Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2015
Tối 16/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh, Nghệ An), Bộ VH-TT&DL phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2015.
Tham dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Sinh Hùng – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; ông Uông Chu Lưu – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội… cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung Ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các đại biểu đến từ nước bạn Lào, Thái Lan.
Chương trình nghệ thuật Lễ hội Làng Sen 2015 do Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức. Liên hoan năm nay có 35 đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh bạn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Tây Ninh, Bắc Kạn… Đặc biệt, có sự tham gia của hai đoàn nghệ thuật của tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) và Nakhon Phanom (Thái Lan).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen 2015.
Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi tên Người – Hồ Chí Minh” là hoạt động mở màn trong khuôn khổ Lễ hội Làng Sen năm 2015 và kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình do NSND Trần Bình là tác giả kịch bản và đạo diễn chương trình nghệ thuật này.
Hàng ngàn người dân xứ Nghệ đã có mặt trong đêm khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2015.
Chương trình gồm 2 phần: Phần 1 “ Non nước xứ Nghệ ân tình” gồm màn múa, hát về con người, vùng quê xứ Nghệ. Phần thứ 2 “Sáng mãi tên Người – Hồ Chí Minh” gồm những ca khúc hát về Bác Hồ và tình yêu thương bao la của Người dành cho các vùng miền của Tổ quốc.
Đêm nghệ thuật có sự tham gia của gần 1.000 diễn viên chuyên và không chuyên đến từ Nhà hát múa Đương đại Việt Nam, Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Học viện Âm nhạc quốc gia, trường Đại học Vinh, Nhà văn hóa thiếu nhi Việt Đức và các đoàn nghệ thuật của các tỉnh, thành trong cả nước.
Màn mở đầu phần 1 của chương trình
Màn trình diễn phần 1 “Non nước xứ Nghệ ân tình” gồm các màn múa, hát về con người, vùng quê xứ Nghệ.
Các đoàn về tham dự đêm diễn đi trước sân khấu.
Màn biểu diễn của các diễn viên trong phần đầu chào mừng các đoàn về tham dự.
Phần thứ 2: “Sáng mãi tên Người – Hồ Chí Minh” gồm những ca khúc hát về Bác Hồ và tình yêu thương bao la của Người dành cho các vùng miền của Tổ quốc.
Video đang HOT
Ca sĩ và tốp múa đến từ Nghệ An thể hiện ca khúc
“Lời ca dâng Người”.
Tiết mục “Lời ca dâng Bác” sáng tác Trọng Loan. Biểu diễn: Nhóm thời gian và Dàn múa đến từ Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Nhiều ca khúc hay như: “Miền Trung nhớ Bác”,
“Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên”… đã được các ca sĩ thể hiện
Nhóm Phương Nam với ca khúc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” – sáng tác Trần Kiết Tường.
Tiết mục “Hoa sen Tháp Mười” sáng tác của Nhạc sĩ Trương Quang Lục đã được ca sĩ Minh Hiền thể hiện cùng với dàn múa nữ đến từ nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam.
“Người là Hồ Chí Minh” sáng tác của Ewan Mac Coll, biểu diễn: Hợp ca nam nữ và tốp múa nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam cùng các em nhà văn hóa thiếu nhi Việt – Đức (TP. Vinh) thể hiện.
“Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ” – một ca khúc đẹp mà các bé đã mang đến trong chương trình
Ca khúc “Theo tiếng gọi Bác Hồ” sáng tác Hồ Trọng Tuân đã được Nhóm thời gian và dàn múa Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam thể hiện làm say đắm lòng người.
