Khác biệt gu ôtô giữa người Việt và Thái Lan
Những ôtô trong 2020 được người Việt ưa chuộng nhất như Toyota Vios, Ford Ranger, Mazda CX-5, Hyundai Santa Fe không thuộc top đầu bán chạy ở Thái.
Thái Lan là quốc gia xuất khẩu nhiều ôtô nhất sang Việt Nam trong 2020, với 52.674 xe, trị giá hơn 1 tỷ USD. Cùng thuộc Đông Nam Á nhưng thị hiếu tiêu dùng của người dân hai nước có nhiều khác biệt. Người Thái chuộng xe bán tải, trong khi nhu cầu của người Việt dành phần lớn cho dòng sedan cỡ B giá phổ thông.
Dưới đây là cục diện từng phân khúc và sự khác biệt mua ôtô của người dân hai nước. Số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), TC Motor, Headlight Magazine .
Hatchback hạng A & B
Năm 2020, phân khúc hatchback cỡ A tại Việt Nam tiêu thụ 47.637 xe, nhiều thứ hai chỉ sau sedan hạng B. Nhưng ở Thái Lan, khách hàng không mấy mặn mà với dòng sản phẩm này. Bán chạy nhất là mẫu Suzuki Celerio, 4.315 xe (Việt Nam chỉ đạt 201 xe). Tại Thái Lan, i10, Morning không được phân phối.
Yaris nhập khẩu Thái Lan về Việt Nam. Ảnh: Toyota
Với dòng hatchback cỡ B, người dân 2 nước đều chuộng Toyota Yaris. Mẫu xe của Toyota bán 26.240 xe ở nước láng giềng, trong khi Việt Nam chỉ 1.569 xe. Suzuki Swift bán chạy thứ ba ở Thái với hơn 10.000 xe nhưng về Việt Nam dạng nhập khẩu thì ế khách, con số chưa đến 700 xe.
Sedan hạng B
“Người bình thường” luôn đứng hạng Nhất, Toyota Vios tạo ra cuộc chiến của riêng mẫu xe này và phần còn lại. Thống trị trong nhiều năm liên tiếp, mẫu xe của Toyota chưa có dấu hiệu suy yếu bởi dù trong một năm 2020 phủ bóng bởi đại dịch Covid-19, Vios vẫn tăng trưởng dương, đạt hơn 30.200 xe tiêu thụ.
Honda City lăn bánh tại Hà Nội. Ảnh: Lương Dũng
Honda City chỉ xếp thứ tư trong số các mẫu xe bán chạy, đạt gần 5.600 xe, tức thấp hơn 5 lần Vios. Nhưng ở Thái Lan, City bán 35.807 xe, dẫn dầu phân khúc. Toyota có hai sản phẩm ở phân khúc này là Yaris Ativ và Vios. Kiểu dáng khá tương đồng nhưng Vios được định vị cao hơn với động cơ 1,5 lít, sức mạnh lớn hơn, trang bị nhiều hơn và giá cao hơn Yaris Ativ với động cơ 1,2 lít. Ở Thái, Yaris ATIV bán chạy thứ hai với hơn 20.300 xe tiêu thụ.
Video đang HOT
Người Thái xếp Toyota Corolla Cross cùng phân khúc với những Honda HR-V, MG ZS, Nissan Kick, Mazda CX-30 và cả Toyota C-HR dù kích thước nhỉnh hơn và tiệm cận CUV cỡ C. Sản phẩm mới của Toyota mở bán tại nước này từ tháng 7/2020 và chiếm luôn ngôi vương phân khúc với hơn 3.000 xe tiêu thụ khi hết năm.
Corolla Cross trong sự kiện lái thử cho giới truyền thông ở Thái Lan. Ảnh: Motortrivia
Corolla Cross tại Việt Nam cũng nhận được sự đón nhận tích cực khi nhiều lần lọt top bán chạy hàng đầu từ khi giao xe từ nửa cuối tháng 8/2020. Dẫu vậy, mẫu xe này chưa thể lật đổ được ngôi vương của Hyundai Kona (bán 7.863 xe) khi kết thúc năm với 5.916 xe, xếp thứ ba sau á quân Kia Seltos 6.065 xe.
