Khắc phục chứng nhiệt miệng
Trong hầu hết các trường hợp vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào cả và chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày.
Ảnh minh họa
Tôi 46 tuổi rất hay bị nhiệt miệng, ăn uống rất khó khăn. Rất mong bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách khắc phục.
Mai Lan (Vũng Tàu)
Video đang HOT
Nguyên nhân gây ra bệnh loét miệng có thể do virus hay vi khuẩn có khả năng gây ra loét ở bề mặt lưỡi, lợi khi hệ thống miễn dịch thấp.
Thông thường những yếu tố như căng thẳng tinh thần, cơ thể trong tình trạng kiệt sức, khó chịu thời kỳ tiền kinh nguyệt ở phụ nữ, hay chế độ ăn kiêng không hợp lý thiếu sắt hoặc vitamin B12…có thể gây ra bệnh loét miệng.
Trong hầu hết các trường hợp vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào cả và chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày.
Nhưng nếu chị muốn nhanh chóng khỏi loét miệng có thể áp dụng một vài cách sau: mua thuốc giảm đau có chứa acid và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ; súc miệng ít nhất 4 lần/ ngày với 4 thìa nước trộn với một thìa muối và một thìa soda.
Chỉ nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút; phương pháp túi chè: pha túi chè đen vắt ráo, thấm trực tiếp vào chỗ loét 3-4 lần/ngày, acid amin có trong chè đen sẽ làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra chị cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống khi viêm loét miệng như: tránh ăn các loại thực phẩm có chứa acid có vị chát hay tẩm nhiều gia vị.
Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành. Nếu sau 1-2 tuần không thấy dấu hiệu khả quan chị nên tới bác sĩ để được khám tìm ra căn nguyên của bệnh.
Nhiệt miệng liên tục, vì sao?
Tôi có những đợt bị nhiệt miệng liên tục mà không biết nguyên nhân tại sao? Xin hỏi có cách nào ngăn ngừa được nhiệt miệng không?
Lê Thị Thu (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic...
Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormon trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực, stress...
Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa nhiệt miệng, biện pháp hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó kể đến một số biện pháp sau:
Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp để tránh làm việc quá sức; Tập thể dục đều đặn nhằm cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối; Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe; Giảm căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có nhiệt miệng.
Tăng nguy cơ gãy xương ở những người ăn chay trường Kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Medicine chỉ ra rằng, những người ăn chay trường có nguy cơ gãy xương cao hơn. Nguyên nhân là do bị thiếu canxi, protein và vitamin B12... trong chế độ ăn uống. Các nhà khoa học trường đại học Oxford và Bristol, đã phân tích thông tin của 54 898...