Khách sạn Trump – điểm đến mới của chính giới Mỹ
Kể từ khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, khách sạn Trump International của ông ở thủ đô Washington đã trở thành điểm đến mới của nhiều nhân vật trong chính giới Mỹ, cũng như bạn bè của vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ và chính trị gia nước ngoài.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại lễ khai trương khách sạn Trump International ở Washington. (Ảnh: AFP)
Mới đây, Tổng thống Trump đã dùng bữa tối với chính trị gia Anh Nigel Farage – người đứng đầu phong trào ủng hộ Anh rời EU (hay Brexit) hồi năm ngoái, tại khách sạn rump International. Vài ngày sau, các nhà tài trợ lớn cho đảng Cộng hoà là Doug Deason và Doug Manchester đều đã ghé qua khách sạn này để uống cà phê với thành viên của đảng là Darrell Issa. Trước đó, sau bài phát biểu của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng đã trở về khách sạn này, nơi ông sống trong thời gian làm việc ở thủ đô.
Khách sạn trị giá 200 triệu USD, từng là một toà nhà cũ của Bưu chính Viễn thông thành phố, đang là điểm thu hút nhiều nhân vật tinh hoa của chính giới Mỹ. Họ tới để thưởng thức các món ăn và đồ uống, gặp gỡ đối tác hay có thể là cả chờ đợi để được sắp xếp gặp Tổng thống Trump. Đây được coi là khách sạn có môi trường thuận lợi cho những nhà vật động hành lang hay bất cứ ai hy vọng về một sự chý ý từ giới chính trị xung quanh Tổng thống Trump.
Điểm đến mới của chính giới Mỹ?
Hồi tháng Giêng, hai con trai của Tổng thống Trump là Eric và Donald Trump Jr đã chụp hàng chục tấm hình cùng người hâm mộ tại khách sạn trước khi tham dự một sự kiện tại Nhà Trắng, nơi ông Trump công bố đề cử Thẩm phán Neil Gorsuch cho vị trí Thẩm phán Toà án Tối cao.
Trong khi đó, ông Doug Deason cũng từng cho rằng, vào thời điểm ông Trump chuẩn bị nhậm chức Tổng thống Mỹ, những chuyến thăm liên tục của ông đã giúp khách sạn Trump International trở thành “trung tâm của vũ trụ”.
Video đang HOT
Tuần trước, trong khi Tổng thống Trump có bài phát biểu trước Quốc hội, những nhà vận động hành lang cùng các chính trị gia đã theo dõi ở 4 màn hình lớn đặt tại quán bar, trong đó có 2 kênh Fox News và 2 kênh CNN. Khi ông Trump kết thúc bài phát biểu, tiếng vỗ tay rộn vang khắp hành lang và trong quán bar. Lúc đó, Bộ trưởng Mnuchin cũng đã vẫy tay với những người ủng hộ tại quán bar khi tìm cách vượt qua đám đông để về phòng.
Mới đây, Đại sứ Kuwait tại Mỹ Salem Al-Sabah cùng phu nhân đã tổ chức một sự kiện ở phòng tổng thống của khách sạn Trump International. Đây được coi là một trong những sự kiện đầu tiên có liên quan tới khoản tiền từ nước ngoài ở một trong những khách sạn thuộc tập đoàn dưới quyền ông Trump kể từ khi ông trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổ chức Trump đã từ chối bình luận về việc liệu khoản tiền tổ chức sự kiện có phải từ Đại sứ quán Kuwait hay được tài trợ.
Quan ngại về xung đột lợi ích
Dù Tổng thống Trump từng khẳng định ông không tham gia các hoạt động kinh doanh trong Tổ chức Trump nhưng vẫn có ý kiến quan ngại về xung đột lợi ích từ vị thế của ông hiện nay. Theo đó, một kỳ nghỉ ở khách sạn Trump Internaltional được cho là có thể giúp ai đó tận dụng được sự ủng hộ từ ông Trump cho một chính sách hay vấn đề chính trị nào đó.
Do vậy, có nhiều luật sư đã kêu gọi Tổng thống Trump bán các công ty con trong tổ chức như cách mà các Tổng thống Mỹ trước đây từng làm. Giáo sư về luật tại Đại học Washington – bà Kathleen Clark cho rằng: “Sức ảnh hưởng của Tổng thống Trump sẽ mời gọi mọi người và các nước tới quyên góp tiền cho ông ấy thông qua khách sạn”.
Bà Clark cho rằng điều này nguy hiểm hơn nếu ai đó muốn đầu tư cho một chiến dịch vận động hành lang để ảnh hưởng tới quan điểm của các chính trị gia. Theo bà, tiêu tiền vào một tài sản của Tổ chức Trump là “hành động đang làm giàu cho cá nhân ông Donald Trump – người đang là Tổng thống Mỹ”.
Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức tới nay, Nhà Trắng đã khẳng định rằng không có bất cứ mối nguy hiểm nào liên quan tới các chuẩn mực đạo đức liên quan tới những hoạt động kinh doanh giữa Tổ chức Trump và Tổng thống Mỹ.
Ngọc Anh
Theo AP
Cuộc đột kích giữa đêm bắt nghi phạm thứ hai trong vụ ông Kim Jong-nam đột tử
Cảnh sát Malaysia đã bắt giữ nữ nghi can thứ hai bị cho là có liên quan đến cái chết của ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại một khách sạn qua lời khai của người bạn trai.
Hộ chiếu mang tên Siti Aisyah, quốc tịch Indonesia được nữ nghi phạm thứ hai sử dụng khi ở Malaysia. (Ảnh: The Star)
Báo The Star của Malaysia cho biết, khoảng 2 giờ sáng hôm qua 16/2, cảnh sát Malaysia đã đột kích vào một khách sạn ở Ampang và bắt giữ người phụ nữ bị coi là nghi phạm thứ hai có liên quan đến cái chết bất thường của ông Kim Jong-nam hôm 13/2 tại Kuala Lumpur.
Nữ nghi phạm được xác định là người mang hộ chiếu có tên Siti Aishah, quốc tịch Indonesia. Nghi phạm này bị bắt khi đang ở một mình trong một phòng ở tầng 3 của khách sạn, căn phòng không khóa ở thời điểm cảnh sát đột kích. Cảnh sát đã thu giữ một số ngoại tệ, trong đó có 3 đồng loại 100 USD, cùng với 2 điện thoại, trong đó một chiếc không có SIM, chiếc còn lại có SIM bản địa. Ngoài ra, những vật dụng cá nhân của nghi phạm còn có một chiếc ví Louis Vuitton, một khăn choàng, một kính râm hiệu Ray-Ban và giày C&K.
Theo thông tin hộ chiếu, Aishah sinh ngày 11/2/1992, quê quán tại tỉnh Banten, lân cận thủ đô Jakarta của Indonesia. Một số nguồn tin nói rằng, Aishah có thể đã bỏ rơi nữ nghi phạm thứ nhất và ẩn náu trong khách sạn ở Ampang để chờ thời cơ chạy khỏi Malaysia.
Được biết, cuộc đột kích truy bắt nữ nghi phạm này diễn ra nhờ lời khai của nghi phạm có tên Muhammad Farid Jalaluddin, 26 tuổi, người Malaysia, được cho là bạn trai của Aishah.
Abdul Samah Mat, một quan chức cảnh sát bang Selangor cho biết: "Anh ta không phải là một trong những nghi phạm chính, nhưng anh ta đã hợp tác với chúng tôi trong cuộc điều tra. Từ thông tin do anh ta cung cấp, chúng tôi đã bắt được nghi phạm thứ hai".
Như vậy, hiện cảnh sát đang tạm giữ 3 nghi can trong vụ ông Kim Jong-nam chết bất thường tại sân bay Kuala Lumpur hồi đầu tuần. Cảnh sát cũng đã triệu tập nhân viên lái taxi, người được cho là đã chở nghi phạm rời hiện trường, để khai thác thêm thông tin cùng với một số nhân chứng khác tại sân bay. Một số nguồn tin nói rằng có ít nhất 6 nghi can trong vụ việc này.
Trong một diễn biến liên quan khác, hai cảnh sát Malaysia hôm qua đã bất ngờ tới Đại sứ quán Triều Tiên ở Jalan Batai, được cho là để trao đổi với đại sứ Kang Chol. Họ rời đi sau khoảng 15 phút, tuy nhiên đến nay cảnh sát Malaysia từ chối bình luận về chuyến viếng thăm này.
Trước đó, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết, Malaysia sẽ bàn giao thi thể của ông Kim Jong-nam cho phía Triều Tiên theo đề nghị sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục.
Ông Kim Jong-nam, khoảng 46 tuổi, là anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ông tử vong tại Kuala Lumpur khi đang chờ để bắt chuyến bay tới Macao với tên hộ chiếu là Kim Chol. Ông Kim Jong-nam có thể đã bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur và tử vong trên đường tới bệnh viện vào sáng 13/2. Nhân viên cũng như ban quản lý sân bay khẳng định, họ không hề hay biết về vụ việc cho tới khi ông Kim Jong-nam đến quầy lễ tân và đề nghị giúp đỡ.
Minh Phương
Theo The Star
Khách sạn "ngày tận thế" bí ẩn nhất thế giới ở Triều Tiên Công trình được mệnh danh là khách sạn "ngày tận thế" ở Triều Tiên, cho đến nay vẫn chưa từng đón một du khách nào bởi nhiều lý do. Khách sạn 105 tầng ở Triều Tiên vẫn vắng bóng khách du lịch. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), khách sạn Ryugyong xây dựng ở Bình Nhưỡng với hình dạng khá...