Kêu oan khi bị phạt 7 năm tù vì tham ô 11 triệu đồng
Nhân viên nói giữ 11 triệu đồng để đối trừ 10 triệu đồng công ty còn nợ mình. Tòa án cho rằng công ty nợ bị cáo là dân sự, bị cáo nợ công ty là hình sự và phải nhận 7 năm tù.
Vi phạm luật lao động
Ngày 11/6 tới, TAND tỉnh Quảng Ninh sẽ xét xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Trung Thắng (SN 1983) về tội “Tham ô tài sản”. Phiên tòa mở theo đơn kháng cáo kêu oan của ông Thắng.
Theo án sơ thẩm tuyên tháng 12/2019 của TAND TP Cẩm Phả, ông Thắng làm nhân viên kinh doanh cho Cty CP kim cơ khí Việt Mỹ (0% vốn nhà nước), có trách nhiệm thu tiền từ các đại lý trên địa bàn.
Năm 2018, Nguyễn Trung Thắng đã tự ý giữ lại hơn 11 triệu đồng tiền thu được, không nộp về Cty Việt Mỹ nhằm trừ tiền lương, công tác phí chưa được phía doanh nghiệp thanh toán. Viện kiểm sát cũng xác định, Việt Mỹ còn nợ Thắng hơn 10 triệu đồng.
Tòa án Cẩm Phả cho rằng, Việt Mỹ không trả lương cho bị cáo được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, lao động; việc bị cáo tự ý khấu trừ tiền hàng của Cty đã xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản, hoạt động kinh doanh… Vì vậy, Nguyễn Trung Thắng phải nhận 7 năm tù về tội tham ô tài sản.
Trong vụ án, bà Nguyễn Thị Thúy Loan – Giám đốc Việt Mỹ cung cấp băng ghi âm thể hiện 2 đại lý có đưa bị cáo Thắng gần 34 triệu đồng tiền hàng nhưng cũng bị chiếm đoạt. Điều tra sau đó xác định 2 đại lý này chưa giao tiền cho ông Thắng nên các luật sư đề nghị xử lý hành vi vu khống của bà Loan.
Về việc này, tòa án Cẩm Phả khẳng định, tội “Vu khống” chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại (tức bị cáo Thắng) nên bác yêu cầu từ phía luật sư.
Quá trình giải quyết vụ việc, tòa án Cẩm Phả cũng xác định Cty Việt Mỹ có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động nên đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Sở Lao động) TP Hà Nội xử lý.
Tháng 3/2020, Thanh tra Sở Lao động Hà Nội ra kết luận thể hiện, Việt Mỹ có hàng loạt vi phạm với bị cáo Nguyễn Trung Thắng như giữ bản gốc bằng đại học, giữ một phần lương hằng tháng; hợp đồng lao động bỏ trống nhiều mục; trả lương sai Bộ Luật lao động; không đưa tên ông Thắng vào sổ lương của Cty; không đóng bảo hiểm…
Thanh tra yêu cầu Cty Việt Mỹ phải cho Nguyễn Trung Thắng 20% chênh lệch lương thử việc và chính thức; trả tiền lương làm việc ngày nghỉ lễ; tiền làm việc ngày nghỉ hằng tuần; trả tiền lương các tháng 7, 8 năm 2018…
Có trường hợp tương tự
Luật sư Đinh Anh Tuấn – bào chữa cho Nguyễn Trung Thắng nhận định, tội tham ô tài sản áp dụng với người có chức vụ quyền hạn nhưng chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lý. Muốn xác định bị cáo có lỗi hay không phải căn cứ hợp đồng lao động, nội quy lao động, bảng lương…
“Tòa sơ thẩm tách biệt thô thiển quan hệ lao động, dân sự ra khỏi pháp luật hình sự là không đảm bảo khách quan, toàn diện khi nhận định về hành vi của bị cáo, dẫn tới làm oan cho bị cáo” – luật sư Tuấn nói.
Đáng chú ý, luật sư Đinh Anh Tuấn cho biết đã nộp cho TAND tỉnh Quảng Ninh thông báo kết quả giải quyết tin báo tội phạm và thông báo không khởi tố vụ án của Công an huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).
