Khả năng trời phú cho loài chó mà con người không thể có được
Giống như có sẵn trong người một chiếc la bàn kết nối với từ trường Trái Đất mỗi khi cần, chó có thể tìm đường đi mà không cần hướng dẫn, phát hiện ra mục tiêu không khó khăn gì.
Chó là người bạn thân thiết nhất của con người, nhưng cho dù ai đó tưởng rằng những người bạn bốn chân này phụ thuộc rất nhiều vào chúng ta, thì thực tế chúng sở hữu một số năng lực mà con người chỉ có thể nằm mơ mới có.
Khứu giác của chúng nhạy hơn nhiều, thị giác của chúng có thể phát hiện ra một chuyển động nhỏ nhất, và đặc biệt nghiên cứu mới đây cho biết khi cần thiết chúng sẽ hòa nhịp với từ trường Trái Đất theo cách đặc biệt để có thể tìm ra những đường tắt ngắn nhất khi du hành đường dài.
Dường như chó có khả năng định vị để hướng về mục tiêu bằng cách hình dung ra những đường đi mới hiệu quả hơn những con đường nó đã biết. Khả năng cảm nhận phương hướng và địa điểm của chó dựa vào một chiếc la bàn có sẵn trong cơ thể chúng mà đến nay vẫn chưa được khoa học khám phá.
Nhóm nghiên cứu đã đưa các chú chó tham gia vào các chuyến đi trong rừng và theo dõi chúng bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Thông qua việc ghi lại các hành vi của chúng trong quá trình tự di chuyển, các nhà nghiên cứu đã tập hợp được 3 loại hành vi khám phá của chúng.
Những con chó quay trở về điểm xuất phát bằng đúng đường đi cũ được đưa vào nhóm “hành vi lối mòn”. Đây cũng là thói quen con người thường làm để có thể quay về một địa điểm mà không bị lạc.
Một hành vi khác mà các nhà nghiên cứu gọi là “hành vi trinh sát”, cho thấy chó có thể đi qua một khu rừng lạ chưa từng đến mà vẫn có thể quay về điểm xuất phát bằng con đường chúng tự vạch ra. Ngoài ra, họ còn nhận thấy những trường hợp chó kết hợp cả hai cách đi nói trên, tức là nhóm thứ ba gồm những con chó có tìm lại đường cũ nhưng sau đó tự tìm ra đường mới hiệu quả hơn để về đích.
Để thực hiện thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã thuê 27 con chó săn và cho chúng đi tổng cộng 600 lượt trong rừng để xác định được khả năng tự tìm đường tốt nhất của chó. Họ cho biết khi tìm đường trở về nhà của chủ, một là chó đi theo đường cũ (hành vi lối mòn) hai là đi theo một con đường hoàn toàn mới (hành vi trinh sát).
Việc tìm đường về nhà trong khi trinh sát thường bắt đầu bằng một quãng đường ngắn khoảng 20 mét dọc theo trục địa từ Bắc – Nam, bất kể nhà của người chủ nằm ở hướng nào.
Chạy theo cách “la bàn chỉ dẫn” như vậy đã làm tăng đáng kể hiệu quả việc tìm đường về nhà. Cách đi như vậy có tác dụng làm cho bản đồ tư duy khớp với la bàn từ tính và thiết lập hướng đi cho động vật.
Một số loài giun được lập trình tự hủy diệt di truyền
Một số loài giun có xu hướng di truyền tình trạng chết sớm trước khi đến tuổi già, để giảm nhu cầu thức ăn nhằm mang lại lợi ích cho quần thể - nghiên cứu mới của Đại học College London (UCL) cho hay.
Mô hình nghiên cứu này được công bố trên Aging Cell, đã cung cấp bằng chứng đầu tiên về cái chết có tính thích nghi được lập trình từ trước ở một loài động vật đã tiến hóa vì lợi ích của cộng đồng.
Trưởng nhóm tác giả - Giáo sư David Gems (UCL) cho rằng: Theo thuyết tiến hóa, cái chết vị tha nhằm nhường lại thức ăn cho đồng loại thường không thể phát triển. Bởi vì những cá thể khác nếu sống lâu hơn sẽ tiêu thụ tài nguyên do những cá thể chết sớm để lại và sẽ có sự sống vượt trội hơn, đây gọi là "bi kịch của nguồn lực chung".
"Tuy nhiên, gần đây người ta phát hiện ra rằng loài giun tròn C. Elegans sống tự nhiên theo đàn gồm những con giun giống hệt nhau, điều này sẽ ngăn chặn chúng không bị những con giun có các gen khác sống lâu hơn thôn tính".