“Người là niềm tin tất thắng” ca khúc NSƯT Quốc Hưng, Hợp xướng và dàn múa Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam; Trường ĐHVH NTQĐ, Học viện hành chính quốc gia Việt Nam, các em sinh viên Trường ĐH Vinh và các em thiếu nhi Nhà văn hóa Thiếu Nhi Việt – Đức thể hiện – đã khép lại chương trình nghệ thuật
Đêm nghệ thuật Lễ hội Làng Sen 2015 đã để lại nhiều cảm xúc, ý nghĩa với khán giả.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Rưng rưng với triển lãm Hà Nội thời bao cấp
Một Hà Nội cổ kính với những bức tường xám, những biển hiệu rút lốp, cửa hàng thực phẩm vẽ nguệch ngoạc, chiếc xe đạp được "chắp vá" bởi nhiều phụ tùng khác nhau... Đó, chính là không gian triển lãm thành phố thời bao cấp vừa khai mạc tại Hà Nội sáng nay, 16.5.
Tái hiện cảnh xếp hàng mua thực phẩm bằng tem phiếu tại triển lãm. Trong chiều nay, 16.5, những người đến triển lãm sẽ được phát tem phiếu, xếp hàng mua bánh mỳ để trải nghiệm - Ảnh: Thúy Hằng
Đứng lặng hồi lâu trước những bức ảnh đóng khung sổ gạo, tem phiếu mua đường, vải, bà Lê Thu Hà, 58 tuổi, thủ thư tại thư viện đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa về hưu, nhớ lại những lần xếp hàng mua thực phẩm trên phố Nguyễn Công Trứ.
Trong tâm khảm bà Hà, hình ảnh căn phòng tập thể rộng 24 mét vuông, nơi sinh sống của 7 người trong gia đình bà tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ vẫn còn nguyên vẹn.
Tem phiếu mua bánh mỳ thời bao cấp được in lại - Ảnh: Thúy Hằng
Phiếu mua lương thực thời bao cấp - Ảnh: Thúy Hằng
Một số loại tem đường, tem phiếu mua vải. "Các anh chị đều đi học xa, nhà chỉ có bố mẹ và ba chị em. Tôi không nhớ bao đêm phải ra phố đặt viên gạch để giành chỗ ngày mai đứng xếp hàng mua rau, thịt. Thế nhưng sáng ra, viên gạch mình đặt đã bay đâu mất, lại phải xếp hàng từ đầu. Xếp từ 6 giờ thì 11 giờ trưa mua được mớ rau. Những lần đến lượt mình thì hết hàng là chuyện quá bình thường", bà Lê Thu Hà, 58 tuổi kể lại - Ảnh: Thúy Hằng
Tấm biển của cửa hàng mậu dịch - Ảnh: Thúy Hằng
"Bố tôi ngày đó là cán bộ phòng tài chính quận Hoàn Kiếm nhưng cứ chiều chiều tan sở, ông đạp chiếc xe cuốc về, các con đón bố, dỡ từ đằng sau chiếc xe đạp mớ rau muống phân phối đã héo quay quắt lại. Hình ảnh thân thương ấy chẳng bao giờ quên được", bà Hà xúc động.
Đến triển lãm Hà Nội thời bao cấp từ 9 giờ sáng, giờ mở cửa, bà Hoàng Thị Mai, 54 tuổi, trú ở số nhà 29 Bà Triệu nhờ anh trai chụp lại cho những bức ảnh mình xếp hàng mua bánh mỳ ở quầy mậu dịch.
Bà Hoàng Thị Mai nhờ anh trai chụp lại bức ảnh tại không gian quầy mậu dịch: "Để nhớ lại ngày xưa từng chen lấn đến toát mồ hôi mới được chiếc bánh mỳ đầy mọt ở cửa hàng trên phố Ngô Thì Nhậm" - Ảnh: Thúy Hằng
Bận rộn đầy lo toan thời bao cấp, ảnh sưu tầm tại triển lãm - Ảnh: Thúy Hằng
Một chiếc xe đạp được "chắp vá" phụ tùng bởi nhiều hãng xe khác nhau, những người thăm quan triển lãm đều thích thú với hình ảnh chiếc xe này. "Có chắp vá, mới đúng là xe đạp thời bao cấp. Khó khăn quá, mỗi lần xếp hàng, anh chỉ được mua một bộ phận, khung này lắp với lốp kia, ấy là chuyện bình thường" - Ảnh: Thúy Hằng
Triễn lãm Hà Nội thời bao cấp đang diễn ra tại tòa nhà IPH Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội có một cái tên lạ "Bao cấp - Xếp hàng về quá khứ", được thực hiện bởi các bạn trẻ trong câu lạc bộ truyền thông MCC, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và dự án Hà Nội Đẹp của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội.
