Khách đến Nhật ’sống ảo’ rồi rời đi
Giới chức Nhật Bản quan ngại về doanh thu du lịch quốc gia khi khách ngoại chỉ lui tới những điểm đến miễn phí và hạn chế chi tiêu, bất chấp đồng yen “trượt dốc”, theo Nikkei Asia.
Du khách thắt chặt chi tiêu khi đến Nhật trong Quý I. Ảnh: @hashcorner. |
1,75 nghìn tỷ yen (khoảng 11,2 tỷ USD) là tổng mức chi tiêu của du khách nước ngoài tại Nhật Bản tháng 1-3, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2019, tức trước đại dịch Covid-19, theo Cơ quan Du lịch quốc gia.
Nikkei Asia dự đoán sức chi khách ngoại năm 2024 có khả năng phá vỡ mức kỷ lục 5,3 nghìn tỷ yen năm 2023.
Tuy nhiên, con số này chỉ là bề nổi.
Dữ liệu về mức chi của mỗi khách ngoại thể hiện sự sụt giảm đáng kể ngay cả khi đồng yen “trượt dốc”. Tình trạng mất giá kéo dài của đồng yen khiến Nhật Bản trở thành điểm đến cho khách du lịch tiết kiệm.
Năm 2022, trung bình một khách ngoại quốc đến Nhật Bản tiêu 234.524 yen (khoảng 38 triệu đồng). Đến năm 2023, du khách nước ngoài đến xứ sở hoa anh đào bắt đầu thắt chặt chi tiêu, xuống 212.764 yen (34 triệu đồng) và giảm dần đến quý I (208.760 yen, khoảng 33 triệu đồng).
|
Shizuoka, Fujikawaguchiko là hai 2 tỉnh của Nhật muốn giảm bớt du khách “ sống ảo”. Ảnh: @yemni__, @sky_doraheee. Video đang HOT |
Trong đó, chủ yếu là khoản chi cho chỗ ở và ăn uống. Mua sắm và các dịch vụ giải trí giảm theo tỷ lệ phần trăm.
Theo Nikkei Asia, một số nơi có cảnh quan đẹp lại không thu phí ở Nhật là thỏi nam châm thu hút khách du lịch – những người mang hy vọng chụp được bức ảnh hoàn hảo.
Họ đổ xô đến những điểm đến miễn phí như con đường sắt thường xuất hiện trong phim hoạt hình anime, các khu mua sắm và đền thờ ở Kyoto, một cửa hàng tiện lợi gần núi Phú Sĩ…
Một vài khách du lịch tiết kiệm thậm chí còn khoe khoang trên mạng xã hội về việc đi tàu cao tốc shinkansen và các phương tiện giao thông khác mà không phải trả tiền, sử dụng lại vé thang máy trượt tuyết, ăn cắp đồ từ khách sạn.., ấn phẩm hàng đầu của công ty Nikkei nhận định.
Núi Phú Sĩ là một trong số điểm đến hút khách ở Nhật. Ảnh: @chels_is_elsewhere. |
“Amsterdam (Hà Lan) tìm cách ngăn chặn những du khách nam trẻ tuổi sử dụng chất kích thích và cư xử không đúng mực. Hawaii và Singapore có các hình phạt nghiêm khắc vì vi phạm quy định bãi biển và đường phố. Còn ở Nhật Bản dường như đã trở thành điểm đến để thể hiện những trò gian lận bất chấp nội quy điểm đến và tiết kiệm tiền”, Nikkei Asia viết.
Tháng một vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhắc lại kế hoạch được đề ra từ năm 2016. Theo đó, nước này đặt mục tiêu đón 60 triệu khách du lịch quốc tế và 15 nghìn tỷ yen chi tiêu du lịch vào năm 2030.
Điều này đồng nghĩa mỗi khách ngoại đến Nhật phải “móc hầu bao” tối thiểu 250.000 yen, tương đương 40,5 triệu đồng.
Thị trấn Nhật Bản che tầm nhìn núi Phú Sĩ để ngăn quá tải du khách
Tuần này, chính quyền một thị trấn ở Nhật Bản đã hoàn tất việc lắp đặt một hàng rào lưới lớn nhằm chặn tầm nhìn ra núi Phú Sĩ, một động thái có chủ ý nhằm ngăn cản những du khách có hành vi chụp ảnh ngọn núi tại chỗ.
Người dân địa phương trong nhiều năm đã phàn nàn về việc du khách nước ngoài đến Fujikawaguchiko kèm theo việc xả rác, xâm phạm chỗ ở và vi phạm luật lệ giao thông để chụp được bức ảnh hoàn hảo về ngọn núi mang tính biểu tượng của Nhật Bản.
Vị trí được đề cập có tầm nhìn ra ngọn núi phủ tuyết lâu năm cao vút phía trên cửa hàng tiện lợi của Lawson. Người dân cho biết lượng lớn người đổ về đây thường đỗ xe trái phép hoặc cản trở người đi bộ khác sử dụng vỉa hè.
