Khả năng miễn dịch đặc biệt trước COVID-19 sẽ giảm dần qua thời gian
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng những người đã mắc COVID-19 và tiêm vaccine sau khi khỏi bệnh, sẽ có miễn dịch “lai” hay miễn dịch “đặc biệt” với các loại biến thể của virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Israel cho thấy hàng rào “kép” này sẽ mất đi sức mạnh qua thời gian.
Nhân viên y tế Israel tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNtech cho người dân tại Jerusalem, ngày 20/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian để tìm hiểu cách thức biến thể Omicron né tránh kháng thể (vốn được tạo ra sau khi mắc COVID-19 hoặc tiêm vaccine phòng bệnh) như thế nào. Các kết quả nghiên cứu ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy việc tiêm phòng và miễn dịch đặc biệt này sẽ giúp bảo vệ phần nào trước nguy cơ lây nhiễm biến thể Omicron, thậm chí miễn dịch này còn bảo vệ hiệu quả hơn cả việc chỉ tiêm phòng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các bằng chứng trước đó chỉ ra rằng khả năng chống những biến thể khác của các vaccine sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, giới chức y tế các nước tin rằng người dân cần tiêm mũi tăng cường để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm biến thể Omicron. Hiện chưa rõ miễn dịch đặc biệt này có duy trì hiệu quả chống Omicron lâu hơn so với việc chỉ tiêm vaccine hay không.
Theo bằng chứng trong phòng thí nghiệm, những người có miễn dịch đặc biệt sẽ sở hữu lượng kháng thể trung hòa (một phần trong hàng rào miễn dịch chống virus SARS-CoV-2) cao hơn so với những người chỉ tiêm phòng hoặc từng lây nhiễm virus. Kháng thể trung hòa của những người có miễn dịch đặc biệt cũng có hiệu quả cao hơn so với những người mới chỉ tiêm phòng. Các dữ liệu nghiên cứu tại Israel còn cho thấy khả năng bảo vệ của miễn dịch đặc biệt cao hơn so với việc tiêm hai mũi vaccine.
Để đánh giá về năng lực bảo vệ của miễn dịch đặc biệt qua thời gian, các nhà nghiên cứu đã phân tích các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9/2021 đối với hơn 5,7 triệu người Israel. Các đối tượng nghiên cứu được chia làm 3 nhóm gồm: những người từng lây nhiễm và chưa tiêm phòng, những người đã phục hồi sau lây nhiễm và đã tiêm phòng; những đã tiêm được 2-3 liều vaccine và chưa mắc bệnh. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong thời gian nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm của mỗi nhóm đều tăng dần qua thời gian bất kể là họ đã tiêm phòng hay từng mắc bệnh. Đáng chú ý, tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng ở những người có miễn dịch đặc biệt. Mặc dù vậy, miễn dịch đặc biệt này vẫn tỏ ra hiệu quả hơn trong việc phòng bệnh. Cụ thể, những người đã mắc bệnh và tiêm một mũi vaccine sau khi phục hồi có tỷ lệ nhiễm virus thấp hơn 7 lần so với những người đã tiêm phòng mũi 2 khoảng 6-8 tháng trước khi nghiên cứu được tiến hành.
David Dowdy, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y tế công Johns Hopkins Bloomberg tại Baltimore, Maryland (Mỹ) lưu ý rằng mặc dù tỷ lệ lây nhiễm đột phá có thể cao hơn ở những người đã tiêm phòng, song tình trạng bệnh sau khi nhiễm virus lại ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa tiêm phòng. Hiện có quá ít dữ liệu để đưa ra kết luận về mức độ nghiêm trọng của bệnh đối với những người đã tiêm phòng nhưng vẫn nhiễm biến thể Omicron.
Theo chuyên gia thống kê Yair Goldberg của Viện Nghiên cứu Công nghệ Israel Technion, đồng tác giả nghiên cứu, số người mắc COVID-19 nghiêm trọng của mỗi nhóm cũng quá ít để có thể xác định mối liên hệ giữa nguồn miễn dịch và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó, do các tác giả nghiên cứu không lựa chọn ngẫu nhiên người tham gia vào từng nhóm, thống kê nhân khẩu học của những người tham gia có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm. Kết quả là sự khác biệt trong hành vi của các nhóm đã ảnh hưởng đến mức độ chính xác của số liệu.
Việc nghiên cứu được tiến hành trước khi biến thể Omicron được phát hiện có thể ảnh hưởng đến kết luận của các nhà khoa học. Chuyên gia Amit Huppert của Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Chính sách công Gertner tại Tel HaShomer, Israel nhấn mạnh các số liệu mới nhất cho thấy biến thể Omicron làm tăng nguy cơ tái lây nhiễm và tăng số ca nhiễm đột phá. Do đó, việc tăng cường miễn dịch hoặc đảm bảo miễn dịch đặc biệt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Theo các chuyên gia mặc dù các dữ liệu này sẽ giúp giới chức y tế xác định cơ chế tiêm phòng hiệu quả nhất, họ chưa nên điều chỉnh chính sách ngay vì số liệu còn quá ít. Thông điệp chính vẫn là đảm bảo mọi người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Thủ tướng Nhật Bản cam kết chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất của dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cam kết "chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất" khi đối phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, trong khi vẫn đẩy nhanh nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế nước này trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Kishida cảnh báo về các rủi ro mới, trong đó có việc biến thể Omicron đã xuất hiện ở hàng loạt các nước trên thế giới, bất chấp tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản đã cải thiện đáng kể. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ duy trì quan điểm thận trọng và khôn khéo". Thủ tướng Kishida cho biết kể từ mùa Hè năm nay, Nhật Bản đã bổ sung thêm 10.000 giường bệnh dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19, đồng thời hy vọng sẽ cấp phép sử dụng cho loại thuốc điều trị COVID-19 dạng uống vào cuối tháng này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida cũng nhắc lại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ rút ngắn khoảng cách giữa mũi tiêm thứ 2 và mũi tiêm tăng cường từ mức 8 tháng hiện nay xuống còn ít nhất 6 tháng nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho cộng đồng. Mặt khác, chính phủ sẽ bắt đầu phát hành chứng nhận điện tử cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine từ ngày 20/12.
Từ ngày 1/12, Nhật Bản đã bắt đầu tiêm mũi thứ ba của vaccine do hãng dược phẩm Pfizer-BioNTech phát triển cho các nhân viên y tế tuyến đầu, những người này đã tiêm mũi thứ hai ít nhất 8 tháng trước.
Hiện tại, vaccine Pfizer là vaccine duy nhất được chấp thuận là vaccine tiêm nhắc lại tại Nhật Bản. Tuy nhiên, chính phủ cho biết vaccine tăng cường có thể là một nhãn hiệu khác với hai mũi tiêm trước đó và vaccine của hãng Moderna cũng có thể được sử dụng để tiêm nhắc lại và tiêm kết hợp nếu được chấp thuận.
Israel tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi Ngày 22/11, Israel bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi nhằm bảo vệ nhóm đối tượng này trước mối đe dọa từ làn sóng lây nhiễm mới. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Ramat Hasharon, Israel, ngày 22/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Như vậy tính đến thời...