Sedan hạng C
Civic lăn bánh tại Hà Nội. Ảnh: Đức Huy
18.249 xe bán ra giúp Honda Civic tiếp tục dẫn dầu phân khúc sedan hạng C ở Thái. Dẫu vậy ở Việt Nam, mẫu sedan hạng C của Honda tiêu thụ chưa đến 2.500 xe. Dẫn đầu là hai mẫu xe được phân phối bởi Trường Hải, Kia Cerato 12.033 xe và Mazda3 8.704 xe.
CUV hạng C
MG HS trong bài đánh giá của Bangkok Post .
Ở xứ chùa vàng, MG HS, mẫu xe thương hiệu Anh thuộc sở hữu của tập đoàn SAIC (Trung Quốc) vượt các sản phẩm Nhật dẫn đầu phân khúc với hơn 6.000 xe tiêu thụ. Trong khi tại Việt Nam, HS vẫn là cái tên mới mẻ so với Mazda CX-5, mẫu xe bán chạy nhất phân khúc 2020 với 11.425 xe hay Honda CR-V 11.365 xe. Hyundai Tucson không được phân khối tại Thái Lan.
SUV, CUV hạng D
Phiên bản Legender của Fortuner tại Việt Nam. Ảnh: Toyota
Toyota Fortuner thất thế tại Việt Nam do sự vươn lên của Hyundai Santa Fe nhưng ở Thái Lan, mẫu xe Nhật vẫn áp đảo phần còn lại khi bán hơn 19.700 xe. Những mẫu xe xếp sau lần lượt là Mitsubishi Pajero Sport 9.342 xe và Isuzu mu-X 8.139 xe.
Xe bán tải
Isuzu D-Max thế hệ mới lăn bánh tại Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post
Đây là phân khúc bán chạy nhất ở Thái Lan và ghi nhận sự thống trị của Isuzu D-Max 160.328 xe. Trái ngược khi tại Việt Nam, mẫu xe của Isuzu chỉ bán chưa đến 200 xe. Ford Ranger dẫn đầu ưu tiên lựa chọn của người Việt khi tiêu thụ 13.291 xe. Còn ở Thái, Ranger (24.508 xe) thậm chí xếp thứ tư sau Toyota Hilux 129.893 xe, Mitsubishi Triton 25.704 xe.
Nhận xe hơn 1 tháng, khách hàng vẫn choáng ngợp với công nghệ trên Corolla Cross
Những công nghệ an toàn chủ động, các tính năng thông minh trên Toyota Corolla Cross "ghi điểm" với nhiều chủ xe, tạo sự yên tâm và tiện nghi cho khách hàng trong suốt quá trình vận hành.
"Có bác nào như em không, nhận xe hơn một tháng, đã lái được 3.000 km mà vẫn còn một số tính năng chưa khám phá hết", anh Lê Đức Hoàng, chủ nhân chiếc Corolla Cross bản 1.8V chia sẻ trong một nhóm Facebook. Anh nói mình mới biết xe sẽ tự động giảm âm lượng khi đi chậm hoặc dừng chờ đèn đỏ và điều chỉnh tăng lên khi chạy ở tốc độ cao.
Theo anh Hoàng, đây là một tính năng nhỏ nhưng thể hiện sự chỉn chu và nhân văn của Toyota cho mẫu Corolla Cross. "Khi đi chậm thường là lúc lái xe cần chú ý quan sát nên việc nhạc tự mở nhỏ lại giúp tăng độ tập trung và dễ nhận biết xung quanh. Trong khi chạy ở tốc độ cao, nhạc tự mở lớn hơn một chút để "bù" cho độ ồn của môi trường", anh cho biết.
Dưới phần bình luận, không ít chủ nhân xe Corolla Cross đồng tình rằng sự tiện ghi và công nghệ là điểm hấp dẫn trên mẫu SUV của Toyota. "Vợ em hơi "đoảng", ngày trước đi xe hay được các anh CSGT nhắc nhở vì lỗi quên bật đèn khi trời tối. Giờ em đổi cho bà xã chiếc Corolla Cross và mở chế độ đèn tự động, khỏi lo quên đèn mà xe còn tự động điều chỉnh chiếu xa, chiếu gần nên an toàn cho mình và cả người khác", một chủ xe nhận xét.
Để đảm bảo giá bán hợp lý, các mẫu ô tô phổ thông về Việt Nam thường bị cắt bớt "options" nhưng Corolla Cross được xem là trường hợp ngoại lệ. Các tính năng trên mẫu xe này được giữ nguyên như thị trường quốc tế, trong đó gói an toàn Toyota Safety Sense (TSS) có trên phiên bản 1.8V và 1.8 HV được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua xe của khách Việt.