Lưới đen dùng để che tầm nhìn có kích thước 20m x 2,5m.
"Tôi hy vọng tấm lưới sẽ ngăn chặn các hoạt động nguy hiểm", cư dân Michie Motomochi, 41 tuổi, chủ một cửa hàng đồ ngọt truyền thống Nhật Bản ở Fujikawaguchiko, nói với hãng tin AFP.
Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến trái chiều. "Tôi nghĩ thật đáng thất vọng khi họ dựng lưới lên. Đó rõ ràng là một bức ảnh mang tính biểu tượng" - Christina Roys, 36 tuổi, du khách đến từ New Zealand cho biết.
"Nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Chúng tôi đã ở đây đêm qua, cố gắng quay được cảnh cuối cùng trước khi họ dựng bức màn che, và có rất nhiều người" - cô nói.
Tờ Japan Times đưa tin, lưới cũng nhằm mục đích mang lại không gian nghỉ ngơi cho Phòng khám Nha khoa Ibishi gần đó, nơi khách du lịch đậu xe mà không được phép và thậm chí trèo lên mái nhà để chụp ảnh.
Núi Phú Sĩ nhìn từ thị trấn - Ảnh: Getty
Phòng khám nói với CNN trong một tuyên bố: "Không có gì lạ khi mọi người hét lên những lời lăng mạ chúng tôi hoặc vứt thuốc lá của họ khi chúng vẫn còn cháy khi chúng tôi yêu cầu họ di chuyển xe của họ".
Fujikawaguchiko là một thị trấn nghỉ dưỡng Nhật Bản thuộc tỉnh Yamanashi, cách Tokyo khoảng 100km về phía tây.
Số lượng lớn khách du lịch đã quay trở lại Nhật Bản kể từ khi nước này mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài sau lệnh phong tỏa do đại dịch, với hơn 3 triệu lượt nhập cảnh mỗi tháng vào tháng 3 và tháng 4 năm 2024 - một kỷ lục mới và là một phần của xu hướng dường như sẽ tiếp tục.
Trong khi khách du lịch cư xử kém là một vấn đề ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới - Venice (Ý) đã bắt đầu thu phí vào cửa ban ngày là 5 euro và Hy Lạp đã giới hạn số lượng du khách đến Acropolis nổi tiếng ở Athens - thì vấn đề đặc biệt đối với Fujikawaguchiko là mọi người thường chỉ đến thị trấn nhỏ trong chuyến đi trong ngày để chụp ảnh tại địa điểm cụ thể đó.
Khách du lịch sau đó có xu hướng quay trở lại Tokyo, điều đó có nghĩa là nền kinh tế địa phương của Fujikawaguchiko không được hưởng lợi đáng kể từ du khách.
Giới chức địa phương giăng lưới chặn tầm nhìn du khách
"Tôi đã thấy mọi người đi bộ trên đường, mọi người sử dụng (xe tay ga) điện tử mà không tuân thủ luật lệ giao thông và gặp tai nạn. Gần đây đã có nhiều vụ tai nạn liên quan đến khách du lịch nước ngoài", Haruhito Tsuchiya, một người dân địa phương 49 tuổi làm việc trong ngành du lịch, nói với Reuters.
Thị trấn quyết định giăng lưới vào tháng 4 sau khi các biển báo và nhân viên bảo vệ không ngăn cản được khách du lịch.
Vào thời điểm đó, một quan chức đã nói: "Thật đáng tiếc khi chúng tôi phải thực hiện những biện pháp như vậy".
Masatake Izumi, một quan chức chính quyền tỉnh Yamanashi, đã nói với CNN năm ngoái: "Du khách quá mức - và tất cả những hậu quả kéo theo như rác thải, lượng khí thải CO2 tăng và những người đi bộ đường dài liều lĩnh - là vấn đề lớn nhất mà núi Phú Sĩ phải đối mặt".
Các nhà chức trách cũng đã bắt đầu khai trương một hệ thống đặt chỗ trực tuyến mới cho đường mòn Yoshida trên núi Phú Sĩ, giới hạn số lượt người đi bộ đường dài hàng ngày là 4.000 người và áp dụng mức phí bắt buộc là 2.000 yên.
Hiện trạng quá tải du khách khiến người dân địa phương bực bội
Những điểm du lịch làm mọi cách để bớt khách Khách du lịch tăng theo cấp số nhân khiến nhiều điểm tham quan quá tải, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. Nhiều nơi thu thuế, áp dụng các lệnh hạn chế du khách. Thị trấn Fujikawaguchiko nằm dưới chân núi Phú Sĩ (Nhật Bản) có tầm nhìn tuyệt đẹp, thu hút du khách đến ngắm cảnh và leo núi....