Khả năng trở lại đà bán tháo
Thị trường chung trở lại xu hướng phục hồi với thanh khoản cải thiện, đà dẫn dắt đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu bất động sản, tâm lý thị trường chung đã trở nên ổn định trở lại.
Thị trường chứng khoán Mỹ bán tháo trong phiên giao dịch ngày thứ hai (13/5) khi Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng thuế đối với các sản phẩm trị giá 60 tỷ đô la Mỹ từ ngày 1/6, khiến người ta lo ngại rằng động thái “ăn miếng trả miếng” giữa hai quốc gia có thể quay trở lại và làm tổn thương hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ hai (13/5), chỉ số Dow Jones giảm 617,38 điểm (-2,38%), đóng cửa ở mốc 25.324,00 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 69,53 điểm (-2,41%) và đóng cửa ở mốc 2.811,87 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 262,40 điểm (-3,46%) và đóng cửa ở mốc 7.324,13 điểm.
Giá dầu WTI giảm trong phiên giao dịch ngày thứ hai và đóng cửa ở mốc 61,04USD/ thùng, tính chung tuần quá, giá dầu giảm 0,5%. Căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Mỹ – Trung Quốc tiếp tục tác động đến đà giảm của giá dầu.
Khả năng trở lại đà bán tháo
Đồ thị chỉ số VN-Index Nguồn Tradingview
Thị trường chung trở lại xu hướng phục hồi với thanh khoản cải thiện, đà dẫn dắt đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu bất động sản, tâm lý thị trường chung đã trở nên ổn định trở lại.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục phân hóa với đà tăng tập trung ở các mã cổ phiếu: BID, CTG, HDB, KLB, LPB, MBB, TCB, TPB, VCB, VIB, VPB trong khi sắc đỏ vẫn duy trì ở các mã cổ phiếu: STB, NVB, EIB, ACB.
Video đang HOT
Cổ phiếu OGC của CTCP Tập đoàn Đại Dương tăng trần và đóng cửa ở mốc 4.420 đồng/ cổ phiếu với thanh khoản đạt 2,6 triệu cổ phiếu. Động lực để cổ phiếu OGC tăng giá đến từ thông tin TAND Hà Nội ra quyết định hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Ocean Group.
Cổ phiếu NTL của CTCP Phát triển Đô thị Nhà Từ Liêm đóng cửa ở mức giá trần 24.400 đồng/ cổ phiếu với thanh khoản hơn 680 nghìn cổ phiếu. Thông tin NTL chia cổ tức 15% bằng tiền mặt đã thúc đẩy giá cổ phiếu NTL tăng mạnh.
Khối ngoại bán ròng 113,22 tỷ đồng trên sàn HSX và bán ròng 298,37 tỷ đồng trên sàn HNX. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: PDR (mua ròng 50,26 tỷ đồng), VNM (mua ròng 26,17 tỷ đồng), BVH (mua ròng 25,05 tỷ đồng), HVN (mua ròng 9,55 tỷ đồng), VCI (mua ròng 5,61 tỷ đồng). Ở chiều bán, khối ngoạibán ròng các mã HPG (bán ròng 49,44 tỷ đồng), VHM (bán ròng 38,33 tỷ đồng), VIC (bán ròng 23,71 tỷ đồng), HDB (bán ròng 23,65 tỷ đồng), VHC (bán ròng 15,06 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ hai (13/5), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 958,54 điểm, tăng 5,99 điểm ( 0,63%), giá trị giao dịch đạt 4,5 nghìn tỷ đồng với 162 mã tăng giá, 59 mã tham chiếu và 128 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 105,61 điểm, giảm 0,24 điểm (-0,23%) giá trị giao dịch đạt 636,95 tỷ đồng với 75 mã tăng, 61 mã tham chiếu, 69 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 55,25 điểm, tăng 0,10 điểm ( 0,18%) với 111 mã tăng, 40 mã tham chiếu và 68 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 243,44 tỷ đồng.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index trở lại đà phục hồi và lấp khoảng trống về giá (gap) trước đó. Điểm tích cực là chỉ số VN-Index đóng cửa trên đường SMA(200) dài hạn với thanh khoản cải thiện. Nếu tâm lý chung tiếp tục duy trì ổn định, chỉ số VN-Index có thể kiểm định lại mốc kháng cự quanh 971 điểm.
Tuy nhiên, những thông tin tiêu cực về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khả năng sẽ tạo tâm lý lo sợ và xuất hiện bán tháo ngay từ đầu phiên giao dịch.
Thị trường chứng khoán phái sinh
Bảng giá chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index diễn biến trái chiều. Hợp đồng đáo hạn tháng 5/2019 (VN30F1905) đóng cửa ở mốc 877,3 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 879 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 876,2 điểm, hợp đồng tháng 12/2019 (VN30F1912) đóng cửa ở mốc 878,7 điểm.
