Khách sạn, nhà nghỉ không được giữ giấy tờ tùy thân của khách
Theo quy định, các giao dịch dân sự, trong đó có thuê phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn lưu trú qua đêm, chủ cơ sở, lễ tân không có quyền giữ CMND hay CCCD của khách.
Tuy nhiên, việc giữ giấy tờ này đã thành lệ lâu nay, nên bạn đọc đề nghị cần thống nhất, quản lý nghiêm túc.
Đại diện Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an cho biết, theo quy định của luật Căn cước công dân, thẻ căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân, dùng để chứng minh nhân thân công dân Việt Nam và sử dụng vào những thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Chỉ những cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, mới có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD.
Trong các giao dịch dân sự như xin việc làm, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà nghỉ lưu trú qua đêm, chủ cơ sở, lễ tân không có quyền giữ CCCD của khách, chỉ được phép yêu cầu khách xuất trình CCCD để kiểm tra thông tin. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở lưu trú qua đêm vẫn giữ lại CCCD của khách khi làm thủ tục giao phòng. Điều này khiến nhiều khách không hài lòng, thậm chí khó chịu. Có trường hợp mất nhiều thời gian để đi làm lại CCCD do để quên hoặc thất lạc.
Hầu hết khách sạn, nhà nghỉ hiện nay đều tạm giữ giấy tờ tùy thân của khách. Ảnh TRÍ MINH
Quy định một đằng, thực hiện một nẻo
Rất nhiều bạn đọc (BĐ) lên tiếng về việc các cơ sở lưu trú giữ CCCD, CMND của khách qua đêm như điều hiển nhiên. Khách muốn có chỗ ở, không còn cách nào khác phải “nộp” giấy tờ tùy thân.
BĐ Trung Quang nêu ý kiến: “Theo như tôi biết, các khách sạn, nhà nghỉ, resort giữ CMND hoặc CCCD đều nói lý do chính là theo yêu cầu của công an phường, cảnh sát khu vực để họ làm tờ khai báo tạm trú cho khách, còn lý do phụ là để phòng ngừa kẻ gian. Điều này thể hiện rõ ở việc ai đi thuê phòng ít giờ thì lễ tân chỉ ghi tên theo CMND, CCCD, còn ai thuê qua đêm là họ giữ CMND, CCCD liền”.
Cho biết bản thân là nhân viên lễ tân khách sạn, BĐ Ngọc Thuận Đoàn chia sẻ: “Thứ nhất, khách sạn phải đăng ký lưu trú cho khách tại địa phương (tôi thường đi đăng ký lúc 22 giờ mỗi ngày) và bắt buộc đem theo CCCD của khách. Thứ hai, khách sạn phải làm hóa đơn điện tử trên mỗi khách, thường thì chúng tôi photo/chụp hình CCCD để làm hồ sơ. Thứ ba, một số khách không trả phí nên việc giữ CCCD là một phần ràng buộc, khi làm thủ tục check-out sẽ trả lại. Thứ tư, nhiều lúc công an kiểm tra khách sạn, kiểm tra phòng, trong đó có việc cho khách thuê phòng phải có CCCD”.
Video đang HOT
BĐ Nam Nguyen Van bày tỏ lo ngại: “Nhiều lần tôi không đồng ý cho khách sạn giữ CCCD, nhưng hầu như họ đều không chịu. Thật nguy hiểm khi mà CCCD đã tích hợp rất nhiều thứ trong đó. Bảo là rất khó để quét và xâm nhập có nghĩa là vẫn có khả năng xâm nhập được. Đề nghị khách sạn chỉ được chụp lại hình ảnh để lấy thông tin thôi”.
“Khách sạn, nhà nghỉ không phải là đơn vị quản lý hành chính, nên họ không có chức năng thu giữ CMND, CCCD hay passport. Họ chỉ có nhiệm vụ so sánh và ghi chép chi tiết nhân thân của khách và trình lên khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý. Còn thông tin đó đúng hay sai là do khách chịu trách nhiệm trước pháp luật”, BĐ Hong Ph. khẳng định.
