Khai quật rùa đá hàng trăm năm tuổi tại khu quần thể Angkor
Các nhà khảo cổ học Campuchia vừa khai quật được một con rùa lớn bằng đá có niên đại hàng trăm năm tại khu khảo cổ trong quần thể Angkor nổi tiếng ở Tây Bắc nước này.
Đền Bayon, một phần của Angkor Wat. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Rùa đá có kích thước 56 x 93 cm được cho là có từ thế kỷ thứ 10. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tượng rùa đá này ngày 6/5 trong khi khai quật tại một ngôi đền nhỏ được xây dựng trên hồ Srah Srang, một trong số những hồ nước tại Angkor. Ngoài ra, họ cũng tìm thấy tại đây một số đồ tạo tác hiếm thấy khác, trong đó có 2 đinh ba bằng kim loại và một đầu rắn thần.
Người đứng đầu nhóm khai quật của Cơ quan Apsara chuyên giám sát khu khảo cổ Angkor, ông Mao Sokny cho biết việc phát hiện những cổ vật như vậy khiến người dân Campuchia thêm tự hào về di sản văn hóa của đất nước.
Angkor từng là kinh đô của Đế quốc Khmer và phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ thứ 9 – 15. Kiến trúc của Angkor mang đậm dấu ấn văn hóa Hindu với những vật thiêng thường được chôn dưới móng của mỗi ngôi đền hoặc công trình quan trọng để cầu may. Trong văn hóa nhiều nước châu Á, hình tượng rùa được xem là biểu tượng cho sự trường thọ và thịnh vượng.
Quần thể Angkor đã được Tổ chức Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới năm 1992. Hiện đây là điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất tại Campuchia và là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc.
Những bộ hài cốt đặc biệt tại "khu chôn cất ác quỷ"
Nhiều hài cốt trong mộ cổ ở Ba Lan có niên đại vào thế kỷ 16 - 17 ở 'khu chôn cất ác quỷ' này có một chiếc liềm đặt ở cổ hoặc hông để ngăn linh hồn hóa thành 'ác quỷ'.
Nghĩa trang Drawsko ở Ba Lan là một trong những khu chôn cất cổ xưa nổi tiếng thế giới. Từ năm 2008 đến nay, các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 300 ngôi mộ tại " khu chôn cất ác quỷ".
Trong số này có nhiều ngôi mộ có niên đại vào thế kỷ 16 - 17 gây chú ý với những bộ hài cốt được chôn cất theo cách đặc biệt.
Cụ thể, những ngôi mộ đặc biệt này có chứa những hài cốt được chôn trong tư thế bị lưỡi liềm chắn ngay cổ hoặc đặt ở ngang hông.
Theo các nhà nghiên cứu, kiểu chôn cất trên được cho là dùng để đối phó với ma cà rồng và nhằm ngăn chặn người chết đội mồ sống lại, gây tai họa cho người sống.
Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng, những di hài được chôn trong tư thế bị lưỡi liềm chắn ngay cổ hoặc hài cốt có lưỡi liềm đặt ngang hông có thể là phép trấn tà.
Người xưa làm như vậy là vì muốn ngăn cản những thế lực tà ác hành hạ linh hồn của người đã mất sau khi họ qua đời.
Sở dĩ người chết được chôn cất theo cách đặc biệt trên được cho có thể là do họ qua đời một cách bất thường chứ không phải là do già yếu, bệnh tật.
Những kiểu chết bất thường gồm: chết đuối, tử vong do sẩy thai, tự tử, chết trước khi làm lễ rửa tội... được cho là có thể khiến linh hồn trở thành quỷ dữ khi sang thế giới bên kia.
Ngoài ra, người xưa còn suy luận những người có các đặc điểm đặc biệt trên cơ thể như vết bớt có khả năng bị xếp vào những đối tượng có quyền lực siêu nhiên.
Vì vậy, sau khi qua đời, họ được chôn cất với chiếc liềm đặt ở cổ hoặc ở hông để ngăn linh hồn của người đã mất gây họa cho những người còn sống.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14.
Những sự thật gây sốc được hé lộ khi khai quật xác ướp Ai Cập nghìn năm Các chuyên gia sử dụng tia laser, tia X và hồng ngoại để kiểm tra một số xác ướp Ai Cập có niên đại 2.000 - 4.000 năm tuổi. Kết quả cho thấy nhiều bí mật bất ngờ về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại được giới chuyên gia giải mã. Một số xác ướp Ai Cập có niên đại 2.000...