Khai mạc Hội nghị Trung ương 15
Hội nghị Trung ương 15 (khóa XII) chính thức khai mạc sáng nay (16/1) tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 15. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng các đồng chí Ủy viên Trung ương đã về dự Hội nghị Trung ương 15, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ bàn về các nội dung: Tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XIII; thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII; thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XIII; cho ý kiến về báo cáo công tác tổng kết tài chính Đảng nhiệm kỳ 2016-2020.
Video đang HOT
Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 15. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cho biết Hội nghị Trung ương lần này thời gian họp tuy không dài nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bàn và quyết định những phần việc còn lại để tiếp tục chuẩn bị tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân và đất nước, kế thừa và phát huy những kết quả của các Hội nghị Trung ương gần đây, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thành tốt nội dung chương trình đề ra./.
Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 16-18/1.
Nhân sự đặc biệt phải là người có tài năng đặc biệt, đạo đức trong sáng
Trong trường hợp đặc biệt, Ban chấp hành Trung ương có thể xem xét giới thiệu tái cử đối với Ủy viên Ban chấp hành đã quá 60 tuổi và Ủy viên Bộ Chính trị có độ tuổi trên 65.
Đến nay qua hai hội nghị Trung ương 13 (tháng 10/2020) và 14 (tháng 12/2020)của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã lần lượt bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Trung ương khóa mới, gồm cả uỷ viên chính thức và dự khuyết; nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. Cũng tại các Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự tiếp tục xem xét, bổ sung, hoàn thiện các phương án nhân sự (trong đó có nhân sự đặc biệt) để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định tại Hội nghị Trung ương 15. Vì sao lại đưa ra trường hợp đặc biệt tham gia Ban chấp hành, Bộ Chính trị Khóa XIII và như thế nào thì được coi là "nhân sự đặc biệt" được Ban chấp hành giới thiệu đề cử để Đại hội bầu.
Theo quy định của đảng về công tác nhân sự, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương tái cử không quá 60 tuổi.Tương tự, tuổi tái cử tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư không quá 65 tuổi... Trong trường hợp đặc biệt, Ban chấp hành Trung ương có thể xem xét giới thiệu tái cử đối với ủy viên Ban chấp hành đã quá 60 tuổi, và Ủy viên Bộ Chính trị có độ tuổi trên 65 để Đại hội quyết định bầu vào Ban chấp hành, Bộ Chính trị... Nhiều chuyên gia về xây dựng đảng cho rằng, việc có trường hợp "đặc biệt" tham gia Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới là hợp lý và cần thiết, điều này cũng đã được thực hiện từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và thứ 12...
Ông Vũ Trọng Kim- nguyên Ủy viên Trung ương đảng- Chủ tịch Hội Thanh niên xung phong Việt Nam phân tích: "Ở vị trí quan trọng, lĩnh vực quan trọng thì phải có người đủ tầm, đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ. Tức là ở những vị trí này rất cần đồng chí đó khi người khác chưa thể thực hiện tốt được nhiệm vụ. Nên mình cần có "trường hợp đặc biệt" để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của Ban chấp hành, Bộ Chính trị trên tinh thần lấy lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên hết."
Ông Đinh Quốc Thị, Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: Đặt ra và xem xét "nhân sự đặc biệt" tham gia vào Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị mà Đảng ta thực hiện không phải là sự "ưu ái" cho bất kỳ cá nhân nào như sự rêu rao của một số phần tử chống đối, mà việc xem xét trường hợp đặc biệt là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của đảng ta nhằm sử dụng và phát huy tối đa nguồn nhân lực có "tài năng đặc biệt" để dẫn dắt phong trào và chỉ dành cho những người có trí tuệ kiệt xuất, đạo đức trong sáng dù họ đã quá tuổi theo quy định.