Cần hướng dẫn thống nhất
Việc giữ CCCD của khách đã là “luật bất thành văn” của hầu hết các cơ sở lưu trú, nên BĐ cho rằng cơ quan chức năng cần thống nhất quy định, quản lý để thực hiện nghiêm. “Hiện nay đã xảy ra nhiều vụ phức tạp, rắc rối, phiền toái do lộ thông tin từ CCCD. Chẳng hạn như vay tiền qua ứng dụng, nhiều người bị lộ thông tin, bị kẻ gian lợi dụng thông tin trên thẻ CCCD để vay tiền. Việc khách sạn, nhà nghỉ giữ CCCD của khách là sai, đề nghị C06 có biện pháp để chấm dứt việc này”, BĐ Sinh Nguyen lên tiếng.
Theo BĐ Tu Anh: “Khách thuê phòng thì sợ bị lấy cắp thông tin, mà khách sạn không giữ CCCD thì sợ khách ra ngoài rồi đi luôn. Cần có giải pháp thống nhất để trên dưới thực hiện, đừng làm khó cho cả hai bên”.
Tương tự, BĐ Hồng Trần đề nghị: “Các cơ quan chức năng cần ban hành gấp quy định những trường hợp cụ thể được quản lý, được giữ CCCD của người khác và duy trì thực thi nghiêm túc”.
BĐ 46545 nêu giải pháp: “Vì sao không được thu giữ CCCD, theo tôi: 1. Cơ sở lưu trú chịu trách nhiệm đăng ký thông tin khách với cơ quan quản lý, chỉ ghi số CCCD/năm sinh/ngày cấp/nơi ở…, không có việc cần CCCD gốc mới đăng ký được. 2. Việc trang bị máy in/photo là bắt buộc để photo và trả bản gốc cho khách. 3. Các khách sạn biện hộ lý do thu giữ CCCD là để tránh hư hại vật chất hoặc do khách chưa trả tiền phòng, thì có thể thu tiền trước hoặc thu cọc, rất đơn giản”.
Trước nay khi thuê phòng khách sạn, nhà nghỉ bất kỳ nơi nào tôi đều bị giữ CMND, CCCD… Nay mới biết khách sạn, nhà nghỉ không có quyền giữ. Quan trọng là các nơi lưu trú có chấp hành không?
Phuong Nguyen
Khách sạn tự ra quy định giữ CCCD, nếu khách đang cần gấp chỗ trú buộc phải chấp nhận quy định của họ, không thì phải ra đường mà ở. Một khi chấp nhận cho khách sạn giữ CCCD thì khó biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tốt nhất, ngành công an cần ra quy định cấm rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của người dân.
luongchitantoan
Phần lớn khách sạn, nhà nghỉ đang sai khi tạm giữ CCCD của khách
Nhiều trường hợp thuê khách sạn, nhà nghỉ và để quên CCCD vì trả phòng vội, sau đó phải đi làm lại rất mất thời gian.
Nhiều người thắc mắc nhà nghỉ, khách sạn giữ lại CCCD của khách như vậy liệu có đúng quy định?
Hiện nay, nhiều cơ sở lưu trú qua đêm như khách sạn, nhà nghỉ vẫn đề nghị giữ lại căn cước công dân (CCCD) của khách, sau đó mới làm thủ tục giao phòng. Việc này khiến nhiều khách rất không hài lòng, thậm chí khó chịu và có trường hợp mất nhiều thời gian để đi làm lại CCCD vì đãng trí để quên hoặc thất lạc.
Phần lớn khách sạn, nhà nghỉ đang sai khi tạm giữ CCCD của khách
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an cho biết, theo quy định của luật Căn cước công dân, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân, dùng để chứng minh nhân thân công dân của Việt Nam và sử dụng vào những thủ tục hành chính, giao dịch dân sự khác.
