Khắc phục da bị lão hóa thế nào?
Da là cơ quan có diện tích lớn nhất của cơ thể (khoảng 1,6 m2 ở người lớn). Hai vai trò quan trọng của da là bảo vệ cơ thể, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và chống mất nước thái quá.
Lão hóa da là nỗi lo lắng lớn nhất với những ai quan tâm đến cái đẹp. Đó là quy luật phát triển tự nhiên, nhưng cũng có những biện pháp phòng ngừa để quá trình lão hóa ấy diễn ra chậm hơn.
Da có màu vàng sậm, nhiều nếp nhăn nhỏ, đồng thời những vùng da phơi bày ra ngoài ánh nắng như: mặt, vùng ngoài cánh tay, bàn tay sẽ có sự tăng giảm sắc tố. Đây báo hiệu tình trạng lão hóa sắp sửa tấn công vào làn da.
Lão hóa da là nỗi lo lắng lớn nhất với những ai quan tâm đến cái đẹp.
Nguyên nhân của lão hóa da là do ánh nắng mặt trời về cơ bản, lão hóa da hình thành từ 2 nhóm nguyên nhân:
Lão hóa da nội sinh: là hiện tượng da già đi theo thời gian. Càng lớn tuổi các sợi collagen sẽ mất dần, các sợi đàn hồi (elastin) thượng bì bị teo mỏng đi, quá trình sản sinh tế bào bị giảm xuống. Da trở nên mỏng, mất tính đàn hồi, chùng nhão và nếp nhăn sâu xuất hiện.Lão hóa da ngoại sinh: do tác động của những yếu tố bên ngoài như: ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường, hóa chất, khói thuốc…Dưới những tác nhân này, các sợi collagen và elastin bị thoái hóa, bề dày của da thay đổi, tế bào hắc tố ở thượng bì giảm, xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ.
Làn da có nguy cơ lão hóa bất cứ lúc nào nếu không được chăm sóc hợp lý. Ở một số người, đặc biệt những người không bảo vệ da khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng, làn da có thể bắt đầu lão hóa ngay từ năm 20 tuổi trở đi, nhưng những dấu hiệu này chưa bộc lộ rõ rệt và thường khó nhận biết.
Video đang HOT
Tình trạng lão hóa da thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi 30 – 35, do có liên quan đồng thời sự mất cân bằng của một số hormon, khiến khả năng tự phục hồi của cơ thể bị suy yếu, lượng tế bào mỡ dưới da cũng như các sợi đàn hồi giảm đi làm làn da trở nên mỏng, khô, các cơ dần dần bị nhão, chảy xệ. Những thay đổi khi da lão hóa ở từng độ tuổi
Những thay đổi trên da trong quá trình lão hóa rất đa dạng và ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những dấu hiệu lão hóa da đặc trưng.
Không chỉ là sự rối loạn sắc tố da điển hình như sự xuất hiện của những bướu lành trên da ( nốt ruồi son, đồi mồi, những đốm nâu, đen hay xám, sần sùi, bong vảy…), mà còn là những biểu hiện rõ ràng, cụ thể ở từng độ tuổi.
Ở độ tuổi 30: da giảm độ căng mịn, lỗ chân lông to ra và thậm chí xuất hiện vài nếp nhăn.
Ở độ tuổi 40: những nếp nhăn đã hình thành từ tuổi 30 sẽ hằn sâu hơn, lộ rõ và nhiều nếp nhăn trên trán. Dấu “chân chim” nơi khóe mắt cũng bắt đầu xuất hiện, da xỉn, ít sức sống.
Ở độ tuổi 50, 60: nếp nhăn sẽ chằng chịt nhiều hơn, da khô và thô ráp hơn.
Để có làn da đẹp, bạn cần có biện pháp bảo vệ da và cần thực hiện kiên trì, và thực hiện nhay từ khi còn trẻ.
