Khả năng sử dụng công nghệ của Gen Z sẽ sớm ‘lỗi thời’ khi so sánh với Gen A
Thế hệ Millennials và Gen Z hiện đang chứng kiến những tiến bộ công nghệ mà những người ở thế hệ trước chỉ coi là khoa học viễn tưởng, từ sự ra đời của điện thoại cảm ứng như iPhone cho đến sự xuất hiện của ô tô tự lái như Tesla, v.v.
Và giờ đây, công nghệ AI tiếp tục kết nối với thế hệ tiếp theo, Gen A theo một cách thú vị…
Khả năng sử dụng công nghệ của Gen Z sẽ sớm “lỗi thời” khi so sánh với Gen A
Các nhà phân tích của Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America) từng khẳng định sự phát triển của AI sẽ định hình lại không chỉ nền kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ tới, mà còn cả một thế hệ công dân tương lai. Gen A hay còn là Gen Alpha là thuật ngữ thường để chỉ những người sinh từ năm 2012 đến giữa những năm 2020. Họ lớn lên trong một thế giới mà AI đang trở thành trợ lý học tập và đồng hành cùng sự phát triển của họ.
AI ĐÓNG VAI TRÒ NHƯ MỘT NGƯỜI TRỢ LÝ, NHÀ CỐ VẤN TRONG CUỘC SỐNG CỦA GEN A
“Chúng ta đang ở buổi bình minh của cuộc cách mạng nhân khẩu học Thế hệ A”, đây là một trong những điểm chính trong số 14 nghiên cứu AI gần đây của các chuyên gia tại Mỹ. “Mặc dù Gen Z là thế hệ mang những đặc điểm đột phá nhất hiện nay vì họ là thế hệ đầu tiên được sinh ra trong thế giới trực tuyến. Thế nhưng, các mô hình AI tiên tiến đang phát triển cùng với sự lớn lên từng ngày của các trẻ em trong thế hệ tiếp theo”.
Timothy Papandreou, cố vấn cho tổ chức nghiên cứu và phát triển của Alphabet, giải thích tại một sự kiện gần đây rằng AI sẽ dẫn đến sự chuyển đổi từ một thế hệ lập trình viên sang một thế hệ “những người tạo lệnh hoàn hảo” khi những đứa trẻ học cách biến AI thành một trợ lý thay họ làm việc suốt cuộc đời.
Video đang HOT
Gen A không cần có kỹ năng lập trình để sử dụng các mô hình AI, thay vào đó, họ chỉ cần điều hướng hoạt động của các hệ thống này bằng cách truyền tải lệnh thông qua các văn bản mô tả đơn giản để đạt được kết quả mong muốn. .
“Trẻ em bây giờ có AI làm trợ lý ngay từ khi sinh ra. Khi họ phát triển, AI sẽ phát triển cùng với họ. AI giúp họ biết mọi thứ họ cần biết, đồng thời, AI sẽ bên cạnh họ với tư cách là những người cố vấn”, Papandreou tuyên bố, đồng thời khẳng định Gen Z sẽ là “thế hệ cuối cùng không lớn lên cùng với AI”.
Theo Fortune, nếu Gen Z là thế hệ đầu tiên được sinh ra với internet và mạng xã hội và họ đã lo lắng về tương lai của mình, thì bây giờ, đến lượt Gen A, họ sẽ phải vật lộn với những tác động của tiến bộ công nghệ nhanh chóng và sự phát triển của AI có thể sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần không lường trước được. Chính vì vậy, các nhà phân tích của Ngân hàng Hoa Kỳ yêu cầu các quy định nghiêm túc từ các chính phủ để ngăn chặn các tình huống xấu nhất về mọi mặt đến thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đến từ Ngân hàng Hoa Kỳ cũng cho biết sự lớn lên của thế hệ thông thạo AI đầu tiên, Gen A, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuyển đổi nhanh chóng sang sử dụng công nghệ này. Peter Diamandis, người đồng sáng lập Đại học Singularity, thẳng thắn chia sẻ với ngân hàng đầu tư: “Sẽ có hai loại công ty vào cuối thập kỷ này: những công ty sử dụng hoàn toàn AI và những công ty sẽ phải dừng hoạt động kinh doanh”.
CẦN XÂY DỰNG HÀNH LANG ĐỂ BẢO VỆ GEN A KHỎI NHỮNG HIỂM HỌA CÔNG NGHỆ TRONG TƯƠNG LAI
Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về tác động tiềm ẩn của AI trên thị trường lao động, bao gồm những tác động rủi ro của AI đối với Gen A đến tuổi trưởng thành. Chính vì vậy, họ cho rằng cần phải có “AI Wranglers”—những người lập trình và quản lý giám sát các mô hình AI để chống lại những tác động tiêu cực của công nghệ trong tương lai “Chúng ta cần có quy định, đặc biệt là các nguyên tắc, tiêu chuẩn và rào cản đối với sự phát triển không kiểm soát của AI”.
Nell Watson, Chủ tịch của Văn phòng trí tuệ nhân tạo châu Âu, đã đưa ra những mô tả về các quy định trong tương lai có thể trông như thế nào. Bà cho biết một khuôn khổ toàn cầu để điều chỉnh AI là “không thể xảy ra”, nhưng các chiến lược khác nhau tại các khu vực để ngăn chặn các tình huống xấu nhất hiện đang được triển khai.
Bà giải thích: “Mỗi quốc gia đều đang thực hiện các cách tiếp cận khác nhau, từ giám sát và kiểm soát (Trung Quốc), đến hạn chế phần cứng/an ninh quốc gia (Mỹ), hay thực hiện luật riêng tư (EU)”.
Tuy nhiên, Watson cũng cho rằng “Ý thức tự điều chỉnh của các công ty AI cho đến nay vẫn chưa đủ và không đồng đều”. Nhưng công nghệ mới cũng không nên bị kiểm soát quá mức do sự hoảng loạn về đạo đức. Các quy định được đưa ra nên vừa đủ để đảm bảo an toàn vào ngăn chặn thảm họa, đồng thời không ảnh hưởng đến sự phát triển của những sáng kiến liên quan đến công nghệ AI…
Giải mã trào lưu Flex của Gen Z hot rần rần trên mạng xã hội
Trào lưu Flex của Gen Z đang là một hiện tượng văn hóa vô cùng phổ biến trên mạng xã hội hiện nay.
Khoe thành tựu, tài năng và ngoại hình đã trở thành một phong cách thể hiện sự tự tin và tạo niềm vui cho các thành viên trong thế hệ trẻ tuổi.
Từ Instagram đến TikTok, các nền tảng trực tuyến đã trở thành sân chơi cho Gen Z để thể hiện sự Flex và tạo dựng hình ảnh cá nhân.
Các nền tảng trực tuyến đã trở thành sân chơi cho Gen Z để thể hiện sự Flex. Ảnh: YouTube
Flex có nghĩa là siết cơ hoặc uốn cong một vật nào đó (theo từ điển tiếng Anh). Chẳng hạn như:
Flex your muscles. (Siết chặt cơ bắp của bạn).
He tried to impress her by flexing his huge muscles. (Anh ta cố gắng gây ấn tượng với cô ấy bằng cách bẻ cong những cơ bắp to khổng lồ của mình).
Thế nhưng ngày nay, Flex được các bạn trẻ sử dụng phổ biến, dù vậy chúng không còn là nghĩa gốc nữa. Chúng có một nghĩa mới chính là sự khoe khoang về bản thân hay khoe vật chất, tài sản có giá trị cao mà mình đang sở hữu.
Hiện tại, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các nội dung liên quan đến "flexing" trên các nền tảng mạng xã hội, chẳng hạn như việc khoe xe sang, khoe đồ hiệu, trình bày nhà sang chảnh,... Những câu như "Nhìn đây, chiều cao của tôi vượt trội đến mức có thể mặc quần LV thoải mái", hay "Tôi mới kiếm được một khoản tiền "khủng" từ dự án mới" là ví dụ.
Tại sao Flex lại bỗng nhiên trở thành trào lưu?
Bên cạnh "Flex là gì?" có lẽ bạn cũng đang thắc mắc tại sau chỉ một từ đơn giản như thế mà lại trở thành hot trend đúng không?
Thuật ngữ "Flex" lan rộng trong giới rap khi nhiều rapper nổi tiếng sử dụng nó trong các bài hát của họ. Một ví dụ điển hình là Ice Cube, người đã đưa ra xu hướng này qua bài hát "It was a good day". Các rapper Mỹ khác như Cardi B, Drake cũng đã sử dụng thuật ngữ này trong âm nhạc của mình. Tại Việt Nam, rapper 16 Typh cũng không ngoại lệ khi sử dụng "Flex" trong bài hát "Don't Waste My Time".
Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook cũng đã làm cho thuật ngữ này lan truyền rộng rãi hơn. Chúng ta có thể dễ dàng thấy những video khoe khoang giá trị của trang phục đang mặc, sự giàu có của gia đình, bạn bè và người thân qua các trào lưu như "Flex giá tiền của món đồ bạn đang sở hữu" hoặc "rich boy/rich girl check". Các trào lưu này thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích nghe hoặc nhìn người khác khoe khoang quá nhiều.
Ngoài ra, một cụm từ phổ biến khác là "weird flex but ok", có ý nghĩa là một khoe khoang kỳ quặc nhưng vẫn chấp nhận được./.
Flex quá hồn nhiên, coi chừng... lộ hết còn gì! Hiện là trào lưu được cộng đồng mạng hào hứng hưởng ứng, flex đem lại nhiều tiếng cười song nếu quá đà sẽ ảnh hưởng sự riêng tư, rò rỉ dữ liệu cá nhân. Flex chỉ nên dừng lại ở việc cung cấp thông tin, hình ảnh đáng yêu và không quá chi tiết - Ảnh: CTMH Hiểu ngắn gọn, flex là tự...