Khách hàng khiếu nại về dịch vụ điện ở TP HCM rất thấp
Theo Tổng Công ty Điện lực TP HCM, trong tháng 6 có 13 trường hợp ghi điện viên ghi sai chủ quan.
Các trường hợp sau khi phúc tra có phát hiện sai sót trong việc ghi chỉ số công tơ đều được các đơn vị hiệu chỉnh trước khi phát hành hoá đơn đến khách hàng.
Chiều 3-7, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghê, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã làm việc với Tổng công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) về công tác ghi chỉ số, lập hoá đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị khách hàng năm 2020.
Báo cáo với đoàn làm việc, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, cho biết đến tháng 6-2020, tổng công ty quản lý 2.567.007 công tơ, trong đó có 1.195.758 công tơ có chức năng đo xa (có tính HHC), chiếm 46,58%. Chỉ riêng trong tháng 6, EVNHCMC đã thực hiện phúc tra 374.260 khách hàng, trong đó 251.531 khách hàng có điện năng tiêu thụ tăng 1,3 lần trở lên và đã thực hiện kiểm tra, phúc tra 100%.
Công tác kiểm tra, phúc tra được các Công ty Điện lực ứng dụng công nghệ qua phần mềm thu thập chỉ số công tơ điện tử, phần mềm phúc tra chỉ số công tơ bằng thiết bị cầm tay, trực tiếp đến hiện trường. “Qua phúc tra, tổng công ty đã phát hiện và điều chỉnh sửa sai chỉ số, hoá đơn cho 13 trường hợp ghi điện viên ghi sai chủ quan. Sai sót này có thể do đọc nhầm chỉ số, do nhập dữ liệu bằng tay lên máy tính bảng… Các trường hợp sau khi phúc tra có phát hiện sai sót trong việc ghi chỉ số công tơ đều được các đơn vị hiệu chỉnh trước khi phát hành hoá đơn đến khách hàng hoặc lập biên bản sửa sai và lập hoá đơn điều chỉnh nếu đã phát hành hoá đơn” – ông Kiên thông tin.
Cũng theo ông Kiên, tổng công ty đã thay thế được 46,58% công tơ cơ trên địa bàn bằng công tơ điện tử có chức năng đo xa, kế hoạch từ nay đến cuối năm sẽ nâng tỉ lệ này lên 80%, 20% còn lại sẽ hoàn tất vào năm 2021. Càng nhiều công tơ đo xa thì trở ngại, sai sót trong công tác ghi điện sẽ giảm đi; ngoài ra qua đó khách hàng có thể kiểm soát chỉ số điện sử dụng thông qua ứng dụng của công tơ có chức năng đo xa.
Sáng cùng ngày, đoàn kiểm tra đã làm việc với Công ty Điện lực Tân Phú (thuộc EVNHCMC) cũng về nội dung trên.
Video đang HOT
Đoàn kiểm tra làm việc tại Điện lực Tân Phú – Ảnh: Hồng Thúy
Ngày 2-7, đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Nam ( EVN SPC) và Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.
Tại buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Nam ( EVN SPC) , ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc EVN SPC cho biết, trong các tháng nắng nóng, tháng 4,5 và 6- 2020 Trung tâm Chăm sóc khách hàng EVN SPC đã tiếp nhận 74.330 các yêu cầu của khách hàng về tra cứu giá điện mới, tra cứu chỉ số, hóa đơn… trong đó phần lớn kiến nghị của khách hàng là về chỉ số, hóa đơn tiền điện. Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh ngành điện đã điều chỉnh kịp thời và thoái hoàn cho 195 khách hàng .
Trong tháng 6, toàn EVN SPC có 893.217 khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ cao hơn 30% so với tháng 5/2020 ( chiếm tỉ trọng 10,6%), trong đó 746.998 là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt và 146.719 là khách hàng ngoài sinh hoạt. Khách hàng có điện năng tiêu thụ tăng từ 30% đến 50% là 380.160 ( chiếm tỉ trọng 4,51%). Khách hàng có điện năng tiêu thụ tăng từ 50% đến 100% là 227.328 ( chiếm tỉ trọng 3,22 %). Khách hàng có điện năng tiêu thụ từ 100% đến 300% là 166.193 ( 1,97%). Khách hàng có điện năng tiêu thụ tăng từ 300% trở lên có 75.876 ( 0,9%).
Đối với các trường hợp khách hàng có điện năng tiêu thụ cao hơn từ 30% trở lên, giám đốc các Điện lực thành viên của EVN SPC đã tổ chức phúc tra việc ghi chỉ số các công tơ có chỉ số cao bất thường và giải quyết các khiếu nại của khách hàng kịp thời. H.Thúy
Ứng dụng công nghệ để chăm sóc khách hàng thường xuyên, hiệu quả
Đối mặt với thách thức về việc chăm sóc khách hàng nhanh chóng và hiệu quả trong thời đại số, nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm cải thiện chất lượng phục vụ.
Trong kỷ nguyên số, chăm sóc khách hàng thường xuyên và liên tục là chiến thuật tốt, nhưng chưa đủ. Hoạt động này không chỉ dừng ở việc làm tốt những gì khách hàng yêu cầu, mà còn phải đáp ứng những nhu cầu mà chính họ chưa nghĩ ra, nhưng sẽ mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm mới mẻ. Từ đó, mối liên hệ giữa hai bên được xây dựng vững chắc, giúp nâng cao giá trị thương hiệu.
Tại các nước phát triển, đa số doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ hiện đại trong việc chăm sóc khách hàng.
Generali Việt Nam là công ty bảo hiểm nhân thọ đến từ Italy, sở hữu hệ sinh thái công nghệ chăm sóc khách hàng mang tên GenVita.
Cụ thể, các hãng bảo hiểm lớn trên thế giới ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) vào hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng, giúp hồ sơ giao dịch được đảm bảo tính bảo mật, minh bạch và phân cấp. Trí tuệ nhân tạo (AI) và big data hỗ trợ quá trình quản lý dữ liệu, giúp tra xuất dữ liệu và tư vấn khách hàng kịp thời.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2019, dân số Việt Nam đạt xấp xỉ 97 triệu dân, với 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Trong đó, số người sở hữu điện thoại di động là 43,7 triệu người, đạt 44,9%. Thời gian sử dụng điện thoại của người Việt Nam khá cao, khoảng 4 tiếng/ngày. Nhiều chuyên gia đánh giá cao sự năng động, nhanh chóng bắt kịp xu hướng công nghệ, trào lưu mới của người dùng Việt. Do đó, việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được chú trọng. Trong cuộc đua công nghệ, khách hàng sẽ được hưởng lợi lớn nhất.
Tại Việt Nam, nhiều thương hiệu đã xây dựng ứng dụng, nền tảng riêng chăm sóc khách hàng. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm có thể kể đến Generali Việt Nam - đến từ Italy. Doanh nghiệp đã xây dựng và triển khai thành công hệ sinh thái kỹ thuật số chăm sóc sức khỏe với tên gọi GenVita từ cuối 2018.
GenVita cung cấp miễn phí nhiều thông tin hữu ích và liên tục được cập nhật về sức khỏe, luyện tập, dịch vụ tư vấn trực tiếp qua điện thoại với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm... Mới đây, GenVita tích hợp thêm chương trình chăm sóc khách hàng "Quà tặng cuộc sống" VITA-Rewards, tặng điểm thưởng cho khách hàng trong các dịp đặc biệt khi đóng phí bảo hiểm hay kích hoạt các ứng dụng kỹ thuật số...
Nhằm khuyến khích thói quen vận động và lối sống lành mạnh, chương trình tặng điểm thưởng không giới hạn cho khách hàng khi tham gia hoạt động luyện tập thể thao. Đại diện hãng cho biết, chương trình cũng mở rộng nhóm khách hàng VIP của Generali lên gấp 3 lần so với các chương trình trước đây.
Chương trình chăm sóc khách hàng VITA-Rewards được tích hợp trên GenVita, hệ sinh thái kỹ thuật số chăm sóc sức khỏe của Generali với nhiều tiện ích hoàn chỉnh.
Ra mắt VITA-Rewards trên GenVita được xem là một trong những kế hoạch đầu tư nhằm hiện thực hóa chiến lược "Trở thành người bạn trọn đời của khách hàng" của Generali Việt Nam.
Thương hiệu này tin rằng, công nghệ cần đi cùng chiến lược dài hạn mới đạt được hiệu quả cao nhất. Song song đó, các giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm vẫn luôn được hãng tập trung nâng cao: Danh mục sản phẩm đa dạng và liên tục được cải tiến với mức phí cạnh tranh, điều khoản minh bạch.
Đại diện Generali cho biết, từ việc phát triển những công nghệ mới đến ứng dụng hiệu quả và thông minh vào hoạt động kinh doanh đều do chính con người mang lại. Vì thế, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên, tư vấn viên chuyên nghiệp, sáng tạo và đam mê với nghề mới là át chủ bài của hãng bảo hiểm đến từ châu Âu.
Game thủ vừa mừng vừa lo vì update của Riot Games - 'Buff thì vui nhưng sợ sửa xong thành phá game' Có lẽ cộng đồng đã quá quen với cách sử dụng '200 năm kinh nghiệm làm game' của Riot Games rồi. Riot Games có thể nổi tiếng xuất sắc ở nhiều lĩnh vực như thiết kế trang phục, tổ chức giải đấu, chăm sóc khách hàng hay làm video cinematic, tuy nhiên cân bằng game chưa bao giờ là thế mạnh của họ...