Cách khắc phục và hạn chế tình trạng lão hóa da
Để có làn da đẹp, bạn cần có biện pháp bảo vệ da và cần thực hiện kiên trì, và thực hiện nhay từ khi còn trẻ. Đó là:
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.Thường xuyên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên khi ra đường vào ban ngàyĐội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, găng tay…Bổ sung dưỡng chất cho da bằng các loại kem chống lão hóaĂn uống hợp lý, bổ sung đạm đầy đủ, hạn chế chất béo động vật tăng cường thêm rau quả, trái cây tươi như cam, nho, chuối…Tránh thuốc lá, rượu. Không lạm dụng mỹ phẩm, giữ da sạch sẽ thoáng mát.Giữ tâm lý ổn định, vui tươi lạc quan, tránh stress, mất ngủ.Tập thể dục thể thao, massage da mặt và cơ thể, giúp tinh thần thoải mái để có làn da hồng hào và săn chắc.Ngoài ra, còn có một phương pháp can thiệp mang lại hiệu quả tức thời cho làn da như: căng da mặt, chích botox, đốt laser…
2 cách khắc phục tình trạng da khô ráp
Da khô nếu không khắc phục sẽ nhanh lão hóa hơn nhiều lần so với các loại da khác.
Da khô: Nguyên nhân nào gây nên?
Ảnh minh họa.
Da khô là loại da có tuyến bã nhờn hoạt động kém, giảm sút các loại dầu tự nhiên trên da, thiếu nước tích hợp trong lớp bề mặt và các lớp biểu bì. Xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, không chỉ mặt mà còn có cả các vùng da khác bao gồm cánh tay, bàn tay và chân,.... da khô thường có những biểu hiện như: Khi sờ vào có cảm giác thô ráp, sần sùi, kém mịn màng, dễ bong tróc, nứt nẻ, mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí căng rát khó chịu.
Nguyên nhân gây khô da phổ biến nhất là cơ địa bẩm sinh, song khá nhiều trường hợp tự phát là do các yếu tố: Thời tiết quá lạnh, gió mùa, thiếu độ ẩm, tuổi tác, ảnh hưởng của thuốc, bệnh tật, mất cân bằng nội tiết tố, thiếu vitamin trong cơ thể, rửa mặt bằng nước nóng, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, rửa mặt quá nhiều, lạm dụng tẩy tế bào chết...
Cách khắc phục da khô
Bổ sung độ ẩm với dầu dừa
Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm và làm mềm da, giúp lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào cho da căng mướt. Đó là nhờ các a xít béo bão hòa có trong dầu dừa, cùng các loại vitamin khác giúp dưỡng da khỏe đẹp hơn.
Bạn có thể sử dụng dầu dừa hằng ngày để thoa lên da, kể cả những vùng nhạy cảm như xung quanh mắt, miệng. Bạn không cần trộn dầu dừa với bất kỳ thứ gì khác, đồng thời độ dịu nhẹ của sản phẩm cũng cho phép bạn sử dụng hằng ngày.
Sử dụng bột yến mạch
Bột yến mạch là phương pháp dân gian phổ biến giúp làm dịu làn da bị kích ứng. Sản phẩm này có chứa rất nhiều chất chống ô xy hóa, đặc tính chống viêm làm dịu da kích ứng, hỗ trợ chống lão hóa hiệu quả.
Công thức thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần lấy 2 muỗng bột yến mạch, trộn cùng một ít sữa tươi không đường. Lưu ý cho sữa vào một cách từ từ đến khi thành hỗn hợp sền sệt, sánh mịn.
Rửa sạch mặt, thấm khô rồi thoa hỗn hợp lên da, thư giãn khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Đắp mặt nạ yến mạch và sữa tươi đều đặn 2 lần/ tuần sẽ giúp da trở nên mềm mịn, trắng sáng hơn.
6 thói quen sai lầm khiến 'mụn lại chồng mụn', da ngày càng sần sùi xuống cấp Làn da nổi mụn quanh năm vì những sai lầm rất nhiều người đang mắc phải. Da thừa dầu, thiếu nước Da nhiều dầu là nguyên nhân gây mụn đầu tiênnhất là mụn ẩn mà chị em không thể xem thường. Khi thiếu độ ẩm, da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn dẫn đến lỗ chân lông tắc nghẽn.Dùthuộc tuýp da nào thì...