Khách thắt chặt chi tiêu, xe nội giảm phí trước bạ vẫn ế ẩm
Việc không có người mua do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến thị trường ô tô trong nước vừa khởi sắc nhờ chính sách giảm 50% phí trước bạ giờ lại đìu hiu, ế ẩm.
Sức mua xe mới giảm sút
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng trong tháng 6/2020 của toàn thị trường ô tô Việt Nam đạt 24.002 xe, tăng 26% so với tháng trước nhưng giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số bán hàng tháng 6 tăng hơn nhờ chính sách khuyến mại của các đại lý, đặc biệt là việc giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khoảng một tháng nay, COVID-19 tái phát tại Việt Nam khiến thị trường ô tô trong nước tiếp tục rơi vào cảnh ảm đạm do người dân thắt chặt chi tiêu. Chỉ trong thời gian ngắn, lượng xe tiêu thụ bị giảm sút rõ rệt.
COVID-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến thị trường xe ô tô trong nước. (Ảnh minh họa).
Anh Thành Công, nhân viên kinh doanh đại lý Toyota Mỹ Đình cho biết, dịch COVID-19 đã thay đổi rất nhiều thói quen tiêu dùng của khách hàng, lúc này người dân có tâm lý giữ tiền mặt để phòng cho các trường hợp như thất nghiệp, bệnh tật…hơn là dùng một khoản tiền lớn vào mua xe. Điều này tác động không nhỏ đến doanh số của các đại lý.
Video đang HOT
“ Năm ngoái, m ỗi tháng trung bình Toyota Mỹ Đình bán ra khoảng 400-500 xe lắp ráp các loại. Tuy nhiên, từ khi dịch bùng nổ, doanh số sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 1/3, đặc biệt là khoảng thời gian giãn cách xã hội. Trong tháng 6, tháng 7, khi doanh số vừa bắt đầu phục hồi thì thị trường lại bị chững lại do ảnh hưởng của COVID-19 lần 2“, anh Công nói.
Đối với các đại lý Honda, Huyndai, Ford tình trạng này cũng không khả quan hơn.
Để kích cầu người mua, ngay từ đầu tháng 8, các đại lý của Huyndai đã đưa ra các chương trình khuyến mại bằng tiền mặt và tặng kèm các gói phụ kiện chính hãng. Đối với các xe sản xuất 2020 nhưng thuộc bản 2019 được giảm giá mạnh nhất. Các mẫu xe mới cũng giảm lên tới vài chục triệu như Hyundai Tucson và SantaFe được giảm giá từ 10-30 triệu đồng.
Mặc dù vậy, theo một nhân viên kinh doanh của đại lý Huyndai Long Biên thì doanh số của đại lý vẫn thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Riêng phòng kinh doanh của anh, trung bình mỗi tháng bán được 150-200 xe thì năm nay hai tháng cao nhất cũng chỉ bán được chưa đến 100 xe, giảm 50% so với mọi năm. Người này cho biết, khoảng một tháng gần đây, số lượng xe bán được còn thấp hơn do người dân không còn “mặn mà” với việc chi tiêu, do gánh nặng của đại dịch COVID-19.
Anh Hữu Linh, Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “ Tôi đang có ý định mua xe Honda CRV bản lắp ráp trong nước vừa ra mắt để được giảm 50% phí trước bạ. Nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 vừa quay trở lại, tôi đang rất đắn đo. Công việc của tôi hiện vẫn ổn định, nhưng không thể nói trước được chuyện gì. Nếu COVID-19 kéo dài, các ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng thì rất có thể doanh nghiệp của tôi cũng không chống đỡ nổi và cắt giảm nhân sự hoặc giảm thu nhập của nhân viên. Do đó, khoản tiền mua xe theo tôi thời điểm này nên để dành, phòng những tình huống xấu về giảm thu nhập, thậm chí là thất nghiệp. Tôi quyết định dừng mua xe để đầu tư sang các tài sản khác hoặc giữ tiền mặt phòng lúc khó khăn”.
Thị trường khan hiếm xe
Bên cạnh sức mua sụt giảm, thị trường ô tô còn phải đối mặt với một thực trạng đó là khan hiếm xe do thiếu linh kiện sản xuất phải nhập từ các nước Ấn Độ, Thái Lan, cũng bởi tác động của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới.
Theo anh Công, không chỉ xe trong nước thiếu mà xe nhập cũng trong tình trạng khan hiếm, số lượng xe nhập mỗi tháng của đại lý rất ít, riêng xe Camry chỉ còn 4-5 xe/tháng, trong khi con số này năm trước phải lên đến vài chục xe.
Còn tại đại lý xe Honda, nếu muốn mua các xe bán chạy như Honda Civic, HR-V lúc này, khách hàng cũng phải đặt khá lâu.
“ Tôi muốn mua xe Honda HR-V nhưng hỏi tất cả các đại lý đều hết hàng phải đợi ít nhất là hai tuần mà cũng chưa chắc có. Điều này khiến tôi phải suy nghĩ lại, nhất là đại dịch diễn biến phức tạp, việc đi lại cũng hạn chế hơn“, chị Thu Trang, Quảng Bình chia sẻ.