Thị trường chung phục hồi với lực cầu tập trung ở một số mã cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm VN30-Index, chỉ số VN-Index chinh phục thành công kháng cự dài hạn SMA (200). Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua (go long) các hợp đồng ngắn hạn và tiếp tục duy trì vị thế bán (go short) các hợp đồng dài hạn để phòng hộ cho danh mục chứng khoán cơ sở.
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán: Xác định chiến lược trong tháng 'Sell In May'
Đối với nhà đầu tư chứng khoán, dường như ai cũng biết câu nói "Sell in may and go away", nghĩa là nên bán hết cổ phiếu và dành thời gian nghỉ ngơi, tuy nhiên, thực tế có diễn ra theo đúng như vậy?
Chứng khoán tháng năm và câu chuyện "Sell In May"
Theo thống kê biến động của chỉ số VN-Index trong tháng năm từ năm 2001 tới nay, chỉ số VN-Index có 7 tháng tăng và 11 tháng giảm. Tháng tăng nhiều nhất là tháng 5/2009 tăng 28%, tháng giảm nhiều nhất là tháng 5/2011 giảm 12,23%.
Trong 5 năm trở lại đây kể từ năm 2013 khi chỉ số VN-Index đã bước sang xu hướng tăng dài hạn, đã có 3 năm chỉ số VN-Index tăng liên tiếp, phá bỏ lời nguyền "Sell in may" với thanh khoản cải thiện.
Năm gần nhất là tháng 5/2018, chỉ số VN-Index giảm 7,52% với thanh khoản giảm, đây được coi là tháng giảm mạnh nhất của chỉ số VN-Index trong cả năm 2018, tuy nhiên sau đó chỉ số VN-Index đã phục hồi trở lại và tạo đáy trong tháng 5/2018.
Tâm lý lo sợ "Sell in may" xảy ra khi thời điểm đó thị trường chung gần như thiếu đi động lực tăng trưởng, tâm lý chung đi vào vùng trống thông tin. Nguyên nhân có thể kể đến là: (i) Mùa đại hội cổ đông sẽ kết thúc trong tháng 5, mất đi những yếu tố bất ngờ để thúc đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng, (ii) Thị trường bước vào tình trạng định giá lại các nhóm cổ phiếu khi các doanh nghiệp đã công bố thông tin về kết quả kinh doanh năm trước và kế hoạch kinh doanh cho năm tài chính tiếp theo.
Tính từ đầu năm 2019 tới nay, chỉ số VN-Index hình thành xu hướng tăng trong quý 1/2019, sau đó điều chỉnh giảm từ 1011 điểm xuống 960 điểm (-5%) và hiện tại đang trong xu hướng đi ngang tích lũy với thanh khoản ảm đạm.
Đồ thị chỉ số VN-Index
Như vậy, xác suất biên độ giao động của chỉ số VN-Index dường như sẽ biến động trong xu hướng đi ngang trong biên độ hẹp với thanh khoản ở mức thấp hơn là có sự bứt phá mạnh trong tháng 5/2019.
Điểm tích cực là kì vọng dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường sau áp lực bán ở cuối tháng tư để tránh lãi margin trong kỳ nghỉ lễ dài. Như vậy, có khả năng những tuần đầu tháng 5/2019, thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện trở lại với sự tham gia của dòng tiền.
Đối với thị trường chứng khoán cơ sở, giá cổ phiếu đi ngang luôn tồn tại cơ hội giao dịch trong ngắn hạn với biên độ giao động đã được nhà đầu tư xác định thông qua các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Chiến lược lướt sóng cổ phiếu T có thể sẽ mang lại hiệu quả trong trường hợp này hơn là chiến lược mua và nắm giữ.
( ảnh minh họa)
Đối với thị trường phái sinh, các cổ phiếu trong nhóm VN30-Index, các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn và có sức ảnh hưởng nhất định như: SAB, VJC, MSN, MWG, FPT, GAS và nhóm cổ phiếu họ Vincom như VIC, VRE, VHM đang trong quá trình phục hồi và hình thành xu hướng mới. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua (go long) các hợp đồng dài hạn và nắm giữ tới khi đáo hạn.
Theo thegioitiepthi.vn
Cả thế giới chìm trong sắc đỏ, chứng khoán Việt Nam vẫn tăng mạnh Vn-Index hôm nay, 13.5, có một phiên lội ngược dòng khá tốt, trong khi tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới chìm trong sắc đỏ do lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Chứng khoán Việt Nam bơi ngược dòng thế giới Trước khi mở cửa phiên giao dịch ngày 13.5, thị trường bao phủ bởi...