Video đang HOT
Nội dung 2 tài liệu này thể hiện, Cty Việt Mỹ tố cáo nhân viên tên T. (ở Phú Thọ) đã chiếm đoạt hơn 27 triệu đồng tiền thu được từ các đại lý. Ông T. cho biết giữ lại tiền để yêu cầu Việt Mỹ phải trả tiền lương và bằng đại học cho mình. Vì vậy, cơ quan điều tra huyện Cẩm Khê bác đơn tố giác tội phạm của Việt Mỹ và ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Luật sư Đinh Anh Tuấn đánh giá, hành vi của ông T. cơ bản giống hành vi của Nguyễn Trung Thắng. Vì vậy, theo nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật, nếu ông T. không bị xác định phạm tội, cũng không thể nhận định Thắng phạm tội.
Luật sư Tuấn nói thêm, Cty Việt Mỹ đang nợ bị cáo Thắng hơn 10 triệu đồng, gần bằng 11 triệu đồng ông Thắng giữ của doanh nghiệp này. Do đó, cần cho 2 bên đối trừ các khoản công nợ thay vì phạt bị cáo này 7 năm tù vì tham ô 11 triệu đồng.
- Tháng 10/2019, TAND TP Cần Thơ phạt Nguyễn Văn Minh – nguyên Chi cục trưởng thi hành án quận Ninh Kiều 3 năm tù vì tham ô 135 triệu đồng.
- Tháng 2/2020, TAND TP Hà Nội phạt Trần Anh Văn – nguyên Kế toán Viện nghiên cứu con người án 10 năm tù vì tham ô 1,1 tỷ đồng.
- Tháng 2/2020, TAND TP.HCM phạt Lê Quyết Thắng – nhân viên Tổng Cty Bảo Minh (51% vốn nhà nước) án 4 năm tù vì tham ô 270 triệu đồng.
Mẹ tử tù Hồ Duy Hải và 12 mùa xuân đợi con
Những ngày này, khi những người con xa nhà trở về quê đón Tết sum vầy bên gia đình thì căn nhà bà Loan vẫn thiếu vắng đứa con trai mà bà mòn mỏi kêu oan 12 năm ròng.
"Tôi mong Hải được cho về ăn Tết để cả nhà đoàn tụ, có bữa cơm sum vầy. 12 năm nó ở trong trại giam là từng đó thời gian tôi không hề có mùa xuân", bà Nguyễn Thị Loan (55 tuổi, mẹ của Hồ Duy Hải) nói với Zing.vn.
Khi Tết đến bên thềm nhà, hy vọng của bà Loan vụt tắt khi Hải vẫn ở trong trại giam dù đã có quyết định kháng nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm. "Vậy là con tôi không về Tết này rồi", giọng bà Loan nấc lên.
12 năm kêu oan
12 năm qua, như một phản xạ tự nhiên, hễ bà Loan có dịp gặp ai hỏi đến chuyện của con trai là bà cứ thế tuôn ra không ngơi nghỉ. Những tập hồ sơ gồm đơn kêu oan, các biên bản trả lời của các cơ quan... được bà Loan in ra từng chồng dày cộm, gặp ai cũng phát với mong muốn có thêm hy vọng minh oan cho đứa con trai.
Từ một người phụ nữ ít ăn học, ngại đụng chạm, không biết gì về pháp luật, vậy mà 12 năm gõ cửa kêu oan cho Hồ Duy Hải khiến bà trở nên rành rọt pháp luật và có phần "hung dữ".
"Ngày Hải bị bắt, nó là một thanh niên 23 tuổi đầy sức sống, ôm tấm bằng tốt nghiệp với nhiều hoài bão. Chỉ 6 tháng sau đó tôi đến trại giam gặp con thì nó trông tiều tụy. 12 năm trong lao tù, đời người có bao nhiêu lần 12 năm...", bà Loan nghẹn ngào.