Dự đoán về tình hình thị trường xe sắp tới, đại diện nhiều đại lý nhận định, sự trở lại của dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý mua xe mới của người tiêu dùng. Trong thời gian tới, khả năng phục hồi của ngành cũng chưa thật sự rõ ràng và phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình dịch bệnh. Nếu COVID-19 lan rộng và nguồn cung tiếp tục bị ảnh hưởng, không ít doanh nghiệp lắp ráp ô tô e ngại buộc phải tạm dừng sản xuất một phần và nhiều kế hoạch kinh doanh khác sẽ bị lùi vô thời hạn.
Theo dự báo trước đó của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2020, thị trường ô tô sẽ sụt giảm hơn 15%. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, sản lượng cũng như doanh số ô tô tại Việt Nam có thể giảm về mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Khách mua xe Mercedes tăng vọt nhờ giảm trước bạ
Doanh số tháng 6 của Mercedes Việt Nam tăng vọt, dù lệ phí trước bạ chỉ áp dụng sau vài ngày cuối tháng.
Hãng xe Đức bán gần 700 xe trong tháng 6, tăng 17% so với tháng 6 năm ngoái, dù năm nay tình hình thị trường khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Nếu so với hai tháng trước đó là tháng 4 và 5 năm nay, lượng xe bán ra của tháng 6 tăng 2-3 lần. Đại diện hãng cho biết, sức mua đã dần hồi phục từ tháng 5, nhưng bùng nổ vào tháng 6 chủ yếu bởi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp, áp dụng từ 28/6.
Mercedes là thương hiệu xe sang duy nhất lắp ráp ở Việt Nam nên tạo lợi thế rất lớn so với các đối thủ trong nửa năm còn lại. Với một chiếc C-class từ khoảng 1,4 tỷ, khách đã tiết kiệm được 70 triệu nhờ trước bạ, con số đủ lớn để khách phải cân đối, nếu đang phân vân với các đối thủ như seires 3 hay A4.
Một mẫu GLC tại đại lý. Ảnh: Diệp Phạm
Nhiều khách đã đặt cọc xe từ tháng 5 hoặc đầu tháng 6 nhưng chờ tới những ngày cuối tháng 6 mới nhận xe và ra biển. Ví như Bích Vân, TP HCM, chị mua chiếc C180 màu đỏ, tính cả các chương trình giảm giá của đại lý cũng như trước bạ, chị tiết kiệm hơn 100 triệu đồng.
Nhờ doanh số tốt của tháng 6, số xe bán ra nửa đầu 2020 của Mercedes Việt Nam giảm nhẹ 10% so với cùng kỳ 2019, đã tốt hơn nhiều so với dự tính của hãng vì kinh tế khó khăn. Với lợi thế này, hãng xe Đức kỳ vọng doanh số năm nay sẽ đi ngang so với 2019. Việc giữ tốc độ bán hàng không bị suy giảm đã là một thành công với bất cứ hãng xe nào. VAMA, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam dự báo lượng xe bán ra năm nay giảm 15-20%.
Các đối thủ của Mercedes vốn là xe nhập khẩu không có màn bứt tốc như vậy. Lexus trong tháng 6 bán được 163 xe, tăng nhẹ 13% so với tháng 5. Tương tự, BMW bán khoảng hơn 70 chiếc tháng 6, trong khi tháng 5 là hơn 50 chiếc.
Sau nửa năm, Mercedes vẫn đứng đầu thị trường với khoảng 70% thị phần, tiếp đó theo thứ tự là Lexus, BMW, Volvo, Audi, Porsche...
Tuy bán tốt nhưng đại diện hãng lại tỏ ra lo lắng vì từ giờ tới cuối năm, thời gian chờ nhận xe của khách hàng sẽ tăng lên, đặc biệt với các màu tiêu biểu. Lượng khách đã đặc cọc còn cao hơn tháng 6, nên tháng 7-8 sẽ càng khó khăn về nguồn cung. Các "combo" màu ngoại thất - nội thất mà khách mua xe Mercedes hay lựa chọn như trắng-nâu, đen-đen đang có dấu hiệu chậm cung, bởi nguồn linh kiện, phụ tùng không sẵn.
Lý do thiếu hàng là bởi kế hoạch nhập linh kiện phải lên trước đó cả năm nên không thể linh hoạt thay đổi ngay lập tức. "Bởi vậy, càng về cuối năm, màu "hot" sẽ càng hiếm hàng", vị đại diện chia sẻ.
Với ưu đãi 50% trước bạ của Chính phủ, nhiều khả năng Mercedes sẽ không có thêm chương trình khuyến mãi nào quá hấp dẫn từ giờ tới hết năm, ngay cả khi rơi vào tháng Ngâu. Mua xe hiện tại dường như là lúc khách hàng được lợi nhiều nhất.
Hưởng ưu đãi kép, Toyota Fortuner tiếp tục dẫn đầu phân khúc SUV Nhờ hưởng lợi kép về phí trước bạ, Toyota Fortuner bán được 788 chiếc trong tháng 6/2020, tiếp tục dẫn đầu phân khúc SUV 7 chỗ. Nhờ hưởng lợi kép về ưu đãi trước bạ, Toyota Fortuner tiếp tục dẫn đầu phân khúc SUV 7 chỗ trong tháng 6 Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam...