Khách bỏ nguyên bàn tiệc đắt đỏ, chỉ để ăn món măng khô
Cuối tuần chị Loan nấu tiệc đãi bạn bè của chồng với bao nhiêu là món cầu kỳ, đắt đỏ. Thế mà khách bỏ nguyên bàn tiệc chỉ để ăn măng nứa khô, đến vịt hầm kèm cũng bị bỏ lại.
Nhiều năm gần đây, trong nhà chị Nguyễn Thanh Loan, ngụ ở Q.6, TP.HCM lúc nào cũng có sẵn măng khô.
Sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi, măng trở thành món ăn thân thuộc từ thở ấu thơ. Vào mùa, bố mẹ lên đồi, chặt ít măng về có thể làm đủ thứ món từ luộc, xào, gỏi, những ngày lễ lạt đặc biệt thì thì hầm với xương, gà, vịt hoặc kho kèm với thịt, cá.
Măng nứa nhỏ, mỏng, rỗng ruột nhưng rất mềm, giòn
Loại măng ngon nhất ở quê chị là măng nứa – cây nứa mọc tự nhiên trong các đồi, núi – chứ không phải là măng tre, măng mét được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Măng nứa mỏng, ruột rỗng nhưng ăn giòm lụm, thơm bùi, không bị khô, bị dai.
Miền Trung quê chị, măng nứa chỉ ra mần vào khoảng hai tháng cuối cuối hè, sau những trận đợt mưa lớn. Măng nứa tươi chỉ có trong một thời gian ngắn, nên vào mua thu hoạch, người dân lấy măng tươi phơi làm măng khô, có thể để dành ăn quanh năm.
Chị Loan sống xa quê nhưng không phải khắc khoải, thèm thuồng vị quê nhớ những túi măng khô mẹ gửi vào. Măng nứa khô có hương vị đặc biệt mà ai lỡ ăn một lần rồi thì hẳn không còn muốn dùng các loại măng khác.
Video đang HOT
Măng nứa khô có hương vị rất đặc biệt, chế biến được nhiều món như xào, kho, nấu canh, giỏi, nấu bún miến…
Chế biến món măng khô, công đoạn làm nhiều người uể oải nhất là ngâm, luộc cho mềm măng. Kinh nghiệm của chị Loan, mỗi lần chị ngâm khá nhiều, ngâm trong nước khoảng 2 – 3 ngày, sau đó đem luộc, đổ nước đắng, cắt bỏ phần già rồi bảo quản trong ngăn đá, khi cần chế biến là đưa ra nấu được ngay.
Có lần, chị nấu tiệc mời bạn của chồng đến nhà với rất nhiều món tây ta cầu kỳ, đắt đỏ. Nào là cá hồi, xúc xích, gà quay, thịt dê, hải sản… và có thêm món vịt nấu măng. Chị không tin nổi, mọi người bỏ nguyên bàn tiệc, gạt hết các món cầu kỳ sang hẳn một bên chỉ để ăn măng. Có người đưa chén đến lần thứ 2, thứ 3 chỉ để “cho anh thêm tí măng, khỏi vịt luôn”.
Sau bữa tiệc, người nào cũng tranh thủ xin một ít măng khô đem về nhà. Trong nhà còn bao nhiêu măng, chị chia hết cho mỗi người một ít. Có người còn dặn chị, sau này bố mẹ ở quê gửi thì nhờ mua thêm.
Nhiều bạn bè của chị, thử ăn vài lần còn nhờ chị mua làm quà, gửi đi cho bố mẹ, con cái ở nước ngoài. Mấy chị đùa, tốn hành lý… cho măng quá.
Từ đợt đấy, có khách đến nhà chị chỉ cần làm mỗi món măng. Chủ nhà thì khỏe vì nấu đơn giản vô cùng, không mất nhiều công sức, cũng chẳng phải lo chế biến bị lỗi. Chỉ cần cho măng với hầm chung với thịt vịt, thị gà, cầu kỳ thì thêm ít nấm hương, rồi phi ít hành thơm, hành lá, rau răm bỏ vào. Ăn với cơm hoặc bún, miến đều ngon không ngớt.
Món ăn vùng núi mang hương vị quê không thua kém bất kỳ đặc sản nào
Măng khô còn chế biến được rất nhiều món. Hàng ngày, chị Loan thường xào măng giá, huyết, xào mỳ, miến, kho thịt, cá… Cuối tuần, trên mâm cơm nhà chị khi nào cũng có món măng. Có măng khô, nhà chị không khi nào phải dùng măng tươi bán ngoài chợ
Mẹ chồng chị ăn chay trường, thường ngày hay xào măng không với hành, chan kèm chút xì dầu, vừa ăn vừa than… thế này thì mẹ ăn hết gạo con cháu.
Dịp Tết nhất, bà toàn dặn con dâu, đừng mua quà cáp gì hết, nói bà ngoại gửi cho bà xui vài ký măng khô để về ăn Tết, về làm quà là tuyệt vời nhất.
Mùa măng năm nay, chị Loan lại í ới gọi mẹ hỏi măng phần con. Mẹ lắc đầu: “Lấy đâu ra mà măng, ở nhà còn không có mà ăn”. Ngày hè năm nay, miền Trung nắng quay quắt, măng nứa quê chị không lên mầm nổi. Mẹ khắc khoải nói trong hy vọng, sau đợt mưa tới, biết đâu măng sẽ mọc dù đã cuối mùa.
Theo Dân trí
Say sưa cốm Tú Lệ
Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.
Mỗi dịp tháng 8 âm lịch, loại nếp đặc sản này được nấu thành xôi, có vị dẻo thơm đặc biệt; còn khi chế biến thành cốm lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.
Vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9, khi mùa lúa trên những cánh đồng Yên Bái bắt đầu chín rộ, du khách còn chần chừ gì mà không đến với nơi đây để chiêm ngưỡng bức tranh mùa vàng tuyệt đẹp. Mùa cốm non đã thực sự bắt đầu...
Dọc Quốc lộ 32, mùa cốm nở rộ, người người, nhà nhà đều làm cốm và mở bán hai bên ven đường.
Để có được những hạt cốm mềm ngọt, mang hương vị thiên nhiên, người làm cốm cho hạt lúa non vào cối đá để chế biến.
Sau khi giã bằng cối đá, cốm tiếp tục được người dân Tú Lệ sảy sạch
Niềm vui của người dân được mùa cốm.
Hạt cốm non, mềm và ngọt. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã mới hoàn tất mẻ cốm. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của lúa.
Cốm non được người dân bán cho khách du lịch với giá khoảng 100.000 đồng/kg.
Theo Sggp.org,vn
Tiệm bò bít tết rưới rượu nho trong căn nhà 200 tuổi ở Sa Đéc Không thực đơn, không thương hiệu nhưng tiệm ăn của bà Liên vẫn luôn đông khách nhờ cách chế biến đặc biệt. Khu phố cổ nằm sát sông trên đường Trần Hưng Đạo là nơi hội tụ nhiều hàng quán lâu năm của thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Ngoài hủ tiếu bà Sẩm 7.000 đồng và quán phở bò 50 năm, du...