Khai quật lăng mộ Hàm Hương, sự thật về mùi hương trời ban cuối cùng cũng được làm sáng tỏ
Dựa trên những manh mối còn sót lại trong lăng mộ của Hàm Hương, chuyên gia đã đưa ra những kết luận về người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.
Hàm Hương là mỹ nhân đình đám trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Hình tượng của bà được xây dựng thành công trong các bộ phim đình đám như Hoàn Châu Cách Cách, Như Ý Truyện, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng.
Trong lịch sử Trung Quốc không có ghi chép về người phụ nữ tên Hàm Hương. Dựa trên những thông tin được truyền lại, các chuyên gia sử học đối chiếu và tìm thấy điểm tương đồng với Dung phi – một trong những phi tần được vua Càn Long yêu thương nhất. Quả thực, cả Hàm Hương và Dung phi đều có xuất thân từ một chung tộc khác. Cụ thể, Dung phi là một người Duy Ngô Nhĩ, từng kết hôn với người đàn ông dẫn đầu cuộc phát động chống nhà Thanh ở Tân Cương. Vì không muốn Tân Cương tan rã nên anh trai Dung phi là Đồ Nhĩ đã hợp tác với quân Thanh để dẹp loạn. Lập đại công, Đồ Nhĩ được Càn Long cho phép dẫn người nhà đến hoàng cung yết kiến. Đây chính là khởi nguồn cho mối duyên giữa Dung phi và Càn Long.
Càn Long nhất kiến chung tình với Dung phi – Ảnh minh họa
Video đang HOT
Sau khi công bố giả thuyết Hàm Hương và Dung phi là một người, cộng đồng học thuật đều nhất trí đồng thuận với giả thuyết này. Dù thân thế của bà coi như được sáng tỏ nhưng bí mật về mùi hương đặc biệt trên người có thể thu hút được ong bướm vẫn chỉ được coi là câu chuyện dân gian. Cho đến khi người ta tìm được lăng mộ của Hàm Hương thì sự thật mới dần được làm sáng tỏ.
Ở Tân Cương có một lăng mộ của Hương phi, được nhiều người đến thờ cúng nhưng thực chất chỉ là lăng giả. Vì là phi tần được Càn Long yêu thương nên bà đã được an táng cùng vua trong Đông lăng triều Thanh. Lăng mộ của bà có phong cách hồi giáo, khi được phát hiện thì đã bị những kẻ trộm mộ cướp phá. Dựa trên các mảnh xương cũng như manh mối còn sót lại, chuyên gia kết luận chủ nhân ngôi mộ là một người da trắng.
Về mùi thơm trên cơ thể, chuyên gia cho rằng người Duy Ngô Nhĩ thời xưa vốn có thói quen dùng hương thơm. Sau nhiều năm, cơ thể Hàm Hương nhiễm mùi hương đó nên tự động tỏa ra hương thơm nhẹ như hoa cỏ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.
Rùng mình trước những hành động của vị hoàng đế "cuồng vợ" nhất lịch sử Trung Hoa
Cái chết có thể chia lìa tình yêu của nhiều cặp đôi. Tuy nhiên, với vị hoàng đế Trung Quốc này, âm dương cách biệt không thể ngăn ông thể hiện tình yêu với người vợ quá cố.
Phụ Hảo là vợ đầu của Thương Vương Vũ Đinh và là nữ tướng đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nàng tham gia đánh đông dẹp bắc, lập nhiều chiến công vĩ đại và cực kỳ nổi danh lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tư liệu về Phụ Hảo lại rất ít, các học giả thời nay chủ yếu biết đến bà qua Giáp cốt văn triều Thương ở Ân Khư.
Theo sử sách ghi lại, Phụ Hảo lúc bấy giờ là một phụ nữ có tài, nắm quyền về quân sự. Không những vậy, bà còn có được tình yêu mãnh liệt của Thương Vương Vũ Đinh - vị hoàng đế thứ 22 của nhà Thương trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu của vị hoàng đế này lại có phần đáng sợ và quái đản.