Nhiều khách sạn, nhà nghỉ đang sai khi cho mình quyền tạm giữ CCCD của khách. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Đại diện C06 cho hay, theo quy định chỉ những cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mới có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD.
Trong các giao dịch dân sự như xin việc làm, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà nghỉ lưu trú qua đêm thì chủ cơ sở, lễ tân không có quyền giữ CCCD của khách mà chỉ được phép yêu cầu khách xuất trình CCCD để kiểm tra thông tin.
Theo đại diện C06, quy định về việc tạm giữ chứng minh nhân dân trước đây cũng như vậy, chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới được phép giữ chứng minh nhân dân của công dân.
Rất khó đánh cắp thông tin trong thẻ CCCD gắn chip
Về thắc mắc liệu trong quá trình kiểm tra CCCD, ví dụ như lễ tân khách sạn có thể dùng thiết bị công nghệ để quét, sao chép và làm giả CCCD, đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng hay không, đại diện C06 khẳng định rất khó xảy ra trường hợp này.
Theo đại diện C06, CCCD gắn chip hiện nay đang được tích hợp rất nhiều thông tin của công dân và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ. Chính vì vậy, công nghệ áp dụng trên CCCD gắn chip hiện nay tuân thủ theo tiêu chuẩn bảo mật của thế giới và của Việt Nam, đảm bảo thẻ không thể bị theo dõi ngầm, không bị đọc trộm thông tin trên thẻ nếu công dân không tự xuất trình thẻ CCCD để tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ (thiết bị này được C06 trang cấp cho các cơ quan chức năng phục vụ quét thông tin trong CCCD để giải quyết các thủ tục hành chính).
Đại diện C06 cho biết, chip trên CCCD chỉ hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với các thiết bị đầu đọc chip trong phạm vi 10 cm. Trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa đầu đọc và chip của thẻ CCCD, mọi thông tin đều được mã hóa nhằm chống lại việc nghe lén, lấy trộm thông tin của công dân.
Ngoài ra, dữ liệu công dân bên trong chip khó có thể làm giả và thay đổi được sau khi phát hành thẻ với các thuật toán mật mã tuân thủ theo tiêu chuẩn của Ban Cơ yếu Chính phủ cũng như tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Đồng thời, nếu có tác động bất hợp pháp can thiệp, chip sẽ có cơ chế tự bảo vệ dữ liệu.
Đại diện C06 cho hay, công nghệ phần cứng của chip cũng như các công nghệ phần mềm triển khai trên thẻ CCCD đảm bảo chống lại việc làm giả thẻ cũng như làm giả dữ liệu của công dân.
Không những vậy, ảnh được in trên thẻ CCCD là ảnh được lưu trong chip trong quá trình sản xuất, do vậy hoàn toàn có thể phát hiện khi đối sánh sinh trắc, nên việc lấy trộm thẻ CCCD để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp là không thể thực hiện.
Ví dụ, với thẻ CCCD gắn chip, khi đi rút tiền tại ngân hàng, công dân phải quét vân tay trực tiếp để so sánh với vân tay lưu trong thẻ CCCD để xác định chủ thẻ, nếu vân tay trùng khớp thì mới rút tiền được. Như vậy, nhân viên ngân hàng có thẻ cũng không thể tự rút được tiền của công dân.
Theo đại diện C06, trong trường hợp các đối tượng cố tình làm giả CCCD thì cơ quan chức năng sẽ dễ dàng phân biệt, phát hiện khi sử dụng các thiết bị quét chuyên dụng.
Hàng không cảnh báo nhiều hành vi gây mất an toàn chuyến bay Hàng không nội địa đang phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm "đóng băng" do đại dịch COVID-19. Lượng khách tăng cao trong nhiều thời điểm cùng với việc xuất hiện một số hành vi như khách quên giấy tờ "náo loạn" sân bay. Trào lưu săn mây trên máy bay... đang gây nhiều khó khăn cho việc bảo đảm an toàn, an...