạn đi cùng vì bản thân không có giấy phép lái xe.
Phiên tòa xét xử bị cáo Duyên ngày 4/7.
Gặp nhau, anh T nói giá thuê xe là 20 triệu đồng một tháng và phải đặt cọc 20 triệu đồng. Duyên đồng ý rồi viết giấy thuê xe, hẹn ngày 7/5/2021 thì trả xe. Nhận đủ tiền đặt cọc, anh T giao cho Duyên xe ô tô kèm bản photocopy công chứng giấy chứng nhận đăng ký xe.
Nhận xe, Duyên nói với bạn chở mình lên thị trấn Xuân Hòa, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nơi, người bạn ra về, còn Duyên ở lại gặp một người đàn ông và thế chấp chiếc xe ô tô thuê của anh T với giá 200 triệu đồng, trả lãi 24 triệu đồng.
Ba ngày sau, anh T thấy định vị của xe bị ngắt nên liên hệ hỏi Duyên thì Duyên thừa nhận đã thế chấp chiếc xe ô tô trên, đồng thời hứa sẽ trả lại xe. Nhưng đến ngày hẹn, mặc cho anh T nhiều lần liên hệ nhưng Duyên cắt đứt liên lạc và đi khỏi nơi cư trú. Ngày 19/4/2022, anh T đến cơ quan công an trình báo sự báo sự việc.
Theo kết luận định giá, chiếc xe có giá trị 510 triệu đồng. Ngày 24/6/2022, Duyên bị bắt theo quyết định truy nã trong vụ án khác. Về chiếc xe tang vật, anh T đã nhờ người tìm kiếm và chuộc lại xe với giá 300 triệu đồng.
Gia đình Duyên đã bồi thường cho anh T số tiền 350 triệu đồng. Anh T sau đó đã rút đơn trình báo và không có yêu cầu gì khác. Do đó, Hội đồng xét xử không xem xét phần dân sự đối với bị cáo Duyên.
Cựu lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển "rút ruột" 50 tỷ đồng ngân sách như thế nào? Sáng 27/6, trả lời thẩm vấn trong phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án tham ô số tiền 50 tỷ đồng xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (thuộc Bộ Quốc phòng), các bị cáo là cựu lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển thẳng thắn thừa nhận, đã nhận tiền nhưng kịp chưa sử dụng thì...