Tình yêu mà Vũ Đinh dành cho vợ thể hiện rõ nhất qua những cốt văn bói toán. Thời nhà Thương, hoàng đế rất trọng thuật xem bói. Việc sử dụng giáp cốt văn để bói toán mất nhiều công sức bởi người ta phải dùng dao để khắc lên mai rùa hay xương cốt động vật. Tuy nhiên, Thương Vương Vũ Đinh lại thường xuyên xem bói những việc rất nhỏ nhặt liên quan đến Phụ Hảo. Ông sai người bói rồi ghi lại tình hình hàng ngày của vợ yêu, chẳng hạn như khi nào bà sinh con, sinh trai hay gái, bà có đau răng hay không, có vấn đề gì về sức khỏe không...
Ảnh minh họa
Mỗi lần Phụ Hảo thắng trận trở về, Vũ Đinh đều ra khỏi thành chào đón. Có lần hai vợ chồng xa nhau gần trăm dặm, khi gặp lại đã ôm nhau khóc nức nở.
Có một điều đặc biệt, dù Thương Vương Vũ Đinh cưng chiều Phụ Hảo như vậy nhưng hai người lại không sống cùng nhau. Phụ Hảo sở hữu thái ấp và tài sản riêng của mình. Cuộc sống của bà phần lớn trên chiến trường hoặc tại thái ấp.
Khi khai quật lăng mộ của Phụ Hảo tại phía tây bắc thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, hậu thế ngày nay tiếp tục thấy được tình cảm mà Thương Vương Vũ Đinh dành cho vợ. Ông cho ghi lại toàn bộ cuộc đời vợ mình trên giáp cốt văn, thậm chí cả một số chi tiết nhỏ.
Ngoài ra, những vật tùy táng mà Thương Vương Vũ Đinh cho chôn cùng vợ rất phong phú, tinh xảo. Các nhà khảo cổ tìm được tổng cộng 1928 hiện vật trong đó có nhiều đồ làm bằng đồng, ngọc đá, gốm, xương, ngà, pha lê... Bên cạnh đó, họ còn phát hiện 16 thi thể khác, có cả trẻ em. Theo dự đoán thì đây có lẽ là những nô lệ bị tuẫn táng theo bà.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Phụ Hảo qua đời ở tuổi 33 còn Thương Vương Vũ Đinh lại là vị vua hiếm hoi trường thọ ở thời điểm đó khi ông trị vì tới 58 năm. Sau khi Phụ Hảo mất, Thương Vương Vũ Đinh rất đau buồn, ra lệnh chôn cất bà trong cung điện nơi ông xử lý công việc triều chính quan trọng. Làm như vậy, mỗi lần nhớ vợ ông sẽ có cảm giác được an ủi.
Thế nhưng tất cả những điều trên còn chưa khiến hậu thế đời sau kinh ngạc. Để thể hiện tình yêu đầy chấp niệm dành cho vợ, Thương Vương Vũ Đinh còn tìm cách để chăm lo cho Phụ Hảo ở thế giới bên kia. Lo nàng phải sống khổ sở, không ai chăm sóc, Vũ Đinh cho rằng chỉ có tổ tiên của mình mới có thể bảo vệ Phụ Hảo. Vì vậy, sau nhiều đêm toan tính, Thương Vương Vũ Đinh quyết định làm đám cưới ma cho Phụ Hảo, gả nàng cho các vị hoàng đế nhà Thương đã băng hà. Thương Vương Vũ Đinh làm nghi lễ này tận 3 lần, lần cuối ông gả Phụ Hảo cho Thành Thang hoàng đế, người khai quốc của nhà Thương. Đến lúc đó, Thương Vương Vũ Đinh mới cảm thấy an lòng và tin rằng mình đã có sự an bài hoàn hảo cho ái thê của mình.
Ngày nay, khi các nhà khảo cổ tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc cổ đại, họ ghi nhận tình yêu khắc cốt ghi tâm mà Thương Vương Vũ Đinh dành cho Phụ Hảo. Tuy nhiên, cách mà vị minh quân này thể hiện tình yêu có nhiều điểm khiến con người hiện đại không thể lý giải và cảm thấy rùng mình.
Phát hiện hàng trăm hũ rượu vang 5.000 năm tuổi trong lăng mộ nữ hoàng Ai Cập Các nhà khảo cổ tìm thấy hàng trăm hũ rượu vang có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi hiện vẫn được bảo quản tốt trong lăng mộ Nữ hoàng Ai Cập Meret-Neith ở Abydos. Nhiều hũ vẫn được niêm phong, nút chai vẫn còn nguyên. Một số thậm chí còn giữ được phần hạt nho đọng lại dưới đấy. Những bình rượu 5.000...