Khắc phục tật biếng ăn ở trẻ như thế nào?
Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần và thể chất.
Cha mẹ nên cho trẻ chủ động tự xúc ăn – SHUTTERSTOCK
Theo chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), trẻ được coi là biếng ăn khi có hơn 2 trong số 6 biểu hiện: không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn kéo dài hơn 30 phút/bữa; ăn ít hơn 1/2 khẩu phần ăn theo tuổi; ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt; từ chối không chịu ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc, nôn ọe khi thấy thức ăn; không tăng cân trong 3 tháng liền.
Thạc sĩ – điều dưỡng Lê Thị Kim Mai, công tác tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi T.Ư, lưu ý một số nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn như: Biếng ăn do bệnh lý (suy dinh dưỡng; nhiễm ký sinh trùng (giun, sán); sốt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…), trong trường hợp này cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Biếng ăn do tâm lý (nguyên nhân thường gặp, thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như: phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…). Cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây cho trẻ cảm giác chán ngán.
Hoặc cha mẹ chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn bã, lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng; cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2 – 3 tuổi; pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương, pha bột vào sữa… đều làm cho trẻ khó tiêu hóa; bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm làm cho trẻ không nuốt được dẫn đến chán ăn.
Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, cha mẹ cần tránh các sai lầm trên và nên đổi thức ăn cho trẻ hằng ngày, thay đổi cách chế biến và cho trẻ ăn món trẻ thích tạo sự ngon miệng.
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá mà cần cân đối các dạng thức ăn; chuẩn bị món ăn đẹp, hấp dẫn về màu sắc thực phẩm, trình bày, thìa, bát…
Video đang HOT
Cần lưu ý, bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút và cho ăn khi thấy trẻ đói. Khi trẻ từ chối ăn, không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác phù hợp.
Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn khi ăn và không cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.
Theo thanhnien.vn
Chúng ta tự tôn nhất ở độ tuổi nào?
Mỗi thế hệ dường như đều có trong tay một trận chiến để khẳng định sự tồn tại - cho dù đó là cơn thịnh nộ của tuổi thiếu niên, cơn "khủng hoảng một phần tư cuộc đời", nỗi hoảng sợ ngày sinh lần thứ 30, cuộc khủng hoảng tuổi trung niên hay "dịch bệnh cô đơn" vốn hay đi kèm với tuổi già. Thật khó để chỉ ra thời điểm mà lòng tự tôn của chúng ta bị giảm sút.
Mỗi thế hệ dường như đều có trong tay một trận chiến để khẳng định sự tồn tại - cho dù đó là cơn thịnh nộ của tuổi thiếu niên, cơn "khủng hoảng một phần tư cuộc đời", nỗi hoảng sợ ngày sinh lần thứ 30, cuộc khủng hoảng tuổi trung niên hay "dịch bệnh cô đơn" vốn hay đi kèm với tuổi già.
Phân tích tổng hợp này là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng mặc dù lòng tự tôn là một cuộc chiến mang tính cá nhân cao, nhưng nó có vẻ tuân theo một mô hình chung trong tất cả mọi người - một lý thuyết đã thu hút được nhiều sự chú ý trong vài thập kỷ qua.
Lòng tự tôn không phải là một đặc tính bất biến của cá nhân.
Nó biến động đáng kể ở tất cả mọi người, thay đổi hoặc ổn định bởi tất cả mọi thứ, từ các tương tác và mối quan hệ đến thành tựu và tổn thất, tăng cân, giảm cân, các vấn đề y tế - và v.v...
Cho đến những năm 1980, các nhà tâm lý học thường đồng ý rằng người trưởng thành thường không trải qua bất kỳ thay đổi đáng kể nào về lòng tự tôn.
Tuy nhiên, trong 40 năm qua, ý kiến này đã bị nghi ngờ.
Quan điểm được chấp nhận rộng rãi cho rằng, theo thời gian, cảm giác kiểm soát của chúng ta - cả về thể chất và tình cảm - được tăng cường theo thời gian, đạt đỉnh điểm ở khoảng 60 tuổi, sau đó bị suy yếu dần.
Các nhà tâm lý học nghiên cứu 5 nét tính cách chủ yếu đã tìm thấy điều tương tự: sự sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại, tận tâm, dễ thỏa hiệp mạnh lên theo thời gian, sau đó yếu đi, trong khi tâm lý bất ổn lại diễn biến theo chiều ngược lại.
Trong khi những điều này có vẻ liên quan rõ ràng đến sự tự tôn, nhưng những nghiên cứu để xác nhận vấn đề này còn rất thưa thớt.
Cụ thể: các nghiên cứu bắt đầu cho thấy một mô hình vòng cung về sự tự tôn, nhưng chưa nghiên cứu các quần thể đủ rộng để xác định một "đỉnh" chung.
Để vẽ ra mô hình của sự tự tôn, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ gần 200 bài nghiên cứu được xuất bản trước đó, bao gồm 165.000 người trong độ tuổi từ 4 đến 94.
Họ nhận thấy rằng trong khi chúng ta có thể cảm thấy những khoảnh khắc khủng hoảng trong tất cả các năm trước tuổi 60, nhưng sự tự tôn hiếm khi bị chìm dưới đáy khủng hoảng; nó thường vẫn luôn được tăng cường, cho dù có những năm nó chỉ ổn định hoặc tăng không nhiều.
Từ 4 đến 11 tuổi, có sự gia tăng đáng kể và ổn định.
Ở độ tuổi 20, chúng ta thấy sự tự tôn tăng rõ nét hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong đời khi chúng ta đạt được sự độc lập - một xu hướng bị gián đoạn đột ngột ở độ tuổi 30.
Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đưa chúng ta đến đỉnh cao: phải mất thêm ba thập kỷ tiến bộ chậm chạp để bản ngã của chúng ta dần dần thư giãn, và cảm giác về giá trị bản thân tích tụ sức mạnh cho đến khi đạt đến đỉnh cao ở tuổi 60.
Ở tuổi 60, hầu hết mọi người đều thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết, và vẫn như vậy cho tới tuổi 70, lúc đó sự tự tôn của chúng ta bắt đầu sút giảm nhẹ. Ở tuổi 90, sự tự tôn của chúng ta bị giảm sâu nhất.
"Đối với nhiều người lớn, tuổi trung niên là giai đoạn rất ổn định của cuộc đời, trong các lĩnh vực như mối quan hệ và công việc,' giáo sư tâm lý Ulrich Orth, người đồng tác giả của nghiên cứu, nói với TIME.
Hơn nữa, ở tuổi trung niên, hầu hết các cá nhân đầu tư nhiều hơn vào các vai trò xã hội mà họ nắm giữ, điều này có thể thúc đẩy sự tự tôn của họ.
"Ví dụ, mọi người đảm nhận vai trò quản lý tại nơi làm việc, duy trì mối quan hệ đáng hài lòng với vợ/chồng, và giúp con cái trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm và độc lập".
Cẩm Tú
Theo Dân trí
5 thói quen "nuôi lớn" tế bào ung thư: Nguy cơ mắc bệnh cao nếu bạn không chịu thay đổi Nhiều người mắc bệnh ung thư rồi ngẫm lại mới thấy bản thân mình từng có những thói quen sai lầm. Điều này đã được chuyên gia nhắc nhở, hãy tránh xa 5 thói quen "nuôi lớn" ung thư. Bệnh ung thư phát trển khiến chúng ta vô cùng lo sợ, nhưng bệnh ung thư xuất hiện không phải là hoàn toàn vô...