Khai quật mộ cổ 2.000 năm tuổi, phát hiện thời kỳ huy hoàng của chiến binh nữ
Các chuyên gia phát hiện ngôi mộ của một nữ chiến binh từ thời Đồ Sắt cách đây 2.000 năm ở ngoài khơi bờ biển nước Anh, sự kiện gây chấn động giới khảo cổ.
Bí ẩn bao quanh ngôi mộ thời kỳ Đồ Sắt được chôn cất trên đảo Bryher (thuộc quần đảo Scilly nằm ở phía tây nam lục địa Anh) đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học kể từ khi được phát hiện vào năm 1999.
Các cuộc khai quật cho thấy, trong ngôi mộ có một thanh kiếm bằng hợp kim đồng và một chiếc khiên bên cạnh hài cốt, đây là những dụng cụ thường được chôn cất cùng đàn ông thời kỳ đồ sắt. Tuy nhiên, điều khiến các nhà nghiên cứu trở nên bối rối là trong ngôi mộ còn có sự xuất hiện của một chiếc trâm cài và một chiếc chiếc gương bằng đồng – các vật dụng thường được chôn cùng với phụ nữ.
Ngôi mộ thời kỳ đồ sắt trên Quần đảo Scilly. (Ảnh: Historic England Archive)
Theo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of Archaeological Science: Reports hôm 27/7, phân tích men răng cho thấy khả năng 96% người trong mộ là nữ.
Ngôi mộ có niên đại khoảng 100 đến năm 50 trước Công nguyên đã mang đến cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống của người Anh cổ đại, đồng thời làm sáng tỏ vai trò các nữ chiến binh trong chiến tranh giữa các cộng đồng thời kỳ Đồ Sắt. Nó có thể đã đặt nền móng cho sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo nữ như nữ hoàng chiến binh Boudicca của bộ lạc Iceni trong cuộc nổi dậy khốc liệt chống người La Mã xâm chiếm Anh vào năm 60.
“Những phát hiện của chúng tôi mang đến cơ hội thú vị để tìm hiểu lại ngôi mộ quan trọng này. Chúng cung cấp bằng chứng về vai trò quan trọng của người phụ nữ trong chiến tranh ở Scilly thời Đồ Sắt”, Sarah Stark, nhà sinh vật nghiên cứu xương người tại tổ chức Historic England, cho biết.
“Chúng ta sẽ không thể hiểu hết về tính biểu tượng của các vật dụng trong mộ, nhưng sự kết hợp giữa thanh kiếm và chiếc gương cho thấy người phụ nữ này có địa vị cao trong cộng đồng và có thể từng đóng vai trò chỉ huy trong trận chiến tại địa phương, tổ chức hoặc lãnh đạo các cuộc đột kích nhắm vào quân địch”, Stark nói thêm.
Thanh kiếm và gương thời Đồ Sắt được tìm thấy trong ngôi mộ trên đảo Bryher. (Ảnh: Historic England Archive)
Theo các nhà khoa học, phần hài cốt đã bị phân hủy nặng nề đến mức công nghệ xét nghiệm DNA cũng không thể giúp nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận. Tất cả những gì còn lại chỉ là một đường viền sẫm màu của bộ xương in hằn dưới lòng đất trong quá trình khai quật. Để tiến hành phân tích mới, họ phải nhờ đến các kỹ thuật phân tích sinh học phân tử tiên tiến tại Đại học California.
“Men răng là chất cứng và bền nhất trong cơ thể người. Nó chứa một protein liên kết với nhiễm sắc thể X hoặc Y, nghĩa là có thể giúp xác định giới tính. Điều này rất hữu ích vì protein như vậy tồn tại bền hơn so với ADN”, Glendon Parker, giáo sư về chất độc môi trường tại Đại học California Davis, nói.
Ông cho biết thêm, các ngôi mộ khác cũng có thể được kiểm tra lại bằng cách tương tự.
Theo kết quả nghiên cứu, phân tích men răng, các chuyên gia xác định được khả năng 96% người trong mộ là nữ giới. (Ảnh: Historic England Archive)
Các nhà khảo cổ biết rất ít về người Celtic sống ở Anh trước khi La Mã chiếm đóng, nhưng họ tin rằng cách gây chiến chủ yếu là những cuộc tấn công bất ngờ vào nơi ở của kẻ thù.
Ngôi mộ trên đảo Bryher là ngôi mộ duy nhất ở Tây Âu có cả gương và khiên. Chúng đang được trưng bày tại Bảo tàng Quần đảo Scilly trên đảo St. Mary’s.
Tìm thấy thanh kiếm dài nhất Đông Á, uốn lượn như hình rắn
Thanh kiếm bằng sắt từ thế kỷ thứ 4, khai quật tại mộ cổ ở miền tây Nhật Bản, được xem là dài nhất trong tất cả các thanh kiếm cùng thời khai quật được ở Đông Á.
Thanh kiếm bằng sắt từ thế kỷ thứ 4, khai quật tại mộ cổ ở miền tây Nhật Bản
Thanh kiếm vừa được công bố lần đầu tiên với giới truyền thông sau khi các nhà bảo tồn hoàn tất làm sạch một mặt lưỡi kiếm.
Thanh kiếm dài hơn 2,3m uốn lượn như hình rắn, được phát hiện vào tháng 12/2022 tại mộ cổ Tomio Maruyama, trong thành phố Nara. Nó đã được tìm thấy bên cạnh chiếc gương đồng có hình tấm khiên.
Mộ cổ này có niên đại từ nửa sau thế kỷ thứ 4. Đây là thanh kiếm dài nhất từng được tìm thấy ở Nhật Bản và được xem là dài nhất trong tất cả các thanh kiếm cùng thời khai quật được ở Đông Á.
Hiện tại, thanh kiếm đang được bảo quản tại Viện khảo cổ Kashihara ở Nara. Sau khi loại bỏ đất và rỉ sét, hiện có thể thấy rõ ràng hình dạng giống như con rắn của thanh kiếm, cũng như các bộ phận khác như vỏ và chuôi bằng gỗ.
Nếu quan sát kỹ bề mặt của vỏ và chuôi kiếm, ta có thể thấy ánh đỏ trên lớp sơn mài màu đen.
Cạm bẫy chống trộm trong ngôi mộ 1.000 năm khiến các chuyên gia không ngờ Cạm bẫy chết người trong ngôi mộ cổ khiến các chuyên gia bất ngờ. Rốt cuộc ngôi mộ này có gì bí ẩn? Vào thời xưa, người dân thường coi trọng việc xây dựng mộ. Việc xây dựng lăng mộ, mộ thời phong kiến vốn không phải là việc dễ dàng. Bởi đó không chỉ đơn giản là việc tìm một nơi để...