Khách Ấn Độ có đủ bù đắp cho sự thiếu vắng của khách Trung Quốc?
Các quốc gia Đông Nam Á hy vọng làn sóng du khách Ấn Độ có thể khỏa lấp chỗ trống của thị trường Trung Quốc, tuy nhiên giới chuyên gia nghi ngờ điều đó.
Trung Quốc từng là thị trường nguồn lớn nhất của Đông Nam Á trước đại dịch, nhưng chính sách zero-COVID như nút thắt cho quá trình phục hồi ngành du lịch của khu vực.
Cái khó chung
Từ khi Singapore mở cửa biên giới hồi tháng 4 và đón khách quốc tế đã tiêm vaccine, Stanley Foo, nhà sáng lập công ty du lịch Oriental Travel and Tours, cho biết anh đã thấy khách du lịch Ấn Độ tăng nhanh chóng.
Đảo quốc sư tử từng ghi nhận số lượng khách du lịch từ Ấn Độ cao kỷ lục vào năm 2019 – 1,4 triệu lượt, theo Tổng cục Du lịch Singapore, nhưng Foo cho rằng “không có gì đặc biệt” khi khách Ấn Độ quay trở lại.
Trong số 1,5 triệu lượt khách quốc tế đến Singapore vào nửa đầu năm nay, 282.000 lượt khách từ Indonesia, 219.000 lượt từ Ấn Độ nhưng chỉ khoảng 17.000 lượt từ Trung Quốc – con số không đáng là bao so với mức 3,6 triệu lượt vào năm 2019.
Không chỉ Singapore lâm vào tình cảnh này. Sự vắng mặt của khách du lịch Trung Quốc – chủ yếu do chính sách zero-COVID nghiêm ngặt và biên giới còn đóng cửa – tác động đến toàn khu vực Đông Nam Á. Từ đón hơn 11 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc trước đại dịch, Thái Lan chỉ đón vài nghìn lượt khách ít ỏi trong năm nay. Câu chuyện tương tự đang xảy ra tại Indonesia, khi lượng khách Trung Quốc đến đảo quốc này giảm từ mức hơn 2 triệu vào năm 2019 xuống khoảng 20.000 lượt năm nay.
Để gỡ gạc lại khi thiếu vắng khách Trung Quốc, rất nhiều nước Đông Nam Á đặt hy vọng vào một làn sóng khách Ấn Độ sau đại dịch. Nhưng ngành du lịch Singapore có thể đóng vai trò như một phong vũ biểu chứng minh rằng làn sóng khách Ấn Độ có thể sẽ không bao giờ bùng nổ như kỳ vọng.
Khách Ấn Độ du lịch Thái Lan năm 2019. Ảnh: Alamy
Khoảng trống quá lớn
Video đang HOT
Giới chuyên gia đồng ý rằng Ấn Độ là một thị trường nguồn quan trọng đối với khách inbound của Đông Nam Á, nhưng thị trường này không thể khỏa lấp khoảng trống mà khách du lịch Trung Quốc để lại – ít nhất trong ngắn hạn.
Singapore nỗ lực thu hút khách Ấn Độ đến khu vực thông qua những chiến dịch quảng bá, roadshow, hoạt động xúc tiến. Ví dụ như chiến dịch “Tận hưởng thời gian bên gia đình tại Singapore ngay” (Enjoy Your Family Times Now in Singapore) ưu đãi vé máy bay và tham quan cho khách Ấn Độ từ tháng 4 đến tháng 6. Chiến dịch này thu hút khoảng 50.000 khách đặt dịch vụ tại các resort như Resorts World Sentosa và Gardens by the Bay.
“Chúng tôi hướng đến những thị phần như gia đình có trẻ nhỏ, khách du lịch công vụ và khen thưởng, khách du thuyền”, GB Srithar – giám đốc vùng Ấn Độ, Trung Đông, Nam Á và Châu Phi của Tổng cục Du lịch Singapore, chia sẻ. Ông Srithar cho biết thêm, Ấn Độ được dự đoán sẽ “đóng góp to lớn” cho mục tiêu 4 đến 6 triệu lượt khách quốc tế đến Singapore năm nay.
Benjamin Cassim, giảng viên khoa du lịch và khách sạn tại trường cao đẳng nghề Temasek Polytechnic, đánh giá: “Một thách thức lớn chính là sức chi tiêu của nhóm du khách này. Singapore vốn là một điểm du lịch ở phân khúc cao cấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức hút của đảo quốc đối với khách Ấn Độ”.
