Khai mạc Internet Day 2019 – Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số
Hội thảo Internet Day 2019 – “Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số” là điểm nối tiếp tục khai phá vấn đề chuyển đổi số trong hệ sinh thái 4.0 tại Việt Nam.
Hội thảo Internet Day 2019 đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Sáng 11/12, hội thảo Internet Day 2019 đã chính thức diễn ra tại Hà Nội. Đây là diễn đàn chia sẻ về Internet thường niên do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức cùng sự tham gia của các đơn vị trong lĩnh vực Internet, ICT, Viễn thông như: Facebook, VNPT, Tổ chức DotAsia, P.A Việt Nam… với mục tiêu tạo môi trường trao đổi, góp phần tìm ra các giải pháp tối ưu và hiệu quả nhằm thúc đẩy cho sự phát triển chung của internet tại Việt Nam trong thời kỳ mới.
Tiếp nối thành công của năm trước, Internet day 2019 chọn chủ đề chính là: “Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số” giúp đẩy nhanh giai đoạn chuyển đổi số trong kinh doanh của doanh nghiệp để kiến tạo xã hội số theo như Đề án Chuyển đổi số quốc gia đã đưa ra 3 giai đoạn Chuyển đổi số nhằm hướng tới chuyển đổi số toàn diện, với nền kinh tế, xã hội vận hành dựa trên công nghệ số, đổi mới và sáng tạo.
So với chủ đề Internet Day 2018 – “Internet và Hệ sinh thái số Việt Nam” thì chủ đề năm nay chính là điểm nối tiếp tục khai phá vấn đề chuyển đổi số trong hệ sinh thái 4.0 tại Việt Nam.
Đánh giá cao Hiệp hội Internet Việt Nam chọn chủ đề “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải nhấn mạnh đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất là trong môi trường Internet, môi trường số và là nhân tố trọng yếu mang tính chiến lược quyết định sự thành công trong chuyển đổi số nền kinh tế.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải phát biểu tại Internet Day 2019.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã chính thức ra mắt Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam (Vietnam Cloud Computing and Data Center Club – VNCDC).
Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên cho biết Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu ra đời để thực hiện sứ mệnh thúc đẩy dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu phát triển, đóng góp tích cực cho hành trình chuyển đối số quốc gia, cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Các hoạt động của Câu lạc bộ sẽ tích hợp chặt chẽ với các hoạt động của Hiệp hội Internet Việt Nam, kỳ vọng sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng để hình thành nên bức tranh tươi sáng hơn cho Internet Việt Nam.
Hội thảo Internet Day 2019 sẽ diễn ra trong cả ngày 11/12 với các phiên thảo luận của các diễn giả, đại diện các doanh nghiệp về công nghệ, viễn thông trong và ngoài nước./.
Theo việt nam plus
Thành lập Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Một mục tiêu của việc thành lập Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện.
Thời gian tới, Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT sẽ hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ưu tiên các lĩnh vực nghiên cứu: Internet vận vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, thực tại ảo, điện tử tự động...
Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) trực thuộc Đoàn Thanh niên Học viện vừa được thành lập. PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Phó giám đốc Học viện là Chủ nhiệm danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT.
Ban chủ nhiệm lâm thời của Câu lạc bộ gồm 6 thành viên, trong đó TS. Nguyễn Việt Hưng, Giảng viên Khoa Viễn thông 1, Phó bí thư Đoàn thanh niên Học viện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ; và Phó chủ nhiệm thường trực là Thạc sỹ Đỗ Trung Anh, Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.
Việc thành lập Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT hướng tới các mục tiêu: đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện; thúc đẩy giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, Câu lạc bộ sẽ cùng các đơn vị, tổ chức nghiên cứu trong Học viện tham gia đề xuất tư vấn với Lãnh đạo Học viện về việc triển khai một số hoạt động khoa học công nghệ.
Về các công việc cụ thể của Câu lạc bộ, theo Ban chủ nhiệm, một trong những việc chính sẽ được tập trung triển khai trong thời gian tới là hỗ trợ xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ưu tiên các lĩnh vực nghiên cứu: Internet vận vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối, thực tại ảo, điện tử tự động, công nghệ truyền thông tiên tiến, chuyển đổi số.
Đồng thời, Câu lạc bộ sẽ triển khai các hoạt động hợp tác, giao lưu khoa học và công nghệ, tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia tư vấn cho Lãnh đạo Học viện trong các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chiến lược phát triển sản phẩm khoa học công nghệ; tham gia xúc tiến, thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, của doanh nghiệp, nhận đặt hàng các đề tài, nhiệm vụ của Học viện; hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên trọng điểm, tư vấn (Mentor) ươm tạo cho các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng của sinh viên.
Là tổ chức hoạt động theo tinh thần tự nguyện, do Đoàn Thanh niên Học viện quản lý, Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT dự kiến sẽ tổ chức nhóm họp định kỳ mỗi tháng một lần và báo cáo hoạt động với Lãnh đạo Học viện phụ trách định kỳ hàng quý. Câu lạc bộ sẽ là nơi thu hút, quy tụ các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên trẻ (dự kiến dưới 45 tuổi, tự nguyện đăng ký tham gia) đang công tác tại Học viện, có thể có các thành viên mời trong và ngoài nước.
Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ PTIT được thành lập và đi vào hoạt động cũng là một bước triển khai các nhiệm vụ đã được Học viện đề ra trong Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ giai đoạn 2017 - 2022 của trường.
Tại Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ giai đoạn 2017 - 2022, nhấn mạnh giai đoạn tới hoạt động khoa học công nghệ sẽ đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của Học viện, bản chiến lược này cũng đã chỉ rõ các mục tiêu hoạt động khoa học công nghệ mà trường hướng đến trong thời gian từ nay đến 2022, đó là: phát triển các bài báo khoa học trong nước và quốc tế cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là các bài báo thuộc danh mục ISI và Scopus; hình thành một số sản phẩm, dịch vụ KHCN thương mại hóa, chiếm lĩnh được thị trường, tạo sự phát triển bền vững; hoạt động KHCN hỗ trợ cho việc đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo ITC News
CMC đẩy mạnh nền tảng chuyển đổi số cho doanh nghiệp Hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N của Tập đoàn công nghệ CMC đặt mục tiêu chuyển đổi số cho các doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam. Xuất hiện trong triển lãm 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây, gian hàng của Tập đoàn công nghệ CMC với sản phẩm hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N...