Khai mạc hội thao ngành TAND các tỉnh, thành phía Nam
Ngày 20-8, tại TP. Vũng Tàu, TAND Tối cao tổ chức khai mạc hội thao kỷ niệm 40 năm thành lập các Tòa án nhân dân khu vực phía Nam, 71 năm ngày truyền thống Tòa án nhân dân, chào mừng 71 năm Cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2-9.
Ông Nguyễn Hòa Bình- Chánh án TAND Tối cao cùng lãnh đạo TAND Tối cao, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại lễ khai mạc hội thao.
Dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Hòa Bình- Chánh án TAND Tối cao, lãnh đạo TAND Tối cao, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và các địa phương.
Tham dự Hội thao có 27 đoàn với gần 300 vận động viên là cán bộ, công chức, người lao động tại các đơn vị: Vụ Công tác phía Nam, TAND Cấp cao tại TP.HCM, Tòa án quân sự Quân khu 7, Quân khu 9 và TAND các tỉnh, thành khu vực phía Nam từ Ninh Thuận trở vào.
Trong thời gian hai ngày (20 đến 21-8), các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở bốn nội dung gồm: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông và quần vợt.
Ông Bùi Ngọc Hòa- Phó Chánh án TAND Tối cao- Trưởng ban Tổ chức phát biểu: “Hội thao là dịp để cán bộ, công chức, người lao động trong ngành tòa án giao lưu, học hỏi, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các đơn vị thuộc hệ thống ngành tòa án nhân dân, tòa án quân sự. Đồng thời duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn”.
KHÁNH LY
Video đang HOT
Theo_PLO
Nhiều thay đổi trong trang phục của Thẩm phán khi xét xử
Tin tức trong dự thảo đề án đổi mới trang phục Thẩm phán và hội thẩm mà TAND TC đang triển khai xây dựng, Thẩm phán khi xét xử sẽ mặc áo thụng đen dài tay.
Trang phục của Thẩm phán hiện nay nhiều bất cập
TAND Tối cao cũng cho rằng việc đổi mới trang phục của Thẩm phán là cần thiết để đảm bảo sự hội nhập quốc tế. Bởi lẽ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có trang phục riêng đặc thù cho đội ngũ thẩm phán khi xét xử.
Trong dự thảo đề án đổi mới trang phục nêu rõ một số bất cập trong trang phục của Thẩm phán và hội thẩm TAND như: chưa có lễ phục, chưa có sự khác biệt so với trang phục của công dân, cán bộ, công chức; chất liệu vải chưa phù hợp với đặc điểm vùng miền... Vì thế chưa thể hiện được tính đặc thù của ngành và sự trang nghiêm trong công tác xét xử.
Theo đại diện của TAND Tối cao, việc cấp trang phục riêng cho thẩm phán khi xét xử nhằm nâng cao hình ảnh Tòa án, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đề cao tác phong lễ tiết, danh dự nghề nghiệp và trách nhiệm cá nhân. Điều này góp phần thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của TAND theo yêu cầu đẩy mạnh tư pháp hiện nay.
Thẩm phán sẽ mặc áo thụng đen
Tin tức từ hội thảo về dự thảo đề án đổi mới trang phục thẩm phán và hội thẩm Tòa án nhân dân (TAND), khi xét xử, ngoài trang phục làm việc thông thường, các thẩm phán sẽ có thêm áo thụng dài tay màu đen khoác bên ngoài.
Đối với thẩm phán Tòa gia đình và người chưa thành niên, hoặc là sử dụng trang phục thông thường, hoặc là sử dụng áo thụng dài tay màu cam khoác bên ngoài. Riêng thẩm phán TAND Tối cao thì cần có thiết kế riêng.
Hội thảo Đề án đổi mới trang phục Thẩm phán và Hội thẩm TAND.
Về lễ phục của Thẩm phán trong các hoạt động thi đua, đối ngoại, các hoạt động lễ tiết của đất nước và TAND được đề xuất là áo thụng nhưng có thiết kế khác biệt so với áo thụng xét xử về màu sắc và một số họa tiết.
Ngoài ra, lễ phục của Thẩm phán TAND Tối cao được đề nghị cần có họa tiết trên Lễ phục (áo). Lễ phục của Chánh án TAND Tối cao cũng cần được thiết kế theo hướng có điểm phân biệt với Lễ phục của các Thẩm phán TAND Tối cao.
Về trang phục làm việc hằng ngày của Thẩm phán, đề án của TAND Tối cao đưa ra hai phương án: Thứ nhất, giữ nguyên như hiện nay là Thẩm phán mặc quần âu tối màu, áo sơ mi trắng (xuân, hè) và mặc veston (thu, đông).
Thứ hai, Thẩm phán sẽ mặc quần áo kiểu ký giả ngắn tay có hai túi phía dưới, màu tối (xuân, hè) hoặc quần áo veston, áo sơ mi trắng dài tay bên trong, đeo cà vạt, được trang bị áo khoác chống rét (thu, đông)...
Về trang phục xét xử của hội thẩm, TAND Tối cao cho rằng hội thẩm là người đại diện cho nhân dân tham gia vào việc xét xử của tòa. Do vậy, khi xét xử, trang phục của hội thẩm không cần phải giống với trang phục của thẩm phán.
Ngoài ra, TAND Tối cao đề xuất không phân biệt trang phục xét xử của hội thẩm nhân dân với trang phục làm việc hằng ngày (quần âu tối màu, áo sơ mi trắng (xuân, hè) và veston (thu, đông).
Hình ảnh vị thẩm phán với áo thụng đen tại phòng xử được kỳ vọng sẽ trở nên nổi bật và tạo ấn tượng mạnh về sự uy nghiêm, trang trọng.