Theo lời người mẹ, tối 13/1/2008, hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man thì 2 tháng sau, Hải bị triệu tập đến để hỏi về việc cá độ bóng đá. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, Hải bị khởi tố, bắt giam về tội Giết người, liên quan đến vụ án rúng động dư luận đó.
"Con tôi lãnh bản án oan nghiệt quá", bà Loan quả quyết.
Sức lực bà Loan gần như cạn kiệt sau 12 năm kêu oan cho con trai. Ảnh: An Huy.
Vào ngày xảy ra chuyện, Hải vẫn sinh hoạt bình thường ở nhà, không có bất kỳ điều gì bất thường. Vậy nên người mẹ luôn tin rằng đứa con của mình không dính líu về vụ án dã man kia.
12 năm, bà Loan không đếm nổi đã có mấy trăm lần bà đi về giữa Long An và Hà Nội để kêu oan cho con. Có khi một tuần vừa về bà lại đi, rồi ở tận mấy tháng ở Thủ đô.
Ban đầu bà hy vọng minh oan cho con sẽ sớm có kết quả vì bản thân bà nghĩ những chứng cứ trong hồ sơ đều chứng minh Hải không phải là hung thủ. Thế nhưng, chuỗi ngày khiếu nại kéo dài ra.
Không biết hành trình chừng nào kết thúc nên bà tằn tiện đủ mọi chi phí. Ở Hà Nội, bà Loan thuê xe đạp để di chuyển. Ngày nào cũng đạp xe từ cơ quan này sang cơ quan nọ, chạy đến nhà những người bà nghĩ sẽ giúp được con trai.
Trong khi trò chuyện với phóng viên, giọng bà Loan nhiều lần run rẩy, hai bàn tay bà thi thoảng quéo lại.
"Chừng ấy năm, một bên ngực tôi treo bản giám định dấu vân tay của Hải, một bên gắn tấm ảnh của con trai. Chỉ riêng chứng cứ dấu vân tay cũng chứng minh hung thủ không phải nó. Vậy mà tôi đi kêu oan cho con ròng rã 12 năm. Thử hỏi người mẹ nào không bức xúc".
Sức mạnh tình thân
Nhìn vào bà Loan với hành trình kêu oan 12 năm cho con, không ai ngạc nhiên bởi đó là tình mẫu tử thiêng liêng, không người mẹ nào đành lòng bỏ rơi con mình. Bên câu chuyện kêu oan của bà Loan, còn có cả tình thân của gia đình này trong biến cố.
Bà Nguyễn Thị Rưỡi, dì ruột của Hồ Duy Hải, người đồng hành gần như xuyên suốt chặng đường đẫm nước mắt của bà Loan.
Bà Rưỡi đồng hành suốt chặng đường với bà Loan. Ảnh: An Huy.
"Bản án của Hải quá oan nên tôi hạ quyết tâm đi kêu oan cho cháu đến hơi thở cuối cùng. Ngục tối lao tù gặm nhấm 12 năm thanh xuân của cháu tôi, quá uất ức", bà Rưỡi nói và cho biết điều đau lòng nhất là bà Ngoại của Hải khi nghe tin cháu bị bắt đã suy sụp, nằm một chỗ suốt 12 năm.
Những lần ra Hà Nội kêu oan, bà Rưỡi kể nhiều lần hai chị em thuê cái phòng chen chúc nằm xếp lớp tới 20 người cho rẻ. Địa điểm nào cần đến mà có thể đi bộ thì bà và em gái đi bộ, hoặc đi xe buýt, thuê xe đạp.
Bà Loan vốn nhỏ người, cộng thêm thời gian kêu oan cho Hải đã lấy mất nhiều phần sức khỏe khiến người phụ nữ này nhiều lần ngất xỉu khi đi gõ cửa kêu oan. Do vậy, có những ký ức bà Rưỡi phải ghi nhớ dùm em gái.
"Nhớ lại mà cười ra nước mắt, tôi và nó (bà Loan - PV) có lần lên máy bay mà không ra người ngợm, 12 con giáp chớ tụi tôi không giống con nào hết. Bà ngoại thằng Hải thì già rồi, đi kêu oan cho cháu mà cứ sợ có khi nào mẹ mất mà mình đang trôi nổi ở miền Bắc", bà Rưỡi vừa nói vừa cười chua chát.
