Khách du lịch Việt Nam chưa thể đi du lịch Nhật Bản bởi vì lý do này
Theo thông tin từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản ( JNTO), vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản vẫn chưa tiếp nhận khách du lịch từ Việt Nam, bởi Việt Nam đang được xếp hạng ở “vùng Vàng”.
Cụ thể thông tin từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), ngày 26/5, Chính phủ Nhật Bản đã phát biểu định hướng mở cửa đón khách quốc tế nhập cảnh với mục đích du lịch, bắt đầu từ các đoàn tour trọn gói đi kèm một số điều kiện nhất định.
Sau hai năm dịch Covid-19 diễn ra, Nhật Bản bắt đầu đón khách du lịch sau 2 năm. Đây là một bước tiến lớn hướng tới việc mở cửa trở lại thị trường du lịch toàn diện trong thời gian tới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản vẫn chưa tiếp nhận khách du lịch từ Việt Nam, bởi Nhật Bản sẽ tiếp nhận khách du lịch theo hình thức tour trọn gói từ các Quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá thuộc “vùng Xanh”.
Hiện nay, do Việt Nam đang được xếp hạng ở “vùng Vàng” nên việc mở cửa lại du lịch Nhật Bản từ Việt Nam cần thêm một chút thời gian.
Theo thông tin từ Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), vùng xanh bao gồm các nước: Indonesia; Malaysia; Philippine; Lào; Cambodia; Singapore; Thái Lan; Đông Timoa; Myanma; Hàn Quốc…
Vùng vàng bao gồm: Việt Nam; các nước Trung Đông; Châu Phi; Bắc Triều Tiên và các đảo ven Thái Bình Dương…
Đoàn khách Việt Nam do công ty lữ hành TST Tourist tổ chức sang Nhật Bản
Trước đó, ngày 27/5, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết đất nước này sẽ mở cửa biên giới cho khách du lịch nước ngoài vào tháng 6 tới đây. Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên “hé mở” với du khách kể từ khi áp đặt các hạn chế du lịch vì đại dịch Covid-19 cách đây khoảng hai năm. Tuy nhiên, chỉ các chuyến du lịch trọn gói được áp dụng quy định mới này.
Khách du lịch đến từ các khu vực có tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp đã tiêm ba liều vắc xin sẽ được miễn xét nghiệm và kiểm dịch sau khi nhập cảnh.
Video đang HOT
Nhật Bản trong tuần này sẽ tổ chức các chuyến du lịch trọn gói thử nghiệm nhỏ từ bốn quốc gia, Úc, Singapore, Thái Lan và Hoa Kỳ. Thử nghiệm đó, chỉ có 50 người nhận được thị thực đặc biệt, không phải thị thực du lịch, sẽ kết thúc vào ngày 31/5.
Đoàn khách Việt Nam do công ty lữ hành TST Tourist tổ chức sang Nhật Bản. Đoàn thưởng thức món ăn theo phong cách của xứ sở mặt trời.
Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào đầu năm nay và hiện cho phép nhập cảnh lên đến 10.000 người mỗi ngày, bao gồm công dân Nhật Bản, sinh viên nước ngoài và một số khách doanh nhân.
Makoto Shimoaraiso, một quan chức Nội các phụ trách các biện pháp chống đại dịch, cho biết Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi giới hạn lên 20.000 mỗi ngày, bao gồm những người tham gia tour du lịch trọn gói.
Nhật Bản mở rộng hệ thống sân bay phục vụ các chuyến bay quốc tế (Shin – Chitose, Okinawa).
Ấn Độ kén du khách Việt
Ấn Độ không phải điểm đến hàng đầu của du khách Việt trước nay. Tuy nhiên, kể từ sau dịch, quốc gia này được chú ý nhiều hơn.
Sau dịch, các điểm đến quen thuộc của du khách Việt gặp những tình trạng khác nhau qua từng giai đoạn. Ví dụ, Thái Lan phải tới gần đây mới gỡ bỏ gần như hoàn toàn thủ tục liên quan đến Covid-19. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ mới nới lỏng. Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu trở lại trong thời gian gần.
Các điểm đến như Ấn Độ được quan tâm nhiều hơn với chính sách khá thoáng. Tuy nhiên, nhiều người thừa nhận khá "sốc" khi đến các điểm lạ như Ấn Độ vì các vấn đề như nắng nóng hay thậm chí say độ cao tại vùng Ladakh. Vậy Ấn Độ có thực sự là điểm đến phù hợp cho khách Việt?
Một điểm du lịch đặc biệt
P.O., một người làm tour du lịch nước ngoài, cho biết cô không chuyên về mảng thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên, cô đã có dịp du lịch ở đây và thấy Ấn Độ là đất nước thực sự đặc biệt. Đây là nơi có ý nghĩa lớn với các tín đồ Phật giáo. Họ chọn Ấn Độ để hành hương, tìm về cội nguồn của đạo Phật.
"Đa phần tour Ấn Độ đều gắn với yếu tố hành hương. Đối tượng khách hàng vì thế cũng đặc trưng hơn. Những đơn vị tổ chức tour Ấn Độ chuyên sâu thường kết hợp với các cơ sở tôn giáo để hành trình của du khách được trọn vẹn", P.O. nói.
Trao đổi với Zing, P.O. cho biết các tour du lịch Ấn Độ truyền thống thường không tổ chức vào thời điểm này. Thời tiết quá nóng ảnh hưởng đến việc hành hương. Ngoài ra, việc kết hợp du lịch cũng khó khăn hơn. Bởi vậy, nhiều người đi tour Ấn Độ trong thời gian qua chia sẻ mình cảm giác "bị lừa".