Đồng tình với quan điểm này, Kevin Cheong, phụ trách mảng phát triển du lịch và điểm đến tại tập đoàn tư vấn Syntegrate, nhận định khách Trung Quốc thường chi tiêu mạnh tay hơn so với khách Ấn Độ, và sẵn sàng rút hầu bao trong kỳ nghỉ.
“Chúng ta cần phải nhìn vào xu hướng đi du lịch và chi tiêu khi muốn nhắm đến thị trường Ấn Độ. Một số nhóm khách có mức thu nhập tầm trung sẽ không thấy Singapore hấp dẫn vì giá cả”, ông Cheong nói.
Một ví dụ cho thấy Singapore “lép vế” ra sao về mặt giá cả chính là giá phòng khách sạn trung bình đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua: 184 USD một đêm hồi tháng 7. Những khách sạn năm sao cũng có giá phòng trung bình 240 USD một đêm.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng hệ thống giao thông kết nối nội địa và quốc tế tại Trung Quốc tốt hơn Ấn Độ rất nhiều, do đó người dân có thể dễ dàng di chuyển khi du lịch nước ngoài. Ví dụ, tại Ấn Độ người dân phải mất một ngày để di chuyển nếu nhà cách sân bay khoảng 100km, trong khi đó người Trung Quốc chỉ tốn 45 phút đến một tiếng cho khoảng cách tương tự nhờ có hệ thống tàu cao tốc đến sân bay.
Cassim và Cheong đều đồng tình rằng khách du lịch Ấn Độ có nhiều lựa chọn khác khi muốn ra nước ngoài, như Dubai – gần hơn nhiều so với Đông Nam Á – nơi họ phải ngồi máy bay tới 5 tiếng. Xét về khoảng cách từ Ấn Độ, Đông Nam Á cũng có những “đối thủ cạnh tranh” tại Châu Âu như Thụy Sĩ, Pháp và Italy.
Hy vọng và thực tế
Dù cho Singapore nỗ lực thu hút du khách Ấn Độ bằng những chiến dịch kích cầu hấp dẫn, Christopher Khoo, giám đốc điều hành công ty tư vấn du lịch quốc tế MasterConsult Services, chỉ ra rằng các chương trình quảng cáo không đủ mạnh để vượt qua thực tế khắc nghiệt về một nền kinh tế thế giới chưa thoát khỏi khủng hoảng hậu COVID.
“Xét về cầu, hai năm kinh tế khó khăn đã siết chặt thu nhập của rất nhiều người. Mức lạm phát gia tăng hiện tại, suy thoái, căng thẳng Nga – Ukraine chắc chắn khiến không ít người phải ngần ngại khi tính đến chuyện đặt kỳ nghỉ tiếp theo. Vì lý do này, tôi bi quan về khả năng phục hồi về mức trước đại dịch của những thị trường lớn trước khi kết thúc thập kỷ này”.
Dù vậy, ông Khoo vẫn mong đợi Singapore nỗ lực thu hút khách Trung Quốc nhiều như với thị trường Ấn Độ, khi Bắc Kinh mở cửa biên giới.
“Tổng cục Du lịch Singapore đã nhanh chóng thực hiện những chiến dịch tiếp cận công chúng Ấn Độ, tương tự như những thị trường lớn khác. Ngay khi Trung Quốc gỡ bỏ hạn chế về du lịch, tôi chắc chắn Singapore cũng sẽ phản ứng ngay lập tức để thúc đẩy thị trường này” – ông Khoo bày tỏ.
Chuyên gia du lịch Cheong đồng tình với điều này, đặc biệt với hướng đi của Singapore khi quảng bá hòn đảo còn có nhiều điều để khám phá hơn là một điểm quá cảnh.
“Đó nên là một chiến lược trọng điểm về lâu dài, chứ không chỉ nhằm phục hồi ngành du lịch. Để làm vậy, chúng tôi phải tiếp tục bán những giá trị trải nghiệm của Singapore”, ông Cheong nói.
Vì sao Ấn Độ khó thay thế được du khách Trung Quốc ở Đông Nam Á?
Nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, kỳ vọng du khách Ấn Độ sẽ "điền vào chỗ trống" mà du khách Trung Quốc để lại.
Nhưng sự thật liệu có xảy ra?