Không chỉ bà Rưỡi, mấy chị em gái của bà Loan cũng hợp sức đồng lòng, góp tiền của cùng mẹ của Hải kêu oan.
"Cả dòng họ đồng quan điểm, cùng kêu oan cho Hải đến hơi thở cuối cùng. Bán đất tới bán nhà, thậm chí bần cùng là bán vé số tôi cũng chấp nhận, cơm rau cháo chợ vẫn kêu oan cho Hải", người dì kiên quyết.
Mấy năm nay, song song với việc kêu oan cho con trai, bà Loan đều tìm đến tận nhà những người được trả tự do sau khi kết án oan nhiều năm để thăm hỏi, điển hình là ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long.
"Tôi nghe ai bị oan được thả tôi mừng lắm, bằng mọi giá cũng phải tới thăm để hỏi tình hình. Ông Chấn có chúc tôi sớm sum họp gia đình, tôi mong mỏi dữ lắm", bà Loan bày tỏ.
Bà Loan và bà Rưỡi ngồi trò chuyện với phóng viên. Ảnh: An Huy.
12 năm, khoảng thời gian mà người ta có thể sinh ra rồi nuôi lớn một đứa trẻ đến khi học cấp 2 cũng chính là số năm mà bà Loan bỏ quên sức khỏe, vật chất để mong minh oan cho đứa con trai duy nhất. Những lần thấy mấy đứa cháu trai trạc tuổi Hải về nhà, bà suýt nhận nhầm con mình. Nỗi nhớ thương con đã vắt kiệt sức lực của người phụ nữ nhỏ bé.
Từ ngày nghe tin VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị hủy 2 bản án tử hình để điều tra lại, người thân Hải vui mừng đến không ngủ được, trong lòng nôn nao, khấp khởi hy vọng.
"Đoạn đường 12 năm tôi đánh đổi rất nhiều, nhưng tôi không tiếc nuối gì. Nghĩ đến cảnh con mình quá khổ ở chốn lao tù, ở trong bóng tối biệt giam, tôi quyết tâm kêu oan cho con đến cùng. Tôi vui mừng khi nhận được kháng nghị hủy án, nhưng đã kháng nghị rồi thì phải thả con trai tôi về sớm, sao đến giờ vẫn lặng im?", bà Loan sốt ruột.
Những ngày này, khi những người con xa nhà về quê đón Tết sum vầy bên gia đình thì căn nhà bà Loan vẫn thiếu vắng đứa con mà bà mòn mỏi kêu oan suốt 12 năm ròng. Với người mẹ này, Tết vẫn chưa đến.
Ngày 13/1/2008, hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết.
Hai tháng sau, ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải bị bắt. Hồ sơ thể hiện Hải là hung thủ duy nhất.
Ngày 1/12/2008, TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm, tuyên án tử hình Hồ Duy Hải. Đến ngày 28/4/2009, TAND Tối cao xét xử phúc thẩm giữ nguyên án tử hình với bị cáo này.
Đầu tháng 12/2014, Hội đồng thi hành án tỉnh Long An có quyết định thi hành án đối với Hồ Duy Hải. Sau đó, Văn phòng Chủ tịch nước truyền đạt ý kiến Chủ tịch nước tạm hoãn thi hành án với tử tù Hồ Duy Hải cho đến nay.
Ngày 28/11/2019, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Tối cao xử giám đốc thẩm theo hướng hủy 2 bản án để điều tra lại.
Theo danviet.vn
Vợ ông Lương Hữu Phước lần đầu chia sẻ sau cái chết của chồng Ngay sau khi TAND Cấp cao tại TP.HCM có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ việc liên quan đến ông Lương Hữu Phước, phóng viên Dân Việt đã quay trở lại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và có cuộc trò chuyện với bà Lê Thị Tư (vợ ông Phước). Bà Lê Thị Tư, vợ ông Lương Hữu Phước cung cấp các...