Theo giải thích của nhóm nghiên cứu, lúc đầu những người theo thuyết tiến hóa đã tin rằng sự lão hóa đã được tiến hóa để giảm dân số nhằm tăng khả năng cung cấp thức ăn cho những con trẻ hơn, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh điều này không đúng đối với hầu hết các loài, bởi những cá thể "không vị tha" sống lâu hơn sẽ được lựa chọn bởi chọn lọc tự nhiên.
Tuy nhiên, có một số sinh vật nhất định dường như sở hữu "hệ lập trình" tự hủy diệt, ngăn không cho chúng sống quá một độ tuổi nhất định. Ví dụ như đối với giun tròn nhỏ C. Elegans, sự đột biến ở một số gen đặc biệt - có lẽ là "tắt" hệ thống lập trình rút ngắn tuổi thọ - có thể làm tăng tuổi thọ của chúng một cách ồ ạt.
Trong nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học tại UCL đã điều tra các chi tiết cụ thể về vòng đời của loài giun tròn C. Elegans để hiểu tại sao cái chết được lập trình có thể hình thành trên loài này, bằng cách đưa lên các mô hình máy tính về quần thể C. Elegans sống trong điều kiện thiếu thức ăn. Họ đã kiểm tra liệu tuổi thọ ngắn hơn có làm tăng khả năng sinh sản của các quần thể hay không.
Họ phát hiện ra rằng, tuổi thọ ngắn hơn cũng như nhịp sinh sản ngắn hơn và giảm tỷ lệ cho ăn đối với cá thể trưởng thành sẽ làm tăng khả năng sinh sản của quần thể.
Tác giả đứng đầu nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Evgeniy Galimow (UCL) cho rằng: "Trong nhiều năm qua, cái chết được lập trình của tế bào được biết đến là mang lại nhiều lợi ích cho các sinh vật sống, nhưng đến bây giờ chúng ta mới có thể nhận ra rằng cái chết được lập trình của sinh vật cũng có thể mang lại lợi ích cho các quần thể động vật".
Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các nghiên cứu về sinh học của sự lão hóa, phần lớn nghiên cứu được thực hiện ở loài giun tròn C. Elegands. Những loài khác có hệ gen tương tự với gen của loài giun bị rút ngắn tuổi thọ có thể xuất hiện các loại bệnh ở giai đoạn cuối đời, vì thế việc nghiên cứu sâu hơn về chức năng này của các gen có thể đóng góp những hiểu biết quan trong trong y học.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những nghiên cứu mới nhất của họ chỉ đặc trưng cho những loài giun tròn có vòng đời phù hợp với cơ chế thích nghi như vậy.
Giáo sư Gems cho biết: "Những phát hiện của nhóm nghiên cứu phù hợp với lý thuyết cũ rằng lão hóa cũng có một số lợi ích theo cách nào đó, vì chúng cho thấy cách làm tăng lượng thức ăn cho đồng loại bằng cách chết sớm có thể là một chiến lược khả thi. Tuy nhiên cái chết thích nghi chỉ có thể tiến hóa trong một số điều kiện đặc biệt, khi mà số lượng cá thể loài liên quan chặt chẽ với nhau và không trộn lẫn với những loài ngoại lai.
Vì vậy, có thể dự đoán điều này sẽ không áp dụng cho con người, thế nhưng dường như nó cũng xảy ra nhiều ở các quần thể vi sinh vật". Tiến sĩ Galimov giải thích thêm: "có vẻ như cái chết thích nghi có xảy ra với một số loại cá hồi, chúng sinh sản và chết với số lượng rất lớn ở thượng nguồn các dòng sông. Người ta đã chứng minh rằng xác cá hồi chết nuôi dưỡng cho cá con. Chúng ta gọi đây là một hình thức cái chết thích nghi để giảm sinh khối".
Nhóm nghiên cứu cho biết, các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo của họ sẽ tập trung vào các quần thể C. Elegans thực tế để kiểm chứng các hành vi được dự đoán bởi mô hình máy tính, và từ đó xây dựng các mô hình thực tế hơn để hiểu về cái chết thích nghi.
Ngọc Anh
Phát hiện hình khắc sinh vật 'nửa người nửa bọ ngựa' khổng lồ Các nhà nghiên cứu tại Iran tìm thấy hình khắc sinh vật nửa người nửa bọ ngựa có niên đại 4.000 - 40.000 năm ở vùng núi hẻo lánh. Tác phẩm độc đáo trên đá được phát hiện ở tỉnh Markazi thuộc miền trung Iran trong một cuộc khảo sát hình khắc từ năm 2017 đến năm 2018. Sau khi trông thấy hình...