Khai quật ‘cỗ xe tình yêu’ trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Tại quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã khai quật được một nhóm xe kéo – trong đó có cỗ xe ’sáu con cừu’ quý hiếm.
Xe cừu chỉ xuất hiện ít ỏi trong dã sử và truyền thuyết Trung Quốc, được cho là một dạng “cỗ xe tình yêu” của nhà vua. (Nguồn: SCMP/Shutterstock/CCTV)
Các nhà khảo cổ ở Trung Quốc đã khai quật được một nhóm xe kéo – trong đó có cỗ xe “sáu con cừu” quý hiếm ở “ngôi mộ phía Tây” thuộc quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, tại tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc Trung Quốc.
Với việc các con cừu được xếp thành hàng một cách ngay ngắn, các nhà khảo cổ cho rằng chúng có thể là vật chôn theo trong nghi lễ chôn cất thời xưa của người Trung Quốc.
Trong khi phần thân chính của cỗ xe có thể đã mục nát, nhưng dấu vết về các công cụ dùng để kéo xe vẫn còn trên xương cừu.
Jiang Wenxiao, người đứng đầu dự án khai quật khảo cổ học, cho biết trong thông báo chính thức rằng phát hiện này là “đặc biệt hiếm” trong khảo cổ học Trung Quốc.
Xe ngựa và xe bò kéo rất phổ biến ở Trung Quốc cổ đại nên các nhà khảo cổ thường tìm thấy chúng trong các cuộc khai quật.
Tuy nhiên, các ghi chép lịch sử về xe cừu kéo rất hiếm nên việc tìm ra bằng chứng về sự tồn tại của chúng là một bước đột phá.
Video đang HOT
Cỗ xe này cũng cổ hơn rất nhiều so với lần xuất hiện đầu tiên của cỗ xe sáu con cừu trong các ghi chép lịch sử.
Chúng chỉ xuất hiện ít ỏi trong dã sử và truyền thuyết Trung Quốc, được cho là một dạng “cỗ xe tình yêu” của nhà vua.
Trước phát hiện kể trên, ghi chép lịch sử cổ xưa nhất về cỗ xe sáu con cừu liên quan tới Tấn Vũ Đế, người được mô tả là sử dụng xe để “đi quanh cung điện.”
Tương truyền, người sáng lập triều đại Tây Tấn đã cưỡi xe cừu hàng đêm ở hậu cung và sẽ ngủ ở bất cứ nơi nào đàn cừu dừng lại.
Tại địa điểm hiện tại, các nhà khảo cổ cũng khai quật được một cỗ xe ngựa bằng gỗ riêng biệt được bảo quản tốt và có một chiếc lọng bằng gỗ được trang trí công phu. Nó được cho là cỗ xe lâu đời nhất được biết đến của loại hình này.
Khu vực này có rất nhiều ngựa và xe ngựa dường như gắn liền với truyền thống chôn cất từ triều đại nhà Tần (221-206 trước Công nguyên). Có rất nhiều loại xe ngựa ở khu vực xung quanh và số lượng ngựa trên mỗi xe khác nhau giữa các địa điểm.
Phát hiện này sẽ cung cấp nguồn thông tin vô cùng giá trị cho các nhà khoa học nghiên cứu tập tục chôn cất cổ xưa của người Trung Quốc.
Ngôi mộ trên không thuộc về Tần Thủy Hoàng và các nhà khoa học hiện đang phân tích để xác định nó thuộc về ai.
Cỗ xe sáu con cừu không phải là hiện vật quý hiếm đầu tiên được phát hiện trong ngôi mộ đặc biệt này.
Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu thông báo rằng họ đã tìm thấy một bức tượng lạc đà bằng bạc cổ ở chính địa điểm này. Đây là minh chứng sớm nhất được biết đến về vật trang trí lạc đà xuất hiện ở Trung Quốc. Hiện vật lạc đà rất quan trọng vì nó cho thấy Trung Quốc đã giao thương với Tây Á vào thời nhà Tần.
Các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện ra phòng chôn cất thực sự của Tần Thủy Hoàng tại lăng mộ ở Tây An.
“Đội quân đất nung” tại quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Nguồn: Shutterstock)
Vào năm 2021, Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ cho một dự án nhằm xác định xem liệu tia vũ trụ có thể được sử dụng để giúp các nhà khảo cổ xác định chính xác buồng bí mật lưu giữ hài cốt và bảo vật của Tần Thủy Hoàng hay không.
