Khai mạc cuộc thi Vietnam Online Hackathon 2020
Từ ngày 15 đến 23.5, gần 40 đội thi đến từ 17 thành phố ở Việt Nam và quốc tế cùng tham gia cuộc thi Vietnam Online Hackathon, nhằm tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn ‘hậu Covid-19′ bằng chuyển đổi số.
Các đội thi cùng phối hợp nhóm, xây dựng giải pháp sáng tạo, giải quyết vấn đề qua hướng dẫn của nhà tư vấn trong cuộc thi Vietnam Online Hackathon 2020
Cuộc thi Vietnam Online Hackathon 2020 với chủ đề “Chuyển đổi số” ( Digital Transformation) là sáng kiến của cộng đồng Google Developer Group (GDG) tại Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, đưa ra thử thách kêu gọi các học sinh, sinh viên và lập trình viên trên toàn quốc tham gia xây dựng các ứng dụng hoặc website với những sáng kiến giúp các doanh nghiệp phục hồi và chuyển đổi số.
Video đang HOT
Trong thời gian tuần thi Hackathon, các đội thi sẽ được tham gia chuỗi hội thảo chuyên đề trực tuyến (webinar), cung cấp các kiến thức về nội dung chủ đề và kỹ năng phát triển dự án như: Xây dựng mô hình, phân tích hành trình khách hàng, lập trình các tính năng cốt lõi, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý dự án và đặc biệt là kỹ năng gọi vốn (pitching) cho dự án do nhiều người tư vấn (mentor) là những người giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực hướng dẫn các đội thi.
Cuộc thi tập trung vào bốn tiêu chí gồm ý tưởng, kỹ thuật, tính khả thi và độ hoàn thiện của giải pháp. Tất cả hoạt động webinar và cuộc thi Hackathon đều diễn ra trên môi trường trực tuyến (online), tham khảo tại vnhackathon.com.
Sau hơn nửa tháng cho giai đoạn đăng ký, chương trình đã được cộng đồng CNTT cả nước và quốc tế đón nhận và tham gia nồng nhiệt. Hiện chương trình đã đón nhận đơn đăng ký đến từ các tỉnh thành khắp nơi trên cả nước như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Hải Dương, Nha Trang, Bình Dương, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế… các học sinh sinh viên đến từ 22 trường đại học, cao đẳng, THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quốc học Huế… và các trung tâm CNTT, hơn 14 đơn vị công ty đăng ký tham gia, cùng những đại diện đến từ Mỹ, Úc, New Zealand, Nga, Phần Lan.
Bên cạnh giải thưởng tiền mặt và quà tặng lên tới 50 triệu đồng, 10 đại diện của 10 đội thi lọt vào chung kết sẽ được tài trợ tham gia tour tham quan và học tập tại các công ty CNTT lớn ở TP.HCM.
Ngoài ra, Công ty cổ phần VNG sẽ đồng hành cùng cuộc thi, hỗ trợ đồng thời cả nguồn lực tài chính và chuyên môn công nghệ cho cộng đồng sinh viên, lập trình viên tạo ra những dự án chuyển đổi số chất lượng. Bên cạnh đó, VNG cũng sẽ có 5 đại diện từ VNG CLOUD tham gia đồng hành, hỗ trợ cuộc thi, đóng vai trò lần lượt là cố vấn cho các đội thi, diễn giả và thành viên ban giám khảo.
Microsoft treo giải 100.000 USD cho người hack hệ điều hành Azure Sphere
Người tham gia thử thách sẽ có 3 tháng để cố gắng bẻ khóa an ninh và xâm nhập thành công Azure Sphere OS, một phiên bản làm riêng dựa trên Linux OS.
Không chỉ hacker, các chuyên gia bảo mật cũng được khuyến khích thử bẻ khóa an ninh nền tảng Azure Sphere để nhận tiền thưởng 100.000 USD từ Microsoft
"Gã khổng lồ phần mềm" đã xây dựng một phiên bản Linux rút gọn vào năm ngoái dùng cho Azure Sphere OS, nền tảng được thiết kế để chạy trên các chip xử lý đặc biệt chuyên dụng trong môi trường internet vạn vật (IoT). Hệ điều hành được phát triển dành riêng cho nền tảng IoT, đảm bảo các dịch vụ cơ bản và ứng dụng chạy tách biệt trong sandbox (cơ chế bảo mật để phân tách các chương trình đang chạy) vì mục đích an ninh.
Giờ đây, Microsoft muốn giới tin tặc kiểm tra mức độ an ninh của Azure Sphere OS bằng cách treo giải thưởng 100.000 USD cho người/nhóm nào có thể bẻ khóa an ninh thành công. Thử thách này kéo dài 3 tháng, bắt đầu từ 1.6 tới hết 31.8.2020, trang The Verge đưa tin.
"Chúng tôi sẽ trao khoản tiền thưởng lên tới 100.000 USD cho kịch bản tấn công cụ thể trong Thử thách nghiên cứu bảo mật Azure Sphere", Sylvie Liu - quản lý chương trình bảo mật tại Trung tâm Phản ứng An ninh của Microsoft, cho hay.
Thử thách này chỉ tập trung vào nền tảng Azure Sphere và không áp dụng với hình thức đám mây. Microsoft đặc biệt tìm kiếm nhóm các nhà nghiên cứu bảo mật để thử cách bẻ an ninh trên phiên bản Linux OS của hãng.
Azure Sphere được giới thiệu tại sự kiện cho các nhà phát triển của Microsoft năm ngoái nhưng vẫn còn mới mẻ. Một số doanh nghiệp, trong đó có Starbucks đang triển khai Azure Sphere để bảo đảm trang bị tại các cửa hàng, gửi dữ liệu phản hồi về loại hạt cà phê, nhiệt độ ly cà phê và chất lượng nước đối với mỗi shot espresso bán ra.
CEO Microsoft Satya Nadella xem thiết bị IoT như chìa khóa trong sự phát triển của công ty. Ông đang theo đuổi hàng tỉ thiết bị IoT mà các chuyên gia phân tích dự đoán sẽ sử dụng trong thập kỷ tới. Azure Sphere là thành phần quan trọng trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh và quản lý các thiết bị này.
Thêm một cuộc thi lập trình online dành cho trẻ em về phòng chống dịch bệnh Ứng dụng công nghệ góp sức cho cuộc chiến toàn cầu phòng chống dịch bệnh là ý tưởng để Học viện sáng tạo công nghệ TEKY khởi động cuộc thi lập trình online "Biệt đội anh hùng - Tiêu diệt Corona". Hạn cuối cùng để các thí sinh nộp bài thi vòng loại cuộc thi lập trình online "Biệt đội anh hùng -...