Công nghệ phù hợp dùng tại Việt Nam
Trang bị nhiều tính năng nhưng việc dùng được và dùng tốt trong điều kiện giao thông tại Việt Nam lại là câu chuyện khác. Theo trải nghiệm của các chủ xe Corolla Cross, gói TSS có thể hoạt động tốt dù đi trong phố hay vận hành trên cao tốc.
Đơn cử như hệ thống cảnh báo tiền va chạm hoạt động trong dải tốc độ 10-180 km/h nên chủ xe có thể tránh được tình huống "hôn mông" xe phía trước. Nếu khoảng cách với vật cản quá gần mà tài xế không giảm ga, đạp phanh thì xe sẽ tự động đưa ra cảnh báo và can thiệp vào chân phanh để giảm thiểu va chạm. Người dùng có thể thiết lập 3 mức khoảng cách xa/gần khác nhau nên ngay cả đi trong phố đông đúc ở Việt Nam cũng hiệu quả.
Tính năng khác được đánh giá cao trên Corolla Cross là kiểm soát hành trình chủ động, tức xe sẽ giữ ga theo thiết lập của người dùng và tự động điều chỉnh tăng hoặc giảm ga theo xe phía trước (nhưng không vượt quá tốc độ đã cài đặt). Dải hoạt động của công nghệ này là vận tốc từ 0-178 km/h, tức là có thể dùng trong mọi điều kiện lưu thông tại Việt Nam, dù đi trên cao tốc hay ngay cả trong phố.
"Chiếc xe trước của tôi cũng có công nghệ tương tự, nhưng Corolla Cross hoạt động thông minh hơn hẳn. Cách mà chiếc xe Toyota can thiệp vào chân ga, chân phanh tự nhiên như một "tài già" mà không hề bị phanh gấp, ga thốc nên tôi rất hay dùng, dù rằng bà xã rất dễ say xe nếu đi kiểu "giật cục" ", anh Hoàng tâm đắc với tính năng này.
Hệ thống cảnh báo chệch làn đường và hỗ trợ giữ làn trên mẫu SUV của Toyota hoạt động ngay cả khi vạch kẻ đường mờ hay một số đoạn ngắn bị mất vạch - điều mà khó tránh khi tham gia giao thông tại Việt Nam. Khi kích hoạt, tính năng này sẽ can thiệp theo cấp độ tăng dần, đầu tiên là phát ra âm thanh, sau đó rung vô lăng và tiếp theo là hỗ trợ đánh lái khi phát hiện xe đi chệch làn để đưa xe về đúng hướng.
"Vô-lăng trên Corolla Cross điều chỉnh một cách nhẹ nhàng chứ không theo kiểu "gắt" giành lái của tài xế khi phát hiện chệch làn. Điều này mang lại sự dễ chịu và thoải mái, đồng thời xe cũng cảnh báo khi tài xế lơ là buông tay khỏi vô-lăng để nhắc nhở rằng TSS là công nghệ hỗ trợ và không vì thế mà phó thác tất cả cho chiếc xe", chủ nhân chiếc Corolla Cross hào hứng chia sẻ.
Camera 360 độ, hệ thống cảnh báo điểm mù trên gương, cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau hay theo dõi áp suất lốp là trang bị mặc định trên Corolla Cross 1.8V và 1.8HV càng khiến mẫu xe này vượt trội về công nghệ so với các đối thủ cùng phân khúc.
Hơn cả việc trang bị nhiều tính năng và công nghệ an toàn, những gì được Toyota mang lên Corolla Cross đều thiết thực và hữu dụng với người dùng tại Việt Nam. Điều này cũng phản ánh triết lý của hãng xe Nhật Bản khi tập trung vào giá trị cốt lõi. Corolla Cross là mẫu xe khởi đầu cho gói an toàn TSS và hứa hẹn sẽ được trang bị trên nhiều xe của Toyota tại Việt Nam trong tương lai.
Hết giảm phí trước bạ, xe nhập khẩu Toyota tăng trưởng mạnh So với cùng kỳ năm trước, tháng 1/2021, lượng ô tô Toyota nhập khẩu bán ra tại Việt Nam tăng trưởng tới 87%. Toyota Corolla Cross đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng doanh số ô tô nhập khẩu của TMV Toyota Việt Nam (TMV) đã công bố doanh số bán hàng tháng 1/2021. Tuy có sự sụt giảm mạnh so với...