Các tour hành hương là đặc trưng của du lịch Ấn Độ. Ảnh: My Trip India.
Về chuyện các nhà làm tour có quảng bá sai sự thật hay không, P.O. từ chối trả lời. Tuy nhiên, cô nhấn mạnh Ấn Độ có thị trường khách đặc trưng. Do đó, đa số khách đều hiểu thời gian nào đi là hợp lý nhất. Ở phần giới thiệu tour của nhiều công ty du lịch, họ cũng không thường ghi chú vấn đề thời tiết nắng nóng.
"Chính vì yếu tố đặc thù này, nhiều khách sẽ chọn đi tour sau khi được người đi trước giới thiệu. Họ cũng đã có những hình dung tổng thể về hành trình của mình. Việc không có lưu ý trong tour có thể do sự ngầm hiểu mặc định vốn có của nhóm khách này, khác với các tour phổ thông ai cũng có thể lựa chọn", P.O. cho biết.
Cô nói thêm bất kỳ tour nào cũng có những đặc thù riêng theo từng địa phương. Ví dụ đi Bangkok (Thái Lan), du khách sẽ được "thưởng thức" đặc sản kẹt xe. Đến Trung Quốc lại phải làm quen với những món ăn nhiều dầu mỡ.
Do đó, bên cạnh việc chỉ trích các đơn vị tổ chức tour vì lợi nhuận, du khách cũng cần nâng cao kiến thức về điểm đến trước khi "xuống tiền".
Vùng đất lạ ở Ấn Độ
Bên cạnh các tour truyền thống mang đậm màu sắc tôn giáo, du khách Việt cũng đang chú ý đến Ladakh - điểm đến được ví là "tiểu Tây Tạng". Đây cũng là địa danh được nhắc nhiều trong các truyền thuyết về vùng Himalaya. Hồ Pangong Tso ở đây cũng là bối cảnh của bộ phim kinh điển Three Idiots (tạm dịch: Ba Chàng Ngốc) được công chiếu năm 2009.
Ladakh còn nổi tiếng với cảnh quan "thuần khiết", đẹp như tranh vẽ. Văn hóa bản địa nơi đây cũng là yếu tố khiến du khách dành sự quan tâm đặc biệt cho Ladakh.
Tuy nhiên, khi đi du lịch Ladakh, du khách thường gặp vấn đề về say độ cao. Với độ cao khoảng 3.000 m so với mực nước biển, địa hình và thời tiết ở đây được đánh giá là khắc nghiệt và không dành cho các du khách thích nghỉ dưỡng.
Ladakh là điểm đến được nhiều khách Việt thích trải nghiệm lạ quan tâm. Tuy nhiên, say độ cao là vấn đề cần cân nhắc khi đặt tour. Ảnh: Max Vu.
Max Vu, Trip Planner Manager (tạm dịch: quản lý chương trình tour) của FIT TOUR, cho biết đây là triệu chứng say núi cấp tính hay say độ cao. Một số du khách không thích nghi kịp với độ cao thường bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn trong 24 giờ đầu. Tuy nhiên, nó sẽ giảm dần vào các ngày tiếp theo khi cơ thể đã thích nghi.
"Khi khách đăng ký tour, chúng tôi đều thông tin đầy đủ các vấn đề này đến họ. Ngoài ra, khách cũng được nhận cẩm nang tổng hợp từ đội ngũ công ty và các hướng dẫn viên bản địa", anh cho biết.
Theo Max Vu, có một số khách hàng không nên đi Ladakh. Ví dụ người bị suy tim, thiếu máu cục bộ cơ tim (đau thắt ngực), bệnh hồng cầu hình liềm, bất kỳ dạng suy phổi nào hoặc giảm oxy máu từ trước hoặc ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ...
Đại diện công ty tư vấn du khách có các tình trạng trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ quen thuộc với những vấn đề y tế trên cao trước.
Giai đoạn tháng 4-6 là thời điểm nóng bậc nhất trong năm ở vùng đồng bằng Ấn Độ. Tiêu biểu là các tiểu bang như Uttar Pradesh, Madhya Pradesh, Agra, Delhi, Rajasthan, đặc biệt là miền Nam Ấn Độ - nơi có nhiệt độ lên tới 45 độ C.
Các bang giáp dãy Himalaya như Jammu & Kashmir, Uttarakhand là những vùng thời tiết ấm áp trong năm khi nhiệt độ chỉ dao động 5-18 độ. Trong khi đó, tại Ladakh, nhiệt độ có thể xuống khoảng 0 độ C vào buổi tối.
Thời điểm tháng 4-8 là giai đoạn không thích hợp để đi các tour Ấn Độ truyền thống như hành hương, tam giác vàng (Delhi, Agra, Jaipur). Trong khi đó, Ladakh lại thích hợp để đi trong dịp tháng 4-7 để tránh thời tiết nắng nóng, oi bức.
Du lịch châu Âu sôi động trở lại sau thời gian 'đóng băng' Việt Nam đã chính thức bỏ xét nghiệm nhanh đối với khách nhập cảnh, hàng loạt quốc gia trên thế giới cũng thông báo, gỡ bỏ một số yêu cầu đã từng đưa ra để kiểm soát dịch bệnh trước đây đối với du khách nhập cảnh. Đây được xem là tín hiệu tích cực và có thể tạo cú hích cho thị...