Ngoài vấn đề trang phục, dự thảo đề án đổi mới trang phục còn đề xuất thêm "Tấm biển phù hiệu Tòa án".
Theo đó, việc phân biệt giữa Thẩm phán các cấp và giữa Thẩm phán với các công chức, viên chức, người lao động khác của TAND còn được thể hiện thông qua "Tấm biển phù hiệu Tòa án".
Hàng ngày, khi làm việc, xét xử hay dự những ngày lễ, sự kiện kỷ niệm Thẩm phán phải đeo "Tấm biển phù hiệu Tòa án".
Tấm biển phù hiệu Toàn án (đeo trên ngực trái) có hình chữ nhật màu xanh da trời (kích thước 2cm x 6cm. Trên mặt tấm biển phù hiệu, phía bên trái có logo biểu tượng của Toàn án, ở giữa là họ và tên Thẩm phán. Phía bên phải có thiết kế thêm họa tiết để phân biệt các thẩm phán với nhau.
Quy định về niên hạn sử dụng trang phục của Thẩm phán và Hội thẩm TAND Áo thụng lễ phục của Thẩm phán: 5 năm/ 1 chiếc; áo thụng xét xử của Thẩm phán: 2 năm/1 chiếc, lần đầu cấp 2 chiếc. Áo thu đông nam, nữ: 1 năm/1 bộ, lần đầu cấp 2 bộ. Đối với Thẩm phán và Hội thẩm TAND các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam (trừ Lâm Đồng) được cấp quần áo thu - đông 2 năm/1 bộ. Áo khoác chống rét: 5 năm/1 chiếc. Quần áo xuân - hè: 1 năm/2 bộ, lần đầu cấp 3 bộ. Đối với Thẩn phán và Hội thẩm TAND các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam (trừ Lâm Đồng) được cấp quần áp xuân - hè 1 năm 3 bộ, lần đầu cấp 3 bộ. Ngoài ra, áo sơ mi dài tay: 1 năm/2 chiếc (lần đầu cấp 3 chiếc), thắt lưng da: 2 năm/1 chiếc, giầy da: 1 năm/ 1 đôi (lần đầu cấp 2 đôi), cà vạt (5 năm/3 chiếc), áo mưa: 1 năm/1 chiếc (lần đầu cấp 2 chiếc), ô che mưa: 1 năm/ 1 chiếc (lần đầu cấp 2 chiếc), cặp đựng tài liệu (cấp cho Thẩm phán): 2 năm/1 chiếc. Để tạo sự thống nhất của các loại trang phục hàng ngày, cần quy định cụ thể màu sắc một số trang phục: Thắt lưng da màu đen (mặt khóa kim loại hình vuông màu vàng, bít tất màu tối, dép quai hậu màu đen, cà vạt màu đỏ hoặc màu xanh hòa bình, áo mưa và ô che mưa màu sáng (có in dòng chữ "Tòa án nhân dân" trên áo mưa hoặc ô che mưa), cặp màu đen, có in dòng chữ "Tòa án nhân dân" trên nắp cặp. Lịch sử trang phục thẩm phán Việt Nam Tháng 1/1946, Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch nước, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quy định: "Y phục các thẩm phán Tòa Thượng thẩm và Tòa Đệ nhị cấp sẽ theo quốc tế, là áo dài đen tay rộng, dải trắng có nếp ở trước ngực, dải đen có lông trắng quàng trên vai bên trái. Các thẩm phán sơ cấp không có y phục riêng nhưng sẽ đeo một dấu hiệu, do nghị định Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định". Tháng 5/1950, Sắc lệnh số 85 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có quy định thay đổi trang phục xét xử của thẩm phán: "Khi xét xử hoặc bào chữa, thẩm phán và luật sư không mặc áo chùng đen". Tháng 7/1983, Công văn số 2807-V8 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (được quy định chi tiết tại Thông tư số 56 ngày 28-1-1984) đã quy định: Mỗi thẩm phán được cấp âu phục đông xuân, âu phục hè thu, áo sơ mi dài tay, cravat, giày da. Đối với thẩm phán nữ được thay quần âu bằng quần sa tanh đen, giày da bằng dép da. Năm 1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra nghị quyết quy định cụ thể về trang phục đối với thẩm phán, hội thẩm, cán bộ và nhân viên tòa án. Theo đó, thẩm phán được cấp trang phục quần áo thu đông, quần áo xuân hè, áo sơ mi dài tay, cravat, áo đi mưa, giày da, bít tất, dép có quai hậu, cặp đựng tài liệu. Hội thẩm được cấp trang phục quần áo thu - đông, quần áo xuân - hè, áo sơ mi dài tay, cà vạt, giày da, bít tất. Màu sắc của trang phục do bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định sau khi có ý kiến thống nhất với chánh án TAND Tối cao. Riêng trang phục đối với thẩm phán và hội thẩm Tòa án Quân sự được thực hiện theo quy định đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Như vậy, đã từng có giai đoạn (1946-1950), thẩm phán ba Tòa Thượng thẩm (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và các Tòa Đệ nhị cấp (tòa cấp tỉnh) ở nước ta mặc áo thụng đen khi xét xử.
Mộc Miên
Theo_Người Đưa Tin
TAND TP HCM ra bản án sai nghiêm trọng TAND TP HCM đã không phát hiện những sai sót về họ tên thật của bị cáo và mẹ bị cáo dẫn đến công tác thi hành án gặp khó VKSND Cấp cao tại TP HCM vừa kháng nghị tái thẩm bản án hình sự sơ thẩm số 55/2009/HSST ngày 25-2-2009 của TAND quận Gò Vấp và bản án hình sự phúc thẩm...