Theo nhà sử học đời Hán Tư Mã Thiên, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, được xây dựng bởi hàng trăm nghìn lao động trong gần 4 thập kỷ và hoàn thành vào khoảng năm 208 trước Công nguyên.
Lăng mộ nằm dưới một gò mộ cao 76 mét có hình dạng gần giống một kim tự tháp. Bố cục của nó mô phỏng theo kinh đô nhà Tần là Hàm Dương được chia thành các khu nội thành và ngoại thành.
Với tổng diện tích gấp 70 lần Tử Cấm Thành, đây là lăng mộ lớn nhất từng được xây dựng cho một cá nhân trên thế giới./.
Tranh cãi về chiều cao thực của vị vua nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc
Thanh kiếm đồng dài gần một mét được tìm thấy trong lúc khai quật di tích gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng làm dấy lên suy đoán ông có thể cao trên 1,9 m.
Khi nhắc đến Tần Thủy Hoàng, người ta thường nghĩ đến những thành tựu lịch sử to lớn như thống nhất lục quốc, thiết lập quyền lực tập trung... Tuy nhiên, rất ít thông tin cá nhân về Tần Thủy Hoàng như chiều cao, hình dáng được ghi chép lại.
Đa số ghi chép lịch sử về chiều cao của Tần Thủy Hoàng đều dựa theo suy luận. Cuốn "Thái Bình Ngự Lãn" đời nhà Tống viết: "Tần Thủy Hoàng miệng hổ, trán cao, mắt to, mũi cao, chiều cao ba thước sáu thốn". Thời nhà Tần, một thước là 23,1 cm, nghĩa là chiều cao của Tần Thủy Hoàng khoảng 198,66 cm.
Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Sohu)
Trong câu chuyện thích khách Kinh Kha nước Yên ám sát Tần Thủy Hoàng bất thành cũng cung cấp dữ liệu về chiều cao của Tần Thủy Hoàng. Khi Kinh Kha rút dao đâm về phía Tần Thủy Hoàng, hoàng đế nước Tần phải trốn quanh một cây cột vì không kịp rút kiếm đỡ. Kiếm thông thường như kiếm của vua Câu Tiễn nước Việt chỉ dài 55,6 cm. Theo logic, nếu kiếm có chiều dài này thì đáng lẽ Tần Thủy Hoàng phải dễ dàng lấy ra.
Công tác khai quật chiến binh đất nung và ngựa đất gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây đã mở ra trang mới. Chiều cao trung bình tượng đội quân đất nung là 185 cm và cao nhất là 195 cm. Do đó, dữ liệu chiều cao 198,66 cm của Tần Thủy Hoàng có vẻ đáng tin.
Các chuyên gia cũng tìm thấy một thanh kiếm đồng dài gần một mét. Thanh kiếm này là bước đột phá về công nghệ đúc kiếm thời đó. Quan trọng hơn, nó chính là kiếm của Tần Thủy Hoàng, đồng nghĩa với việc chi tiết vua bỏ trốn do khó rút kiếm được Tư Mã Thiên ghi lại trong "Sử Ký" là chính xác.
Người bình thường khó rút kiếm nếu kiếm dài gần một mét, nhưng người cao trên 1,9 m lại có thể. Thời đó, người ta thường đeo kiếm sau lưng, khiến việc Tần Thủy Hoàng khó rút kiếm trở thành hợp lý.
Các học giả cũng đã kiểm chứng vấn đề này. Họ mô phỏng tình huống mưu sát và yêu cầu một người cao hơn 1,9 m thử rút kiếm dài gần một mét đeo sau lưng.
Trong tình huống khẩn cấp, dù có chiều cao trên 1,9 m nhưng người này cũng khó rút kiếm thật nhanh. Đồng là chất liệu dễ gãy, không thích hợp làm kiếm quá dài. Tần Thủy Hoàng sử dụng thanh kiếm dài như thế để thể hiện chiều cao và địa vị của ông.
Những hé lộ mới về cỗ máy chiến tranh nhà Tần Những nghiên cứu mới về đội quân đất nung hé lộ rằng lực lượng quân đội dưới triều đại Tần Thủy Hoàng thậm chí còn tiến bộ hơn nhiều so với giả định trước đây. Quân Tần xưa kia luôn nổi tiếng với nhiều thành tích đáng gờm trên chiến trường. Vào cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, quân đội nhà...