Singapore đón 1,4 triệu khách Ấn Độ vào năm 2019 tuy nhiên trong 1,5 triệu khách quốc tế đến đảo quốc này nửa đầu năm nay chỉ có 219.000 khách Ấn Độ. Khách Trung Quốc còn 17.000 lượt, rất nhỏ nhoi so với 3,6 triệu người từng đến Singapore năm 2019.
Khách Trung Quốc tham quan một ngôi đền ở Chiang Rai, Thái Lan, trước đại dịch
Không chỉ Singapore. Sự vắng mặt của du khách Trung Quốc được nhìn thấy một cách rõ rệt trong toàn khu vực Đông Nam Á. Thái Lan từ chỗ đón hơn 11 triệu khách Trung Quốc trước đại dịch giờ chỉ còn vài ngàn; Indonesia, từ 2 triệu xuống còn 20.000; Việt Nam từ 5 triệu trước dịch còn 25.000 trong 9 tháng năm nay.
Để lấp đầy khoảng trống, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đặt kỳ vọng vào sự gia tăng của du khách Ấn Độ và gia tăng hàng loạt chương trình quảng bá. Nhưng hãy nhìn vào Singapore, nơi đón số lượng khách Ấn vào hàng lớn nhất Đông Nam Á, sẽ thấy kỳ vọng này khó trở thành sự thật.
"Điều này xảy ra bất chấp những nỗ lực kéo khách du lịch Ấn Độ đến Singapore thông qua nhiều chiến dịch quảng bá và tiếp thị dài hơi của chúng tôi", GB Srithar, Giám đốc khu vực của Tổng cục Du lịch Singapore phụ trách Ấn Độ - Trung Đông - Nam Á và châu Phi, phát biểu.
Trong khi đó, Kevin Cheong, quản lý của Công ty tư vấn du lịch Syntegrate LLP, cho biết du khách Trung Quốc có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn khách Ấn Độ và sẵn sàng chi trả nhiều hơn trong kỳ nghỉ. "Nếu nhắm đến du khách Ấn Độ thì đối tượng khách hạng trung có thể không thấy Singapore hấp dẫn vì khả năng chi trả". Ví dụ, giá phòng khách sạn trung bình ở Singapore đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm, gần 200 USD cho mỗi đêm vào tối thứ 7. Còn các khách sạn 5 sao đã lên giá 344 USD.
Một vấn đề khác đối với khách Ấn, theo Kevin Cheong là kết nối vận chuyển. "Ở Ấn Độ, nếu tôi cách sân bay 100 km thì phải mất gần 1 ngày để di chuyển. Trong khi đối với Trung Quốc, họ có nhiều lựa chọn với đường cao tốc, đường sắt trên cao... và chỉ mất 45 phút hoặc 1 giờ là tới sân bay. Vì vậy, khả năng kết nối nội bộ và tiếp cận sân bay quốc tế ở Trung Quốc lớn hơn. Điều này gián tiếp hạn chế lượng khách Ấn Độ ở tầm trung đi du lịch nước ngoài."- Kevin Cheong nhận xét.
Du khách Ấn Độ ở Pattaya, Thái Lan
Các quốc gia ở Đông Nam Á đang nỗ lực thu hút du khách Ấn Độ để thay thế khách Trung Quốc nhưng có vẻ như điều này là bất khả thi.
"Lạm phát ở nhiều quốc gia hiện rất cao, suy thoái kinh tế đang hiện hữu và những khủng hoảng địa chính trị tiếp diễn đã ngăn nhiều du khách đặt chuyến đi cho kỳ nghỉ sắp tới. Vì lý do đó, tôi bi quan về triển vọng hồi phục du lịch như trước đại dịch cho đến cuối thập kỷ này", Christopher Khoo, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn du lịch quốc tế MasterConsult Services, nhận định.
Vị này cũng cho rằng, Singapore cũng như những quốc gia khác trong khu vực, đang chờ đợi du khách Trung Quốc. "Ngay khi Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế đi lại, tôi chắc chắn Singapore sẽ nhanh chóng đẩy mạnh quảng bá để thu hút du khách đến từ nước này", Khoo nói.
Khách Ấn Độ đến Việt Nam tăng vượt mức trước dịch 9 tháng đầu năm 2022, tổng số khách Ấn Độ đến Việt Nam đạt 61.300 lượt. Tốc độ phục hồi của thị trường Ấn Độ. Ảnh: TITC Riêng tháng 9 đạt 15.000 lượt, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường Ấn Độ tăng vượt mức trước đại dịch là nhờ một loạt hoạt động xúc tiến quảng bá, kết nối...