"Trong công tác nhân sự lần này tiếp tục xem xét trường hợp đặc biệt thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo, phát huy được tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao và là truyền thống trọng dụng nhân tài của đảng ta, nhưng phải công khai, minh bạch về mặt tiêu chuẩn. Những trường hợp "đặc biệt" chỉ dành cho những nhân sự thực sự tiêu biểu được gọi là trí tuệ khan hiếm, thực sự có khả năng dẫn dắt phong trào, có khả năng cống hiến và thực sự là người nổi trội"- Ông Đinh Quốc Thị cho hay.
Dưới góc nhìn của mình, ông Lê Doãn Hợp- nguyên Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông nhận định: Gần đây Đại hội nào cũng có những trường hợp nhân sự đặc biệt và những trường hợp đặc biệt đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình. Đại hội lần này cũng cần có những nhân sự đặc biệt, thực sự có đức tài, có bản lĩnh, có tầm nhìn xa, trông rộng, có khả năng quy tụ, là trung tâm đoàn kết, có khát vọng lo cho muôn dân...
Bà Nguyễn Thị Hồng Trầm- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-Khu vực III cũng cho rằng: Hội nghị Trung ương 15 sẽ xem xét nhân sự đặc biệt tái cử là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên trước khi quyết định ai là nhân sự đặc biệt thì phải xác định rõ lĩnh vực, vị trí công tác cần nhân sự đặc biệt rồi mới xem nhân sự đặc biệt để bố trí họ vào lĩnh vực, vị trí công tác đó.
Bà Nguyễn Thị Hồng Trầm cho biết: "Theo tôi nhân sự đặc biệt là cần thiết, nhưng phải xem xét toàn diện khách quan, xác định công việc, lĩnh vực đặc biệt rồi xem đến nhân sự đặc biệt cho vị trí lĩnh vực công tác đặc biệt đó. Mà đã là đặc biệt thì nhân sự ấy phải thực sự đặc biệt về mọi mặt, nhất là năng lực, trình độ phẩm chất đạo đức và thực tế ở vị trí công việc, lĩnh vực ấy chưa thể có ai làm tốt hơn họ thì hãy lựa chọn họ là đặc biệt.. làm được như vậy sẽ có lợi cho đảng, cho dân nhiều hơn.."
Theo ông Nguyễn Đức Hà- nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở đảng, Ban Tổ chức Trung ương, chưa có nhiệm kỳ nào, công tác nhân sự được bàn đến nhiều như lần này và cũng chưa có thời kỳ nào, việc triển khai thực hiện lựa chọn nhân sự được triển khai nghiêm túc, bài bản, kỹ lưỡng như lần này... Riêng đối với trường hợp "nhân sự đặc biệt", Trung ương cũng đã đưa ra nguyên tắc, cách thức xem xét rất rõ ràng, kỹ lưỡng nhiều mặt thông qua quy trình chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, minh bạch trước khi trình Ban chấp hành Trung ương xem xét tại hội nghị lần thứ 15 và quyết định việc giới thiệu với Đại hội XIII.
Ông Nguyễn Đức Hà cho biết: "Trường hợp đặc biệt rất cần thiết, lần này chuẩn bị nhân sự cho Trung ương khóa 13 cũng cần có trường hợp đặc biệt nhưng sẽ không nhiều... Trung ương cũng thống nhất cao trường hợp đặc biệt sẽ xem xét sau cùng và Bộ Chính trị sẽ xem xét toàn diện nhiều mặt trước khi trình ra Ban Chấp hành. Ban chấp hành tiếp tục xem xét sàng lọc rồi mới trình ra Đại hội để xem xét quyết định."
Nhìn lại Khóa XII, những người tái cử trong trường hợp đặc biệt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vững vàng đưa đất nước vượt qua khó khăn, gian nguy. Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn nên rất cần những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm, có tầm nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước đảng, trước dân với một khát vọng lo cho dân, nhằm đưa Việt Nam ngày càng phát triển đi lên.
Xem xét "trường hợp đặc biệt" đặt ra từ nhu cầu phát triển "Đây là những vị trí đòi hỏi phải có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, chu đáo, đảm bảo sự ổn định, yêu cầu phát triển, tính kế thừa, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, nhất là những vị trí then chốt, những lĩnh vực đặc biệt". Theo thông lệ, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15,...