Khắc phục chứng đau thắt lưng
Đau thắt lưng là một chứng bệnh của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đau thắt lưng gặp chủ yếu ở người trưởng thành và gây không ít phiền toái cho người bệnh cả trong cuộc sống, cả về sức khỏe.
Phải xác định được căn nguyên
Mọi người đều có thể mắc triệu chứng đau thắt lưng ngay cả khi tuổi còn rất trẻ. Đau thắt lưng do tác động cơ học là loại gặp chủ yếu ở lứa tuổi đã trưởng thành và người cao niên như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống (cột sống thắt lưng, cùng cụt) hoặc do sỏi tiết niệu ( sỏi thận, niệu quản, bàng quang).
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm bởi do trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên toàn bộ cột sống, trong đó cột sống thắt lưng chịu áp lực nhiều nhất (đứng hoặc ngồi làm việc nhiều giờ không vận động, không thay đổi tư thế như công việc văn phòng, lái xe, lái tàu đường dài…). Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa thì triệu chứng đau thắt lưng được thể hiện khá sớm và rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám.
Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống thắt lưng thì mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê vật nặng không cân xứng làm thoát vị đĩa đệm (lồi đĩa đệm) cũng là một trong các nguyên nhân gây đau thắt lưng nhiều nhất. Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng rất dữ dội, phải nằm bất động, không dám cựa quậy, đôi khi là phải cấp cứu. Đau thắt lưng có thể do viêm dây chằng, đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu.
Mọi người đều có thể mắc triệu chứng đau thắt lưng ngay cả khi tuổi còn rất trẻ (Ảnh minh họa)
Nhiều trường hợp đau thắt lưng do viêm nhiễm ở một cơ quan lân cận khác trong cơ thể như viêm phần phụ (nữ giới), viêm dạ dày – tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn) hoặc sỏi đường tiết niệu. Các nguyên nhân này thường gây đau thắt lưng một cách âm ỉ (trong trường hợp sỏi niệu quản đôi khi gây đau dữ dội, được gọi là cơn đau quặn thận) và cùng lúc với các triệu chứng của bệnh chính (đau dạ dày, sỏi tiết niệu, viêm phần phụ ở nữ giới).
Chữa trị dựa trên triệu chứng
Đau thắt lưng chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về lý do xuất hiện đau thắt lưng (sau lao động nặng, ngồi ôtô hoặc xe máy bị sóc nhiều, bưng bê vật nặng sai tư thế…) và mối liên quan đến các triệu chứng khác (đầy hơi, trướng bụng, ợ hơi, chua, tiểu khó, tiểu đục, có máu…). Thông thường, cần chụp Xquang cột sống thắt lưng để xem có bị thoái hóa, viêm, tổn thương lao hay có bị chèn ép gì hay không, đồng thời có thể biết được có bị sỏi hay viêm đường tiết niệu (kèm thêm có siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu). Nếu thấy cần thiết (nghi thoát vị đĩa đệm) thì cần chụp cộng hưởng từ (MRI). Nếu có thêm các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua thì nên kiểm tra dạ dày (nội soi hay chụp dạ dày có thuốc cản quang). Ở phụ nữ, nếu nghi ngờ có bệnh về phụ khoa thì cần kết hợp khám phụ khoa, siêu âm phần phụ để có hướng điều trị toàn diện hơn.
Video đang HOT
Khi bị đau thắt lưng nên làm gì?
Khi biết rõ nguyên nhân gây đau thắt lưng thì bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể trong điều trị. Tất nhiên có nhiều căn nguyên gây đau thắt lưng, sau khi phát hiện được sẽ có phương pháp điều trị thích hợp và giải quyết được nguyên nhân thì triệu chứng đau lưng cũng biến mất (sỏi đường tiết niệu có thể dùng các kỹ thuật thích hợp để tán sỏi hay mổ lấy sỏi, khi hết sỏi thì hết đau thắt lưng). Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên gây đau thắt lưng nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó không phải đơn giản trong ngày một, ngày hai hay trong vài ba tuần (thoái hóa cột sống, lồi đĩa đệm, lao cột sống…). Vì vậy, người bệnh cần kiên trì chữa trị, không nên quá nôn nóng hoặc tự mua nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị. Nhiều nhà chuyên môn khuyên rằng khi biết rõ nguyên nhân gây đau thắt lưng thì cần tìm mọi cách để giải quyết nguyên nhân và sau khi đã điều trị khỏi thì không nên để tái phát nguyên nhân đó, bởi vì nếu để tái phát thì đau thắt lưng còn tăng hơn nhiều lần so với đau lần trước đó.
Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị thì các việc làm khác để hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức mình và bệnh của mình. Đối với thoát vị đĩa đệm thì không thể tập thể dục như các bệnh nhân khác được mà cần phải tuân theo lời dặn, tư vấn của bác sĩ điều trị (đi bộ trên nền phẳng, không đi xe đạp, xe máy, ôtô những nơi gây xóc nhiều, mấp mô, nhiều ổ gà). Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho người thoái hóa cột sống thắt lưng cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và theo dõi sức khỏe cho mình.
Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây đau thắt lưng không phải tùy tiện mà cần tuân thủ y lệnh một cách tuyệt đối của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc cùng một lúc dùng đồng thời cả thuốc tây y và thuốc đông y. Trong điều kiện cho phép, có thể điều trị đông, tây y kết hợp (uống thuốc tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc lý liệu pháp). Người bệnh cũng đừng quên đi khám bệnh định kỳ để được theo dõi bệnh một cách liên tục đề phòng bệnh tái phát. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Sức khỏe và đời sống
Gợi ý cách chữa chứng táo bón bằng thực phẩm
Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt chưa hợp lý, do đó, bạn có thể chữa chứng bệnh này bằng thực phẩm.
Sau đây là một số thực phẩm có thể giúp giải quyết chứng táo bón mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày:
Sữa chua
Các loại sữa chua đều có thể phòng ngừa, giúp bạn dễ tiêu hơn khi mắc chứng táo bón. Lợi khuẩn probiotics và lactobacillus sinh ra trong quá trình lên men sữa có công dụng điều hoà các vi khuẩn đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng cho chức năng ruột. Nhờ đó, không chỉ giúp ngăn ngừa chứng táo bón, mà còn phòng ngừa bệnh tiêu chảy.
Các loại hạt khô
Hàm lượng chất xơ tốt trong các loại hạt khô không ít hơn trong các loại rau quả. Trong các loại hạt khô chứa nhiều vitamin B, E, protein, axit linoleic mang lại tác dụng nhuận tràng thông tiện, trị chứng táo bón rất hiệu quả.
Nước
Nước là thành phần không thể thiếu để trị chứng táo bón. Nước hỗ trợ nhu động ruột giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Do vậy, việc bạn uống không đủ nước có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chứng táo bón. Hãy uống từ 10 đến 12 cốc nước mỗi ngày để giúp đẩy lùi chứng bệnh khó chịu này.
Táo
Táo là thực phẩm tính ôn, người có thể chất hàn hay nhiệt đều có thể sử dụng. Trong táo chứa nhiều pectin giúp dung hoà các khuẩn thông thường trong đường ruột, điều hoà chức năng dạ dày, ngăn ngừa táo bón.
Măng tây
Măng tây chứa lượng đường và chất béo thấp, chất xơ cao, là tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, với hàm lượng nước và chất xơ tốt phong phú, măng tây rất có công hiệu trong việc điều trị chứng táo bón.
Cà chua
Giá trị dinh dưỡng phong phú của cà chua từ lâu đã được biết đến. Mùa hè ăn nhiều cà chua còn có tác dụng ngăn ngừa tia tử ngoại. Trong cà chua chứa các thành phần như các loại vitamin, lycopene, axit citric, axit malic, pectin... đều là những chất có lợi cho sự hoạt động bình thường của dạ dày và ruột.
Mật ong
Theo Đông y, mật ong có công dụng thông tiện, giải suy nhiệt, trị chứng bệnh về tim, trung hoà các loại thuốc, điều hoà sắc mặt. Trong mật ong chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và các loại enzyme phong phú. Các loại enzyme sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá, hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn 1 thìa mật ong trước khi ngủ để đẩy lùi chứng táo bón.
Chanh
Mỗi sáng thức dậy, bạn nên uống một cốc nước chanh ấm pha chút muối bởi thức uống này sẽ hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời muối sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần cho một thìa cà phê nước cốt chanh vào ly nước ấm và bỏ thêm vài hạt muối, sau đó uống ngay khi vừa ngủ dậy để giúp ngăn ngừa chứng hiệu quả.
Đời Sống Pháp Luật
9 thực phẩm kỵ ăn chung với mật ong Mật ong rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại nếu dùng sai cách. Mật ong ngọt thơm, vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm. Ảnh: zastavki. Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, nó có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực...