Khác biệt lối sống Á – Âu ở phòng chờ sân bay
Trong phòng chờ máy bay, hành khách Châu Á thì chúi mũi vào chiếc smartphone, iPad, còn người Châu Âu trò chuyện với nhau, qua ống kính của nhiếp ảnh gia Yuen Sin tại sân bay Bangkok, Thái Lan.
Yuen Sin đăng bộ ảnh này trên báo Zhejiang Daily. Trong các bức ảnh, người Châu Á có xu hướng say sưa trên các thiết bị điện tử kể cả trẻ con; trong khi người phương Tây lại tìm về những trang sách truyền thống.
Những người phương Tây nhẩn nha trò chuyện trong khi giới trẻ Á lại rất bận rộn với những chiếc smartphone.
“Ở hai đầu thế giới” là bình luận của nhiều độc giả về bức ảnh này. Sau 2 ngày đăng tải, những bức ảnh được chia sẻ nhanh chóng vì nó lột tả chính xác sự phụ thuộc của con người vào những thiết bị điện tử thông minh ngày nay.
Người đàn ông phương Tây đeo tai nghe để át bớt những tiếng ồn tại sân bay và chăm chú vào những trang sách. Những bức ảnh đăng tải đã thu hút sự tranh luận của cộng đồng mạng, nhiều ý kiến cho rằng những tấm ảnh phản ánh một phần sự khác biệt về văn hóa đọc giữa người phương Đông và phương Tây.
Video đang HOT
Người phụ nữ này tranh thủ đọc sách dù chỗ ngồi không được thoải mái cho lắm. Người châu Âu có xu hướng muốn bổ sung thêm kiến thức bằng cách đọc sách mọi lúc, mọi nơi trong những thời gian chờ tàu xe, trong khi đa số chúng ta tìm cách “giết thời gian” bằng cách chơi game.
Theo tác giả bộ ảnh, giới trẻ Châu Á tại sân bay chăm chú trên các thiết bị cầm tay để chat với bạn bè, đọc báo, chơi điện tử, lướt mạng xã hội. Rất hiếm hoi người ta bắt chuyện với nhau cho dù quen thân vì mỗi người chìm vào thế giới riêng trên chiếc smartphone.
Sự thảnh thơi của các du khách phương Tây đối lập hẳn với vẻ tập trung cao độ, nhíu mày của những thanh niên Châu Á.
Người dân các nước tiên tiến tranh thủ giờ phút chờ đợi làm chậm lại nhịp sống bằng việc ghi chép, đọc sách trò chuyện. Trong khi ở các quốc gia mới nổi phương Đông, nhịp sống hối hả, con người chăm chú trên thiết bị cầm tay, không muốn bỏ lỡ một sự kiện gì trên thế giới mạng.
Thực tế trên không là trường hợp cá biệt ở sân bay Bangkok mà phổ biến tại đô thị các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Khánh Ly
Theo Zhejiang Daily
Khánh thành cầu treo tại nơi cô trò phải chui túi ni lông
Được biết, đây là một trong 186 cầu treo trên cả nước vừa được Chính phủ phê duyệt cần phải thực hiện.
Có cầu mới, cô trò ở Sam Lang không phải chui tú ni-lông qua suối
Sáng 5/5, tại Bản Sam Lang (xã Nà Hình, huyện Nậm Pồ, Điện Biên), Bộ GTVT khánh thành cây cầu treo Sam Lang - nơi vài tháng trước các cô giáo cắm bản và học sinh phải qua suối bằng cách chui túi ni-lông.
Được biết, đây là một trong 186 cầu treo trên cả nước vừa được Chính phủ phê duyệt cần phải thực hiện.
Ngay khi xem clip của các cô giáo quay, Bộ GTVT huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng cây cầu treo mới trong thời gian ngắn kỷ lục 20 ngày với điều kiện đi lại khó khăn và hiểm trở.
Chúng tôi giới thiệu chùm ảnh người dân địa phương chào đón cây cầu mới bắc qua suối.
Đích thân Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ kiểm tra bằng cảm quan từng óc-neo, tăng đơ cầu
Cầu mới được đặt tên Sam Lang
Thầy trò nô nức qua cầu mới
Toàn cảnh cầu mới, cầu cũ vượt suối Nậm Pồ
Theo Xahoi
"Cánh mày râu" nghĩ gì về những người mẹ/cha đơn thân? Gia đình đơn thân ngày càng phổ biến trong xã hội. Chúng tôi đã có dịp phỏng vấn 5 người đàn ông đến từ các ngành nghề và tuổi tác khác nhau, lắng nghe những chia sẻ của họ về vấn đề này. Ảnh minh họa 1. Anh Đỗ Hoa Cương, 34 tuổi, giảng viên, An Dương (Hải Phòng) Xã hội ngày càng...