"Chúng tôi từng nghe bố mẹ kể về thời ăn cơm độn khoai, sắn, tranh nhau mua thịt mỡ, chúng tôi từng không tin. Cho đến ngày chúng tôi lớn lên, đọc nhiều, hiểu nhiều, chúng tôi quyết tâm sẽ phải làm được triển lãm này để nối gần hơn khoảng cách giữa các thế hệ. Đơn giản chỉ là, những bạn trẻ như chúng tôi đến đây sẽ hiểu và yêu thương bố mẹ hơn, cũng như yêu thương một giai đoạn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của Hà Nội", Nguyễn Phương Linh, trưởng ban nội dung triển lãm "Bao cấp - Xếp hàng về quá khứ" chia sẻ.
Những hình ảnh thời bao cấp tại triển lãm vừa khai mạc sáng nay, 16.5 do phóng viên Thanh Niên Online ghi lại:
Phòng khách thời bao cấp. Triển lãm lần này mô phỏng, phục dựng cuộc sống của người dân Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 1975 tới năm 1989, xóa bỏ hoàn toàn bao cấp, tái hiện một Hà Nội gian khó, đầy ắp kỷ niệm - Ảnh: Thúy Hằng
Chiếc đài VEF - Ảnh: Thúy Hằng
Mũ cối - Ảnh: Thúy Hằng
Đồng hồ Ba Đình do Việt Nam sản xuất - Ảnh: Thúy Hằng
Ti vi Sanyo vỏ đỏ do Nhật Bản sản xuất, của quý hiếm ngày bao cấp ở Hà Nội - Ảnh: Thúy Hằng
Đồng hồ vệ tinh, Trung Quốc sản xuất - Ảnh: Thúy Hằng
Buồng ngủ ngăn với phòng khách bằng tấm vải mỏng, trong đó có chiếc chăn con công quý giá - Ảnh: Thúy Hằng
Móc treo quần áo với bộ quần áo bộ đội, mũ cối - Ảnh: Thúy Hằng
Quầy bán thực phẩm phân phối - Ảnh: Thúy Hằng
Tờ báo Hà Nội Mới, xuất bản năm 1980 - Ảnh: Thúy Hằng
Những trang báo Hà Nội Mới dán trên tường - Ảnh: Thúy Hằng
Bách hóa tổng hợp phố Tràng Tiền - Ảnh: Thúy Hằng
Tem phiếu mua bánh mỳ 225 gram - Ảnh: Thúy Hằng
Những tranh cổ động thời bao cấp Hà Nội - Ảnh: Thúy Hằng
Cảnh mua bán ở cửa hàng mậu dịch - Ảnh: Thúy Hằng
Đánh đu trên tàu điện trên phố Hà Nội - Ảnh: Thúy Hằng
Câu thơ "chế" vui từ những gian khó ngày bao cấp được vẽ trên tường của nhà triển lãm - Ảnh: Thúy Hằng
Triển lãm thu hút rất đông khán giả mọi lứa tuổi - Ảnh: Thúy Hằng
Chương trình được thực hiện bởi một nhóm các bạn trẻ từ Đại học Quốc gia Hà Nội, dự án Hà Nội Đẹp của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội. Tối nay, 16.5 và tối 17.5 sẽ có tọa đàm "Hà Nội - Góc nhìn và trải nghiệm" cũng như chiếu những bộ phim lớn lên cùng nhiều thế hệ như Em bé Hà Nội, Vợ chồng A Phủ... - Ảnh: Thúy Hằng
Thúy Hằng
Theo Thanhnien
Triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" Chiều 15/5, Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ khai mạc và trao giải Triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh toàn quốc chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hướng tới kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...