Khách hàng là tổ chức không chịu hạn mức giao dịch qua ví điện tử
Tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của một khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng; còn với tổ chức không quy định hạn mức giao dịch.
Tổ chức cung ứng ví điện tử phải cung cấp thông tin về 10 ví giao dịch điện tử nhiều nhất. Ảnh: Internet
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quy định tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của một khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng. Đối với tổ chức, Ngân hàng Nhà nước không quy định hạn mức giao dịch ví điện tử.
Đây là quy định có sự thay đổi rất lớn so với dự thảo được Ngân hàng Nhà nước ban hành lấy ý kiến trước đó. Bởi tại dự thảo Thông tư, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất hạn mức giao dịch ví điện tử đối với cá nhân là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng; của tổ chức là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng. Quy định này đã tạo nên nhiều ý kiến trái chiều với những lo ngại về quy định hạn mức sẽ kìm hãm thanh toán điện tử.
Bên cạnh đó, Thông tư 23/2019/TT-NHNN cũng quy định việc nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng hoặc nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung cứng.
Khách hàng được sử dụng ví điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; chuyển tiền cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng và rút tiền từ ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ tại ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cấm việc sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Video đang HOT
Đặc biệt, một điểm mới là Thông tư yêu cầu tổ chức cung ứng ví điện tử phải cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin về 10 ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán; khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức nhưng không bao gồm cá nhân, tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán).
Hương Dịu
Theo haiquanonline.com.vn
Chính thức có quy định về hạn mức giao dịch ví điện tử
Tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của 1 khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng; còn với tổ chức không quy định hạn mức giao dịch.
Cá nhân được tiêu 100 triệu đồng/tháng tại 1 tổ chức cung ứng ví
Đó là quy định mới tại Thông tư 23 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quy định tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử cá nhân của 1 khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng. Đối với tổ chức, Ngân hàng Nhà nước không quy định hạn mức giao dịch ví điện tử.
Trước đó, trong dự thảo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất hạn mức giao dịch ví điện tử đối với cá nhân là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng; của tổ chức là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng hạn mức này sẽ kìm hãm thanh toán điện tử.
Ngoài ra, tại thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước quy định việc nạp tiền vào ví điện tử phải qua tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng hoặc nhận tiền từ ví điện tử khác do cùng tổ chức cung cứng.
Còn khách hàng được sử dụng ví điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; chuyển tiền cho ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng và rút tiền từ ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ tại ngân hàng.
Đồng thời, trong Thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc cấm việc sử dụng ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Hạn mức giao dịch ví điện tử đối với cá nhân là 100 triệu đồng/tháng tại một tổ chức cung ứng ví
Chủ ví điện tử cũng không được cho thuê, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử.
Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, Ngân hàng Nhà nước quy định không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào.
Cung cấp thông tin để Ngân hàng Nhà nước giám sát
Tại thông tư 23, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử.
Theo đó, công cụ giám sát phải đảm bảo: Một là, cho phép giám sát tổng số lượng ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động), tổng số dư ví điện tử của tất cả khách hàng tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;
Hai là, cho phép giám sát tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử, thông tin của từng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác, bao gồm tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;
Ba là, cho phép khai thác số liệu theo kỳ báo cáo tháng (tính từ ngày 01 của tháng đến ngày cuối cùng của tháng) vào chậm nhất là ngày 05 tháng tiếp theo.
Bốn là, tổng số lượng và tổng số dư ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động) vào cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán và các giao dịch khác của ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
Năm là, tổng số lượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịch bên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổng giá trị giao dịch bên Có của tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng.
Tổ chức cung ứng ví điện tử phải cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước thông tin về 10 ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán; khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức nhưng không bao gồm cá nhân, tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán).
Thông tin cung cấp bao gồm: số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, rút tiền theo từng ngân hàng liên kết; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền; tổng số lượng và tổng giá trị các giao dịch khác nếu có (chỉ thống kê các giao dịch do hệ thống xử lý thành công).
Số lượng ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Đây chính là một trong những điểm mới quan trọng trong thông tư sửa đổi lần này.
Theo Anninhthudo.vn
Phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước top 10 ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất mỗi tháng Đây là điểm mới trong Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành. Ảnh minh họa. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...